Hành lang pháp lý mới cho doanh nghiệp FDI
Đã có nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ kinh doanh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, phân phối và các hoạt động khác, về thị trường bán lẻ.
Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản là hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và các hoạt động khác được quy định trong Chương IV, Chương V Luật Thương mại, thể hiện cụ thể các cam kết của Việt Nam về mở rộng thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các cá nhân tổ chức liên quan đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài việc thực hiện Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật liên quan.
Nghị định này cũng quy định các điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan tại Việt Nam như:
- Là các nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết, tham gia điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan;
- Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong Điều ước quốc tế;
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở rộng thị trường, pháp luật của Việt Nam;
- Được Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Ngoài ra Nghị định còn có quy định ngoại lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài đến từ quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ điều ước, Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
UBND cấp tỉnh cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại. Có một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt động liên quan mới vào Việt Nam, cơ quan quản lý đầu tư lấy ý kiến Bộ Thương mại và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu được Bộ Thương mại chấp thuận, trong trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh;
- Đối với nhà đầu tư chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất, nhập khẩu hoặc chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa trong các cam kết của Việt Nam cấp hoặc bổ sung, không cần chấp thuận Bộ Thương mại;
- Doanh nghiệp đã có quyền phân phố đã được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, việc lập thêm cơ sở bán lẻ do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Về quy trình cấp giấy phép, Nghị định có quy định các doanh nghiệp phải nộp đủ 03 bộ hồ sơ, một bộ gốc cho UBND cấp tỉnh nơi đóng trụ sở chính, trong 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại, và trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.
Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh thì thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan cấp phép có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Điều ước quốc tế, luật pháp Việt Nam.
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ cũng dành một chương quy định riêng về thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở bán lẻ, theo đó hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ cũng gồm 3 bộ, một bộ gốc gửi cho UBND cấp tỉnh nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
Và trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến lên Bộ Thương mại, thời hạn cấp giấy phép cũng là 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ thương mại, UBND cấp tỉnh quyết định việc cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ, chậm nhất không quá 30 ngày.
Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ kinh doanh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, phân phối và các hoạt động khác, về thị trường bán lẻ.
Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản là hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và các hoạt động khác được quy định trong Chương IV, Chương V Luật Thương mại, thể hiện cụ thể các cam kết của Việt Nam về mở rộng thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các cá nhân tổ chức liên quan đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài việc thực hiện Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật liên quan.
Nghị định này cũng quy định các điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan tại Việt Nam như:
- Là các nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết, tham gia điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan;
- Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong Điều ước quốc tế;
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở rộng thị trường, pháp luật của Việt Nam;
- Được Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Ngoài ra Nghị định còn có quy định ngoại lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài đến từ quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ điều ước, Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
UBND cấp tỉnh cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại. Có một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt động liên quan mới vào Việt Nam, cơ quan quản lý đầu tư lấy ý kiến Bộ Thương mại và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu được Bộ Thương mại chấp thuận, trong trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh;
- Đối với nhà đầu tư chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất, nhập khẩu hoặc chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa trong các cam kết của Việt Nam cấp hoặc bổ sung, không cần chấp thuận Bộ Thương mại;
- Doanh nghiệp đã có quyền phân phố đã được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, việc lập thêm cơ sở bán lẻ do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Về quy trình cấp giấy phép, Nghị định có quy định các doanh nghiệp phải nộp đủ 03 bộ hồ sơ, một bộ gốc cho UBND cấp tỉnh nơi đóng trụ sở chính, trong 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại, và trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.
Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh thì thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan cấp phép có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Điều ước quốc tế, luật pháp Việt Nam.
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ cũng dành một chương quy định riêng về thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở bán lẻ, theo đó hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ cũng gồm 3 bộ, một bộ gốc gửi cho UBND cấp tỉnh nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
Và trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến lên Bộ Thương mại, thời hạn cấp giấy phép cũng là 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ thương mại, UBND cấp tỉnh quyết định việc cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ, chậm nhất không quá 30 ngày.