Hành trình phát triển doanh nghiệp
Thay đổi về mục tiêu phát triển, chiến lược, về quản lý là các bước trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp
Phát triển doanh nghiệp là hành trình thay đổi từ kết quả của quá trình tìm cách trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để thực hiện công việc tốt hơn, để đạt hiệu quả cao hơn?” theo từng ngày, từng tháng, từng năm… từ chính trái tim và khối óc của toàn thể cán bộ nhân viên.
Xây dựng mô hình
Lúc khởi nghiệp, doanh nghiệp chỉ có vài người, thông thường gồm có chồng, vợ và một số người thân. Quan hệ ruột thịt, tin tưởng lẫn nhau, ai thấy tiện việc gì thì làm việc nấy, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ bán hàng cho đến việc quét dọn văn phòng…
Sau vài tháng, có nhiều khách hàng, công việc cũng theo đó mà tăng lên. Cách làm cũ hình như không còn phù hợp, nhiều bất cập xảy ra, công việc quá tải, thời gian giao hàng chậm... Nhìn thấy vấn đề, mọi người họp lại, phân chia trách nhiệm, mỗi người phụ trách một số công việc, và tuyển thêm người. Càng ngày, tỷ lệ những người có quan hệ ruột thịt trong doanh nghiệp càng ít đi.
Tiếp tục, sau khoảng vài năm, lượng khách hàng tiếp tục tăng, công việc nhiều lên, cơ sở vật chất và quy mô doanh nghiệp bị giới hạn, không đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Nhờ vào khoản lợi nhuận tích lũy, vay thêm vốn ngân hàng, hoặc kêu gọi một số người bạn góp vốn, doanh nghiệp tiến hành mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, tuyển thêm người có năng lực vào làm việc, sắp xếp lại nhân sự, đào tạo cán bộ nhân viên…
Xã hội phát triển, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh hơn, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, đa dạng hơn, cạnh tranh ngày một quyết liệt, áp lực của nhà đầu tư ngày một nhiều… Dừng lại có nghĩa là thụt lùi, kinh doanh chỉ có một con đường duy nhất là tiến về phía trước. Trên tinh thần đó, doanh nghiệp cố gắng để phát triển liên tục, mở rộng quy mô, tăng thu nhập cho người lao động...
Theo từng thời điểm, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng lại chiến lược, điều chỉnh mô hình quản lý, đầu tư cho đội ngũ nhân sự, tạo môi trường làm việc tốt để người lao động trở thành tài sản và đóng góp lớn hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Thay đổi về mục tiêu phát triển, chiến lược, về quản lý là các bước trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Thay đổi được xem là phương thức để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Qua trải nghiệm, doanh nghiệp nhận thấy những thay đổi mang tính đơn lẻ sẽ không thành công.
Sự thay đổi được chọn là một trong những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Tất cả cán bộ nhân viên cùng nhau thay đổi, từ suy nghĩ đến hành động, trong đó người đứng đầu doanh nghiệp luôn ở vị trí tiên phong. Bắt đầu mỗi ngày làm việc, mọi người trong doanh nghiệp luôn tìm lời giải cho câu hỏi: “Làm thế nào để thực hiện công việc tốt hơn, để đạt hiệu quả cao hơn?”.
Sau mỗi năm, doanh nghiệp tiến hành khảo sát, đánh giá lại để tìm ra bức tranh thực về mình, để từ đó đề ra giải pháp phù hợp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn với mục tiêu tối đa hóa sự đóng góp của cán bộ nhân viên, tối đa hóa giá trị gia tăng cho khách hàng...
Sau mỗi 2-5 năm (tùy thuộc từng doanh nghiệp và những biến đổi của môi trường kinh doanh), doanh nghiệp tiến hành thay đổi lớn - mang tính đột phá - xây dựng chiến lược phát triển mới với mục tiêu là nắm bắt cơ hội mới, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, tối đa hóa giá trị dài hạn của doanh nghiệp. Cùng với thời gian, với những thay đổi, doanh nghiệp từng bước lớn lên cả về lượng lẫn về chất.
Trong quá trình thay đổi, doanh nghiệp luôn chọn cách đi từ gốc đến ngọn. Mỗi lần đến thăm khách hàng, đối tác, nghiên cứu sự thành bại của các đơn vị khác, doanh nghiệp nhận ra rằng không có gì tệ hại cho sự phát triển bằng một chiến lược tồi với mô hình quản lý tốt.
Từ đó, doanh nghiêp ưu tiên cho việc xây dựng chiến lược. Tất cả mọi hành động của doanh nghiệp, cụ thể là mô hình quản lý, đội ngũ nhân sự đều hướng đến việc hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược đề ra. Khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp luôn xem trọng hai yếu tố nhanh và bền vững.
Xây dựng chiến lược
Bằng sự trải nghiệm trong quá trình đi tìm cội nguồn của mọi vấn đề, doanh nghiệp nhận ra rằng có con người đúng và sử dụng đúng con người thì mọi thứ sẽ đúng. Doanh nghiệp luôn xem trọng việc lựa chọn những người tham gia hoạch định chiến lược.
Một chiến lược đúng thì các thành tố cấu thành chiến lược phải đúng (từ mục tiêu cho đến việc chọn hướng đi, cách thức đi, những nguồn lực cần thiết và phương thức vận hành chiến lược theo từng giai đoạn sao cho phù hợp).
Trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp luôn “đứng trên đỉnh núi” để nhìn bao quát mọi vấn đề. Không ôm đồm mọi thứ, doanh nghiệp xác định rõ: làm cái gì và không làm cái gì, cái nào cần ưu tiên, bước nào là nền tảng cho các bước tiếp theo, các nguồn lực được phân bổ như thế nào cho phù hợp…
Mô hình chiến lược được doanh nghiệp chọn theo dạng mở, luôn điều chỉnh theo sát thực tế, theo những thay đổi của môi trường kinh doanh. Trong quá trình thực hiện chiến lược mới, các công đoạn như giám sát, phản hồi rất được doanh nghiệp chú trọng.
Kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề phác thảo và vận hành chiến lược, doanh nghiệp luôn biết điều chỉnh mô hình quản lý cho phù hợp với chiến lược. Doanh nghiệp tiến hành phân tích quy trình tạo nên giá trị gia tăng để biết được đâu là chi phí tốt (chi phí mang lại giá trị cho khách hàng, tạo ra lợi nhuận). Song song là việc xác định tuyến đầu, tuyến hỗ trợ trong quy trình tạo nên giá trị gia tăng.
Từ đó, doanh nghiệp tìm cách loại bỏ dần các khoản lãng phí, phân công, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh, bản mô tả công việc, thay đổi các thể chế thông qua việc rà soát, hợp lý hóa từ các quy trình công việc đến các quy chế, quy định…
Dù mọi thứ đã tốt, nhưng doanh nghiệp luôn xem trọng việc kiểm soát để đạt được mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra. Doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ giữa quy trình kiểm soát, hệ thống kiểm soát và cơ cấu trách nhiệm, và luôn gắn chặt ba yếu tố này với mục tiêu kinh tế, với tiềm năng con người, và với cơ cấu tổ chức. Doanh nghiệp khuyến khích toàn thể cán bộ nhân viên tham gia vào việc kiểm soát. Những việc quan trọng, ảnh hướng lớn đến kết quả kinh doanh luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Trong quá trình kiểm soát, doanh nghiệp tập trung từ phần gốc đến phần ngọn. Tìm chỗ sai để sửa chữa là chưa đủ. Quan trọng hơn, doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào con người, tạo ra đội ngũ có năng lực để tạo ra kết quả tốt, để làm đúng ngay từ đầu, để tự kiểm soát công việc của mình.
Với cách làm này, doanh nghiệp có một chiến lược hiệu quả, mô hình quản lý phù hợp, đội ngũ nhân sự tinh gọn, phản ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn, nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng, vượt xa đối thủ cạnh tranh. Thành công, nhưng doanh nghiệp không tự mãn và các nhân viên luôn ý thức: “thành công của ngày hôm nay không có gì đảm bảo cho sự thành công của ngày mai”.
Năm 2010, khủng hoảng sắp qua, doanh nghiệp tiếp tục “soi gương” để điều chỉnh chiến lược, chính sách, mô hình quản lý cho phù hợp với bối cảnh mới, tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới với một niềm tin mãnh liệt về hoài bão, sứ mệnh và triết lý kinh doanh mà mình đã chọn.
Mỗi ngày, nhìn thấy toàn thể cán bộ nhân viên miệt mài làm việc, nghĩ ra những cái mới, xem công ty là ngôi nhà thứ hai của mình, lời hứa thương hiệu không chỉ đơn thuần được cam kết bởi ban lãnh đạo, mà được nâng đỡ bằng chính văn hóa doanh nghiệp, bằng niềm tự hào của toàn thể cán bộ nhân viên. Đó là một doanh nghiệp hạnh phúc!
Đỗ Thanh Năm (TBKTSG)
Xây dựng mô hình
Lúc khởi nghiệp, doanh nghiệp chỉ có vài người, thông thường gồm có chồng, vợ và một số người thân. Quan hệ ruột thịt, tin tưởng lẫn nhau, ai thấy tiện việc gì thì làm việc nấy, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ bán hàng cho đến việc quét dọn văn phòng…
Sau vài tháng, có nhiều khách hàng, công việc cũng theo đó mà tăng lên. Cách làm cũ hình như không còn phù hợp, nhiều bất cập xảy ra, công việc quá tải, thời gian giao hàng chậm... Nhìn thấy vấn đề, mọi người họp lại, phân chia trách nhiệm, mỗi người phụ trách một số công việc, và tuyển thêm người. Càng ngày, tỷ lệ những người có quan hệ ruột thịt trong doanh nghiệp càng ít đi.
Tiếp tục, sau khoảng vài năm, lượng khách hàng tiếp tục tăng, công việc nhiều lên, cơ sở vật chất và quy mô doanh nghiệp bị giới hạn, không đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Nhờ vào khoản lợi nhuận tích lũy, vay thêm vốn ngân hàng, hoặc kêu gọi một số người bạn góp vốn, doanh nghiệp tiến hành mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, tuyển thêm người có năng lực vào làm việc, sắp xếp lại nhân sự, đào tạo cán bộ nhân viên…
Xã hội phát triển, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh hơn, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, đa dạng hơn, cạnh tranh ngày một quyết liệt, áp lực của nhà đầu tư ngày một nhiều… Dừng lại có nghĩa là thụt lùi, kinh doanh chỉ có một con đường duy nhất là tiến về phía trước. Trên tinh thần đó, doanh nghiệp cố gắng để phát triển liên tục, mở rộng quy mô, tăng thu nhập cho người lao động...
Theo từng thời điểm, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng lại chiến lược, điều chỉnh mô hình quản lý, đầu tư cho đội ngũ nhân sự, tạo môi trường làm việc tốt để người lao động trở thành tài sản và đóng góp lớn hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Thay đổi về mục tiêu phát triển, chiến lược, về quản lý là các bước trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Thay đổi được xem là phương thức để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Qua trải nghiệm, doanh nghiệp nhận thấy những thay đổi mang tính đơn lẻ sẽ không thành công.
Sự thay đổi được chọn là một trong những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Tất cả cán bộ nhân viên cùng nhau thay đổi, từ suy nghĩ đến hành động, trong đó người đứng đầu doanh nghiệp luôn ở vị trí tiên phong. Bắt đầu mỗi ngày làm việc, mọi người trong doanh nghiệp luôn tìm lời giải cho câu hỏi: “Làm thế nào để thực hiện công việc tốt hơn, để đạt hiệu quả cao hơn?”.
Sau mỗi năm, doanh nghiệp tiến hành khảo sát, đánh giá lại để tìm ra bức tranh thực về mình, để từ đó đề ra giải pháp phù hợp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn với mục tiêu tối đa hóa sự đóng góp của cán bộ nhân viên, tối đa hóa giá trị gia tăng cho khách hàng...
Sau mỗi 2-5 năm (tùy thuộc từng doanh nghiệp và những biến đổi của môi trường kinh doanh), doanh nghiệp tiến hành thay đổi lớn - mang tính đột phá - xây dựng chiến lược phát triển mới với mục tiêu là nắm bắt cơ hội mới, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, tối đa hóa giá trị dài hạn của doanh nghiệp. Cùng với thời gian, với những thay đổi, doanh nghiệp từng bước lớn lên cả về lượng lẫn về chất.
Trong quá trình thay đổi, doanh nghiệp luôn chọn cách đi từ gốc đến ngọn. Mỗi lần đến thăm khách hàng, đối tác, nghiên cứu sự thành bại của các đơn vị khác, doanh nghiệp nhận ra rằng không có gì tệ hại cho sự phát triển bằng một chiến lược tồi với mô hình quản lý tốt.
Từ đó, doanh nghiêp ưu tiên cho việc xây dựng chiến lược. Tất cả mọi hành động của doanh nghiệp, cụ thể là mô hình quản lý, đội ngũ nhân sự đều hướng đến việc hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược đề ra. Khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp luôn xem trọng hai yếu tố nhanh và bền vững.
Xây dựng chiến lược
Bằng sự trải nghiệm trong quá trình đi tìm cội nguồn của mọi vấn đề, doanh nghiệp nhận ra rằng có con người đúng và sử dụng đúng con người thì mọi thứ sẽ đúng. Doanh nghiệp luôn xem trọng việc lựa chọn những người tham gia hoạch định chiến lược.
Một chiến lược đúng thì các thành tố cấu thành chiến lược phải đúng (từ mục tiêu cho đến việc chọn hướng đi, cách thức đi, những nguồn lực cần thiết và phương thức vận hành chiến lược theo từng giai đoạn sao cho phù hợp).
Trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp luôn “đứng trên đỉnh núi” để nhìn bao quát mọi vấn đề. Không ôm đồm mọi thứ, doanh nghiệp xác định rõ: làm cái gì và không làm cái gì, cái nào cần ưu tiên, bước nào là nền tảng cho các bước tiếp theo, các nguồn lực được phân bổ như thế nào cho phù hợp…
Mô hình chiến lược được doanh nghiệp chọn theo dạng mở, luôn điều chỉnh theo sát thực tế, theo những thay đổi của môi trường kinh doanh. Trong quá trình thực hiện chiến lược mới, các công đoạn như giám sát, phản hồi rất được doanh nghiệp chú trọng.
Kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề phác thảo và vận hành chiến lược, doanh nghiệp luôn biết điều chỉnh mô hình quản lý cho phù hợp với chiến lược. Doanh nghiệp tiến hành phân tích quy trình tạo nên giá trị gia tăng để biết được đâu là chi phí tốt (chi phí mang lại giá trị cho khách hàng, tạo ra lợi nhuận). Song song là việc xác định tuyến đầu, tuyến hỗ trợ trong quy trình tạo nên giá trị gia tăng.
Từ đó, doanh nghiệp tìm cách loại bỏ dần các khoản lãng phí, phân công, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh, bản mô tả công việc, thay đổi các thể chế thông qua việc rà soát, hợp lý hóa từ các quy trình công việc đến các quy chế, quy định…
Dù mọi thứ đã tốt, nhưng doanh nghiệp luôn xem trọng việc kiểm soát để đạt được mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra. Doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ giữa quy trình kiểm soát, hệ thống kiểm soát và cơ cấu trách nhiệm, và luôn gắn chặt ba yếu tố này với mục tiêu kinh tế, với tiềm năng con người, và với cơ cấu tổ chức. Doanh nghiệp khuyến khích toàn thể cán bộ nhân viên tham gia vào việc kiểm soát. Những việc quan trọng, ảnh hướng lớn đến kết quả kinh doanh luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Trong quá trình kiểm soát, doanh nghiệp tập trung từ phần gốc đến phần ngọn. Tìm chỗ sai để sửa chữa là chưa đủ. Quan trọng hơn, doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào con người, tạo ra đội ngũ có năng lực để tạo ra kết quả tốt, để làm đúng ngay từ đầu, để tự kiểm soát công việc của mình.
Với cách làm này, doanh nghiệp có một chiến lược hiệu quả, mô hình quản lý phù hợp, đội ngũ nhân sự tinh gọn, phản ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn, nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng, vượt xa đối thủ cạnh tranh. Thành công, nhưng doanh nghiệp không tự mãn và các nhân viên luôn ý thức: “thành công của ngày hôm nay không có gì đảm bảo cho sự thành công của ngày mai”.
Năm 2010, khủng hoảng sắp qua, doanh nghiệp tiếp tục “soi gương” để điều chỉnh chiến lược, chính sách, mô hình quản lý cho phù hợp với bối cảnh mới, tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới với một niềm tin mãnh liệt về hoài bão, sứ mệnh và triết lý kinh doanh mà mình đã chọn.
Mỗi ngày, nhìn thấy toàn thể cán bộ nhân viên miệt mài làm việc, nghĩ ra những cái mới, xem công ty là ngôi nhà thứ hai của mình, lời hứa thương hiệu không chỉ đơn thuần được cam kết bởi ban lãnh đạo, mà được nâng đỡ bằng chính văn hóa doanh nghiệp, bằng niềm tự hào của toàn thể cán bộ nhân viên. Đó là một doanh nghiệp hạnh phúc!
Đỗ Thanh Năm (TBKTSG)