Hành trình thần tốc của Tập đoàn Đại Dương
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng chỉ sau 6 năm thành lập
Báo cáo tài chính quý 3/2013 cho thấy Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (HOSE-OGC) tuyển 1.036 nhân sự trong 9 tháng đầu năm, nâng lượng nhân viên lên 2.563 người, gấp 6 lần cách đây 4 năm.
Quá trình tăng nhân sự của Tập đoàn Đại Dương song hành với sự lớn mạnh của tập đoàn, cũng gây ngạc nhiên như việc tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng chỉ sau 6 năm thành lập. Hiện nay, Tập đoàn Đại Dương nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty con trong lĩnh vực bất động sản, tài chính và truyền thông.
Nhiều công ty con của tập đoàn này đang ngày càng mở rộng quy mô vốn, quy mô hoạt động... Nhiều dự án được quy hoạch triển khai trên những nền đất “vàng” vốn thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp nhà nước trước kia.
Nhắc đến Tập đoàn Đại Dương, những cái tên nhiều người đã biết đến phải kể đến là OceanBank, Ocean Hospitality (OCH), Ocean Sercurities (OCS), Ocean Mart,...
Tăng vốn “chóng mặt”
Tập đoàn Đại Dương được thành lập vào tháng 5/2007 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, do ông Hà Văn Thắm làm chủ tịch, cùng một số thành viên gia đình sáng lập.
Hơn một năm sau, tháng 11/2008, Tập đoàn Đại Dương tăng vốn thêm 10 lần lên 150 tỷ đồng, để rồi 1 tháng sau đó tăng vốn lên 390 tỷ đồng.
Một năm sau đó, Tập đoàn Đại Dương phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (3 thành viên gia đình ông Hà Văn Thắm) tăng vốn từ 390 tỷ lên 1.968 tỷ đồng, một bước đi “thần tốc”.
Đợt tăng vốn đó do cổ đông hiện hữu mua không hết nên một số doanh nghiệp, cá nhân khác đã cùng mua để hoàn thành đợt tăng vốn, trong đó có doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo do ông Thắm làm chủ sở hữu.
Năm 2010, Tập đoàn Đại Dương tăng vốn lên 2.500 tỷ đồng, trở thành công ty đại chúng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán với mã OGC. Đến tháng 2/2011, tập đoàn này chia thưởng cổ phiếu để tăng vốn từ 2.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Trong cơ cấu cổ đông hiện nay, ông Thắm chỉ nắm 1,11% cổ phần Tập đoàn Đại Dương, nhưng doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo do ông làm chủ sở hữu, lại nắm tới trên 44% cổ phần, và là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Lúc cổ phiếu OGC lên mức kỷ lục, giá trị thị trường cổ phiếu OGC mà ông Thắm và doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo nắm giữ có trị giá hơn 4.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý 3/2013 cho thấy, tính đến 30/9/2013, Tập đoàn Đại Dương đạt quy mô tổng tài sản 12.551 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là hơn 8.380 tỷ đồng.
Trong số các công ty con của Tập đoàn Đại Dương, Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH-HNX), thành lập tháng 7/2006, cũng là một đơn vị có tốc độ tăng vốn thần tốc không kém.
Trong đợt tăng vốn gần đây, OCH, đơn vị do Tập đoàn Đại Dương nắm 75% vốn, đã nâng vốn lên gấp đôi là 2.000 tỷ đồng. Cho dù thanh khoản kém, nhưng với mức giá 26.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của OCH đến ngày 6/12 đã lên tới 5.200 tỷ đồng, trong đó 3.900 tỷ đồng là giá trị thị trường do Tập đoàn Đại Dương nắm. Con số 3.900 tỷ đồng trên còn cao hơn vốn hóa 3.540 tỷ đồng của Tập đoàn Đại Dương.
Những thương vụ đình đám
Năm 2007, trong bối cảnh thị trường chứng khoán bùng nổ cũng là thời điểm Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng sang trang sử mới khi đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Người có vai trò lớn đưa ra quyết định đó là ông Hà Văn Thắm. Ngày nay thì OceanBank trở thành nhà băng có vốn tới 4.000 tỷ đồng, và mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.350 tỷ đồng.
OceanBank, do ông Hà Văn Thắm làm Chủ tịch, có các cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí (nắm 20% cổ phần), Tập đoàn Đại Dương (20% cổ phần), Công ty TNHH VNT (20% cổ phần),…
Dù không phải là một thương vụ lớn so với quy mô của Tập đoàn Đại Dương, nhưng nó lại gây nên sự ồn ã của dư luận khi đối tượng thâu tóm chính là Công ty Cổ phần Kem Trang Tiền, một thương hiệu kem có tiếng một thời của Hà Nội.
Thương vụ được Tập đoàn Đại Dương hoàn tất ngày 31/12/2009, khi tập đoàn này chính thức nắm 50% quyền kiểm soát trong Công ty Cổ phần Kem Trang Tiền, với giá trị đầu tư ghi sổ là 1,8 tỷ đồng.
Ngày nay ai đi qua phố Tràng Tiền ắt hẳn vẫn phải chú ý bởi mùi thơm của kem cốm và “văn hóa” ăn kem vỉa hè, bên cạnh phòng giao dịch OceanBank hoành tráng.
Cũng với thương hiệu Ocean, người dân Thủ đô dần bắt gặp nhiều siêu thị OceanMart của Công ty Cổ phần Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương - OceanRetail, thuộc Tập đoàn Đại Dương. Từ đầu năm 2013 đến nay, OceanRetail đã mở tới 5 siêu thị.
Mới đây nhất, Tập đoàn Đại Dương đã mở siêu thị Ocean Mart Starbowl trên nền khu đất “vàng” 5.181 m2 hai mặt tiền tại phố Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội, vốn trước đó được quy hoạch khu giải trí, văn phòng và căn hộ cho thuê.
Ở một lĩnh vực khác, Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) đã đầu tư và phát triển hai thương hiệu khách sạn StarCity tiêu chuẩn 4 sao và Sunrise tiêu chuẩn 5 sao.
Hồi tháng 4/2011, công ty này cũng đã thông báo nhận chuyển nhượng 20,59 triệu cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu lên 70,5% vốn Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình An, đơn vị được cấp phép đầu tư dự án tổ hợp văn phòng làm việc, trung tâm thương mại trên khu vực rộng hơn 11 nghìn m2 tại số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội (còn gọi là Zone 9).
Nhắc đến Tập đoàn Đại Dương, giới đầu tư bất động sản không thể không kể đến những dự án của tập đoàn này như StarCity Lê Văn Lương, StarCity Nha Trang... Hồi tháng 8/2011, Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh “trung tâm thương mại - văn phòng - khách sạn - căn hộ cho thuê tại 25 Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội” với tổng diện tích là 5.400 m2.
Bên cạnh những danh mục đầu tư trên, Tập đoàn Đại Dương còn triển khai nhiều dự án trung tâm thương mại, khu căn hộ khác...
Dù mới thành lập năm 2007, Tập đoàn Đại Dương, dưới sự chèo lái của Chủ tịch sinh năm 1972 Hà Văn Thắm, được nhiều người đánh giá là “thành công”, dù ông Thắm khi trả lời báo chí vẫn thừa nhận “mình không có gì đặc biệt”.
Quá trình tăng nhân sự của Tập đoàn Đại Dương song hành với sự lớn mạnh của tập đoàn, cũng gây ngạc nhiên như việc tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng chỉ sau 6 năm thành lập. Hiện nay, Tập đoàn Đại Dương nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty con trong lĩnh vực bất động sản, tài chính và truyền thông.
Nhiều công ty con của tập đoàn này đang ngày càng mở rộng quy mô vốn, quy mô hoạt động... Nhiều dự án được quy hoạch triển khai trên những nền đất “vàng” vốn thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp nhà nước trước kia.
Nhắc đến Tập đoàn Đại Dương, những cái tên nhiều người đã biết đến phải kể đến là OceanBank, Ocean Hospitality (OCH), Ocean Sercurities (OCS), Ocean Mart,...
Tăng vốn “chóng mặt”
Tập đoàn Đại Dương được thành lập vào tháng 5/2007 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, do ông Hà Văn Thắm làm chủ tịch, cùng một số thành viên gia đình sáng lập.
Hơn một năm sau, tháng 11/2008, Tập đoàn Đại Dương tăng vốn thêm 10 lần lên 150 tỷ đồng, để rồi 1 tháng sau đó tăng vốn lên 390 tỷ đồng.
Một năm sau đó, Tập đoàn Đại Dương phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (3 thành viên gia đình ông Hà Văn Thắm) tăng vốn từ 390 tỷ lên 1.968 tỷ đồng, một bước đi “thần tốc”.
Đợt tăng vốn đó do cổ đông hiện hữu mua không hết nên một số doanh nghiệp, cá nhân khác đã cùng mua để hoàn thành đợt tăng vốn, trong đó có doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo do ông Thắm làm chủ sở hữu.
Năm 2010, Tập đoàn Đại Dương tăng vốn lên 2.500 tỷ đồng, trở thành công ty đại chúng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán với mã OGC. Đến tháng 2/2011, tập đoàn này chia thưởng cổ phiếu để tăng vốn từ 2.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Trong cơ cấu cổ đông hiện nay, ông Thắm chỉ nắm 1,11% cổ phần Tập đoàn Đại Dương, nhưng doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo do ông làm chủ sở hữu, lại nắm tới trên 44% cổ phần, và là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Lúc cổ phiếu OGC lên mức kỷ lục, giá trị thị trường cổ phiếu OGC mà ông Thắm và doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo nắm giữ có trị giá hơn 4.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý 3/2013 cho thấy, tính đến 30/9/2013, Tập đoàn Đại Dương đạt quy mô tổng tài sản 12.551 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là hơn 8.380 tỷ đồng.
Trong số các công ty con của Tập đoàn Đại Dương, Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH-HNX), thành lập tháng 7/2006, cũng là một đơn vị có tốc độ tăng vốn thần tốc không kém.
Trong đợt tăng vốn gần đây, OCH, đơn vị do Tập đoàn Đại Dương nắm 75% vốn, đã nâng vốn lên gấp đôi là 2.000 tỷ đồng. Cho dù thanh khoản kém, nhưng với mức giá 26.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của OCH đến ngày 6/12 đã lên tới 5.200 tỷ đồng, trong đó 3.900 tỷ đồng là giá trị thị trường do Tập đoàn Đại Dương nắm. Con số 3.900 tỷ đồng trên còn cao hơn vốn hóa 3.540 tỷ đồng của Tập đoàn Đại Dương.
Những thương vụ đình đám
Năm 2007, trong bối cảnh thị trường chứng khoán bùng nổ cũng là thời điểm Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng sang trang sử mới khi đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Người có vai trò lớn đưa ra quyết định đó là ông Hà Văn Thắm. Ngày nay thì OceanBank trở thành nhà băng có vốn tới 4.000 tỷ đồng, và mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.350 tỷ đồng.
OceanBank, do ông Hà Văn Thắm làm Chủ tịch, có các cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí (nắm 20% cổ phần), Tập đoàn Đại Dương (20% cổ phần), Công ty TNHH VNT (20% cổ phần),…
Dù không phải là một thương vụ lớn so với quy mô của Tập đoàn Đại Dương, nhưng nó lại gây nên sự ồn ã của dư luận khi đối tượng thâu tóm chính là Công ty Cổ phần Kem Trang Tiền, một thương hiệu kem có tiếng một thời của Hà Nội.
Thương vụ được Tập đoàn Đại Dương hoàn tất ngày 31/12/2009, khi tập đoàn này chính thức nắm 50% quyền kiểm soát trong Công ty Cổ phần Kem Trang Tiền, với giá trị đầu tư ghi sổ là 1,8 tỷ đồng.
Ngày nay ai đi qua phố Tràng Tiền ắt hẳn vẫn phải chú ý bởi mùi thơm của kem cốm và “văn hóa” ăn kem vỉa hè, bên cạnh phòng giao dịch OceanBank hoành tráng.
Cũng với thương hiệu Ocean, người dân Thủ đô dần bắt gặp nhiều siêu thị OceanMart của Công ty Cổ phần Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương - OceanRetail, thuộc Tập đoàn Đại Dương. Từ đầu năm 2013 đến nay, OceanRetail đã mở tới 5 siêu thị.
Mới đây nhất, Tập đoàn Đại Dương đã mở siêu thị Ocean Mart Starbowl trên nền khu đất “vàng” 5.181 m2 hai mặt tiền tại phố Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội, vốn trước đó được quy hoạch khu giải trí, văn phòng và căn hộ cho thuê.
Ở một lĩnh vực khác, Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) đã đầu tư và phát triển hai thương hiệu khách sạn StarCity tiêu chuẩn 4 sao và Sunrise tiêu chuẩn 5 sao.
Hồi tháng 4/2011, công ty này cũng đã thông báo nhận chuyển nhượng 20,59 triệu cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu lên 70,5% vốn Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình An, đơn vị được cấp phép đầu tư dự án tổ hợp văn phòng làm việc, trung tâm thương mại trên khu vực rộng hơn 11 nghìn m2 tại số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội (còn gọi là Zone 9).
Nhắc đến Tập đoàn Đại Dương, giới đầu tư bất động sản không thể không kể đến những dự án của tập đoàn này như StarCity Lê Văn Lương, StarCity Nha Trang... Hồi tháng 8/2011, Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh “trung tâm thương mại - văn phòng - khách sạn - căn hộ cho thuê tại 25 Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội” với tổng diện tích là 5.400 m2.
Bên cạnh những danh mục đầu tư trên, Tập đoàn Đại Dương còn triển khai nhiều dự án trung tâm thương mại, khu căn hộ khác...
Dù mới thành lập năm 2007, Tập đoàn Đại Dương, dưới sự chèo lái của Chủ tịch sinh năm 1972 Hà Văn Thắm, được nhiều người đánh giá là “thành công”, dù ông Thắm khi trả lời báo chí vẫn thừa nhận “mình không có gì đặc biệt”.