Hanoimilk “phản pháo” tin đồn thâu tóm
Chủ tịch Hanoimilk cho VnEconomy biết “chưa có bất kỳ tổ chức nào đặt vấn đề trực tiếp với tôi về chuyện thâu tóm, sáp nhập”
Những tin đồn về khả năng có doanh nghiệp thâu tóm Công ty Cổ phần
Sữa Hà Nội (Hanoimilk, mã: HNM-HNX) là lực đẩy chính của giá cổ phiếu
doanh nghiệp này với mức tăng 100% chỉ trong 9 phiên đầu tháng 6 này.
Tuy nhiên, VnEconomy đã có được sự xác nhận từ Chủ tịch Hanoimilk rằng “chưa có bất kỳ tổ chức nào đặt vấn đề trực tiếp với tôi về chuyện đó”.
Thâu tóm, mua lại - chiêu cũ
Nhiều diễn đàn chứng khoán mấy ngày qua rộ lên các thông tin về khả năng Hanoimilk bị một doanh nghiệp lớn cùng ngành lên kế hoạch thâu tóm hoặc mua lại hệ thống phân phối. Có cả sự “dòm ngó” từ các doanh nghiệp sữa nước ngoài hay vài quỹ nước ngoài. Thậm chí, thông tin về giá mua đàm phán cũng đã được úp mở trên các diễn đàn.
Tuy nhiên trao đổi với VnEconomy, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hanoimilk cho biết những thông tin về thâu tóm, sáp nhập Hanoimilk đã có từ vài năm trước chứ không phải mới. Mong muốn hợp tác của các doanh nghiệp, tổ chức khác với Hanoimilk là có, các công ty sữa nước ngoài cũng quan tâm.
“Tôi hiện đang đại diện nhóm cổ đông nắm quyền chi phối ở Hanoimilk. Nếu có bất kỳ tổ chức nào muốn đầu tư hay mua lại Hanoimilk đều phải bàn thảo trực tiếp với tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ đề nghị chính thức nào. Tôi nghĩ rằng nếu có tổ chức muốn mua thật, phải có liên hệ chính thức, đặt vấn đề đàng hoàng. Nếu họ không làm điều đó, thì chỉ là tin đồn”, ông Tuấn cho hay.
Chủ tịch Hanoimilk cũng cho biết thêm, do giá cổ phiếu Hanoimilk hiện đang ở mức thấp, dưới mệnh giá nên cũng không thể phát hành thêm cho đối tác bên ngoài. Các tổ chức khác nếu muốn đầu tư vào Hanoimilk cũng muốn mua lại toàn bộ hay sở hữu một lượng cổ phiếu lớn. Nếu thực hiện bán cổ phần vào thời điểm này sẽ gây bất lợi cho cổ đông cũ. Mặt khác nhóm cổ đông lớn của Hanoimilk cũng không có ý định bán cổ phiếu.
“Khi cổ phiếu Hanoimilk có sóng, tôi đã gửi thư cho các cổ đông lớn yêu cầu không giao dịch. Tôi khẳng định Hội đồng Quản trị, cổ đông lớn của Hanoimilk không liên quan đến biến động giá của Hanoimilk vừa qua”, ông Tuấn nói.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên thị trường rộ lên tin đồn bị thâu tóm, sáp nhập liên quan tới Hanoimilk từ đầu tháng này.
Tin đồn được tung ra đúng thời điểm Hanoimilk bắt đầu chiến dịch quảng bán sản phẩm mới khá rầm rộ. Ông Tuấn cho biết Hanoimilk vừa đạt được một số thành công khi độc quyền công thức sữa S+ do Viện Dinh dưỡng nghiên cứu và đưa vào sản phẩm mới.
Tuy nhiên từ góc độ thị trường, thông tin như vậy không thể tạo nên lực đẩy giá cổ phiếu mạnh mẽ tới 100%, vì những chuyển biến từ yếu tố cơ bản cần phải có thời gian để kiểm chứng từ hoạt động kinh doanh thực tế. Mặt khác, trên khắp các diễn đàn, hầu như không ý kiến nào biết tới thông tin này, trong khi chỉ tập trung vào khả năng Hanoimilk bị thâu tóm, sáp nhập.
Tin đồn có sức ảnh hưởng lớn hơn và tạo cớ hợp lý hơn cho biến động giá hàng ngày. Hoạt động thâu tóm hoặc chống thâu tóm đều tác động tới giá cổ phiếu. Mặt khác, nếu Hanoimilk bị thâu tóm thực, đồng nghĩa với các doanh nghiệp khác nhìn thấy tiềm năng ở doanh nghiệp này. Các tin đồn đã đánh trúng vào tâm lý suy diễn của thị trường, cũng như tạo được sự logic trong thông tin.
Hanoimilk đang giao dịch với giá khoảng 4.000 đồng thời điểm cuối tháng 5/2013, khi chưa có “sóng”. Với khối lượng lưu hành chỉ 12,5 triệu cổ phiếu, giá trị thị trường của doanh nghiệp chỉ 50 tỷ đồng. Trong khi đó vốn chủ sở hữu của Hanoimilk đến cuối quý 1/2013 là 130,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, với đặc thù một doanh nghiệp sản xuất sữa, Hanoimilk dù gặp khó khăn nhưng vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, vẫn có thị trường và đặc biệt vẫn có hệ thống phân phối hoàn chỉnh. Với chi phí 50 tỷ đồng mà có được cơ hội tiếp cận thị trường cũng như cơ sở hạ tầng sản xuất như vậy là quá rẻ.
Trên lý thuyết, một cơ hội thâu tóm doanh nghiệp như Hanoimilk là có, nhưng yếu tố thị trường mới là rào cản chính. Nếu Hanoimilk có một cơ cấu cổ đông phân tán thì khả năng thâu tóm là dễ. Ngược lại, Hanoimilk đang bị nắm giữ cổ phần chi phối bởi nhóm cổ đông không có ý định bán ra thì ngay cả khi tổ chức khác nắm giữ toàn bộ số cổ phần còn lại cũng không thể thâu tóm được doanh nghiệp.
Nếu đơn thuần chỉ giữ vai trò như một cổ đông lớn hay một công ty liên kết, thì yếu tố cơ bản của Hanoimilk không đủ sức hấp dẫn.
Lợi nhuận phập phù
Quý 1/2013 vừa qua, Hanoimilk báo lỗ ròng trước thuế là 1,3 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 6 trong 11 quý gần nhất.
So với cùng kỳ năm 2012, doanh thu của Hanoimilk sụt giảm gần 22%. Mức doanh thu thuần trong quý 1/2013 là 40,7 tỷ đồng, thấp nhất kể từ quý 4/2008 (35,8 tỷ đồng), thời điểm Hanoimilk hứng chịu khủng hoảng về thị trường.
Trong 5 năm trở lại đây, Hanoimilk đang cố gắng vượt qua khủng hoảng và chỉ phục hồi với mức độ lợi nhuận rất thấp. Năm 2010, Hanoimilk tái cơ cấu toàn diện, cắt giảm các dự án đầu tư ngoài ngành, trong đó chủ yếu là bất động sản, dẫn đến mức lỗ trước thuế 21,4 tỷ đồng.
Cộng thêm các khoản lỗ từ 2010 trở về trước, Hanoimilk phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế 61,9 tỷ đồng, phá nát gần hết mức thặng dư có được nhờ phát hành cổ phiếu giá cao những năm trước. Đây vẫn là gánh nặng cho Hanoimilk đến thời điểm hiện tại.
Mặc dù Hanoimilk vừa tung ra sản phẩm mới nhưng khả năng tạo đột biến trong kết quả kinh doanh là khó, đặc biệt trong ngắn hạn. Yếu tố cạnh tranh trong thị trường sữa hiện rất cao.
Điểm tích cực duy nhất là Hanoimilk đang cố gắng tiết giảm chi phí vốn. Biên lãi gộp quý 1/2013 được nâng lên gần 19,2%, cải thiện đáng kể so với quý 4/1012 và cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái (18,7%). Tuy nhiên chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được cải thiện rõ nét trong 5 quý gần nhất nên yếu tố chính có thể tạo nên lợi nhuận khác biệt vẫn phải là tăng mạnh doanh thu.
Trao đổi với VnEconomy, ông Hà Quang Tuấn cho biết quý 2/2013 Hanoimilk kỳ vọng vào sản phẩm mới và thực tế doanh thu tính theo tháng đã có tăng dần trong 5 tháng đầu năm nay.
“Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đạt kỳ vọng của công ty. Hanoimilk đang tập trung cho việc quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh bán hàng nên chi phí marketing đang rất lớn”, ông nói.
Tuy nhiên, VnEconomy đã có được sự xác nhận từ Chủ tịch Hanoimilk rằng “chưa có bất kỳ tổ chức nào đặt vấn đề trực tiếp với tôi về chuyện đó”.
Thâu tóm, mua lại - chiêu cũ
Nhiều diễn đàn chứng khoán mấy ngày qua rộ lên các thông tin về khả năng Hanoimilk bị một doanh nghiệp lớn cùng ngành lên kế hoạch thâu tóm hoặc mua lại hệ thống phân phối. Có cả sự “dòm ngó” từ các doanh nghiệp sữa nước ngoài hay vài quỹ nước ngoài. Thậm chí, thông tin về giá mua đàm phán cũng đã được úp mở trên các diễn đàn.
Tuy nhiên trao đổi với VnEconomy, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hanoimilk cho biết những thông tin về thâu tóm, sáp nhập Hanoimilk đã có từ vài năm trước chứ không phải mới. Mong muốn hợp tác của các doanh nghiệp, tổ chức khác với Hanoimilk là có, các công ty sữa nước ngoài cũng quan tâm.
“Tôi hiện đang đại diện nhóm cổ đông nắm quyền chi phối ở Hanoimilk. Nếu có bất kỳ tổ chức nào muốn đầu tư hay mua lại Hanoimilk đều phải bàn thảo trực tiếp với tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ đề nghị chính thức nào. Tôi nghĩ rằng nếu có tổ chức muốn mua thật, phải có liên hệ chính thức, đặt vấn đề đàng hoàng. Nếu họ không làm điều đó, thì chỉ là tin đồn”, ông Tuấn cho hay.
Trên lý thuyết, một cơ hội thâu tóm doanh nghiệp như Hanoimilk là có, nhưng yếu tố thị trường mới là rào cản chính.
Chủ tịch Hanoimilk cũng cho biết thêm, do giá cổ phiếu Hanoimilk hiện đang ở mức thấp, dưới mệnh giá nên cũng không thể phát hành thêm cho đối tác bên ngoài. Các tổ chức khác nếu muốn đầu tư vào Hanoimilk cũng muốn mua lại toàn bộ hay sở hữu một lượng cổ phiếu lớn. Nếu thực hiện bán cổ phần vào thời điểm này sẽ gây bất lợi cho cổ đông cũ. Mặt khác nhóm cổ đông lớn của Hanoimilk cũng không có ý định bán cổ phiếu.
“Khi cổ phiếu Hanoimilk có sóng, tôi đã gửi thư cho các cổ đông lớn yêu cầu không giao dịch. Tôi khẳng định Hội đồng Quản trị, cổ đông lớn của Hanoimilk không liên quan đến biến động giá của Hanoimilk vừa qua”, ông Tuấn nói.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên thị trường rộ lên tin đồn bị thâu tóm, sáp nhập liên quan tới Hanoimilk từ đầu tháng này.
Tin đồn được tung ra đúng thời điểm Hanoimilk bắt đầu chiến dịch quảng bán sản phẩm mới khá rầm rộ. Ông Tuấn cho biết Hanoimilk vừa đạt được một số thành công khi độc quyền công thức sữa S+ do Viện Dinh dưỡng nghiên cứu và đưa vào sản phẩm mới.
Tuy nhiên từ góc độ thị trường, thông tin như vậy không thể tạo nên lực đẩy giá cổ phiếu mạnh mẽ tới 100%, vì những chuyển biến từ yếu tố cơ bản cần phải có thời gian để kiểm chứng từ hoạt động kinh doanh thực tế. Mặt khác, trên khắp các diễn đàn, hầu như không ý kiến nào biết tới thông tin này, trong khi chỉ tập trung vào khả năng Hanoimilk bị thâu tóm, sáp nhập.
Tin đồn có sức ảnh hưởng lớn hơn và tạo cớ hợp lý hơn cho biến động giá hàng ngày. Hoạt động thâu tóm hoặc chống thâu tóm đều tác động tới giá cổ phiếu. Mặt khác, nếu Hanoimilk bị thâu tóm thực, đồng nghĩa với các doanh nghiệp khác nhìn thấy tiềm năng ở doanh nghiệp này. Các tin đồn đã đánh trúng vào tâm lý suy diễn của thị trường, cũng như tạo được sự logic trong thông tin.
Hanoimilk đang giao dịch với giá khoảng 4.000 đồng thời điểm cuối tháng 5/2013, khi chưa có “sóng”. Với khối lượng lưu hành chỉ 12,5 triệu cổ phiếu, giá trị thị trường của doanh nghiệp chỉ 50 tỷ đồng. Trong khi đó vốn chủ sở hữu của Hanoimilk đến cuối quý 1/2013 là 130,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, với đặc thù một doanh nghiệp sản xuất sữa, Hanoimilk dù gặp khó khăn nhưng vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, vẫn có thị trường và đặc biệt vẫn có hệ thống phân phối hoàn chỉnh. Với chi phí 50 tỷ đồng mà có được cơ hội tiếp cận thị trường cũng như cơ sở hạ tầng sản xuất như vậy là quá rẻ.
Trên lý thuyết, một cơ hội thâu tóm doanh nghiệp như Hanoimilk là có, nhưng yếu tố thị trường mới là rào cản chính. Nếu Hanoimilk có một cơ cấu cổ đông phân tán thì khả năng thâu tóm là dễ. Ngược lại, Hanoimilk đang bị nắm giữ cổ phần chi phối bởi nhóm cổ đông không có ý định bán ra thì ngay cả khi tổ chức khác nắm giữ toàn bộ số cổ phần còn lại cũng không thể thâu tóm được doanh nghiệp.
Nếu đơn thuần chỉ giữ vai trò như một cổ đông lớn hay một công ty liên kết, thì yếu tố cơ bản của Hanoimilk không đủ sức hấp dẫn.
Cộng
thêm các khoản lỗ từ 2010 trở về trước, Hanoimilk phải ghi nhận khoản
lỗ lũy kế 61,9 tỷ đồng, phá nát gần hết mức thặng dư có được nhờ phát
hành cổ phiếu giá cao những năm trước.
Lợi nhuận phập phù
Quý 1/2013 vừa qua, Hanoimilk báo lỗ ròng trước thuế là 1,3 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 6 trong 11 quý gần nhất.
So với cùng kỳ năm 2012, doanh thu của Hanoimilk sụt giảm gần 22%. Mức doanh thu thuần trong quý 1/2013 là 40,7 tỷ đồng, thấp nhất kể từ quý 4/2008 (35,8 tỷ đồng), thời điểm Hanoimilk hứng chịu khủng hoảng về thị trường.
Trong 5 năm trở lại đây, Hanoimilk đang cố gắng vượt qua khủng hoảng và chỉ phục hồi với mức độ lợi nhuận rất thấp. Năm 2010, Hanoimilk tái cơ cấu toàn diện, cắt giảm các dự án đầu tư ngoài ngành, trong đó chủ yếu là bất động sản, dẫn đến mức lỗ trước thuế 21,4 tỷ đồng.
Cộng thêm các khoản lỗ từ 2010 trở về trước, Hanoimilk phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế 61,9 tỷ đồng, phá nát gần hết mức thặng dư có được nhờ phát hành cổ phiếu giá cao những năm trước. Đây vẫn là gánh nặng cho Hanoimilk đến thời điểm hiện tại.
Mặc dù Hanoimilk vừa tung ra sản phẩm mới nhưng khả năng tạo đột biến trong kết quả kinh doanh là khó, đặc biệt trong ngắn hạn. Yếu tố cạnh tranh trong thị trường sữa hiện rất cao.
Điểm tích cực duy nhất là Hanoimilk đang cố gắng tiết giảm chi phí vốn. Biên lãi gộp quý 1/2013 được nâng lên gần 19,2%, cải thiện đáng kể so với quý 4/1012 và cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái (18,7%). Tuy nhiên chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được cải thiện rõ nét trong 5 quý gần nhất nên yếu tố chính có thể tạo nên lợi nhuận khác biệt vẫn phải là tăng mạnh doanh thu.
Trao đổi với VnEconomy, ông Hà Quang Tuấn cho biết quý 2/2013 Hanoimilk kỳ vọng vào sản phẩm mới và thực tế doanh thu tính theo tháng đã có tăng dần trong 5 tháng đầu năm nay.
“Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đạt kỳ vọng của công ty. Hanoimilk đang tập trung cho việc quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh bán hàng nên chi phí marketing đang rất lớn”, ông nói.