Hầu hết lao động nước ngoài làm việc không phép
Do việc hậu kiểm không được chặt chẽ nên thanh tra cũng chỉ dừng ở chuyện… kiểm tra giấy tờ hành chính và phạt hành chính
Kết quả từ cuộc tổng rà soát lao động nước ngoài vừa được các bộ ngành thực hiện từ đầu tháng 5 tới nay cho thấy: hầu hết lao động nước ngoài là làm việc không phép
Từ khu trọ...
Cánh cửa sắt màu xanh nặng trịch của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng thuỷ lợi 5 tại xã Tân Minh (Sóc Sơn, Hà Nội) đóng im ỉm cả ngày. Thấp thoáng phía sau là dãy nhà xây cao tầng kiên cố với kiểu mái giống các xưởng sản xuất tại các khu công nghiệp. Không ai nghĩ, đó là một “khu chung cư” cho lao động nước ngoài từ nhiều năm nay.
Theo lời chỉ dẫn của người dân địa phương, đúng 6h tối, chúng tôi chứng kiến một chiếc ô tô khoảng 50 chỗ đỗ ngay phía trước cổng, bên cạnh chợ tạm ngay cửa công ty. Mấy chục người áo xanh đồng phục hối hả bước xuống và đi vào sau cánh cổng đã được mở ra. Họ là số lao động nước ngoài đang làm việc trong Công ty United Motor Vietnam (UMV) chuyên lắp ráp xe máy tại Khu công nghiệp Nội Bài, cách đó khoảng 5km.
Anh Nguyễn Văn Hồng, Phó công an xã Tân Minh giải thích, mang danh công ty nhưng thực chất đó là một khu nhà cho lao động nước ngoài thuê từ 3-4 năm nay. “Năm ngoái khu nhà này có tới 60 lao động nước ngoài của công ty UMV thuê, có cả công nhân và kỹ sư”, anh Hồng cho biết. Tuy nhiên do kinh tế khó khăn, lao động mất việc làm nên tới đầu năm nay dân số của “khu chung cư” này còn khoảng 30 người nước ngoài có đăng ký tạm trú đầy đủ tại công an địa phương.
Việc của anh Hồng là theo dõi thời hạn visa của số lao động tạm trú tại đây, đề nghị họ gia hạn visa nếu gần hết thời hạn. Chỉ khi nào có vấn đề xảy ra ảnh hưởng tới an ninh trật tự thì các anh mới có quyền kiểm tra khu nhà. Còn lại, việc kiểm tra chỉ dừng ở giấy tờ hành chính. Anh Hồng cũng không biết số lao động đang tạm trú tại địa bàn do anh quản lý có giấy phép lao động hay không.
Từng đó người chỉ là số nhỏ trong tổng số 15.537 người nước ngoài đang ở tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Trong số đó có những người sang theo diện ngoại giao, đại diện của các tổ chức phi chính phủ, người nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại nước ta và cả công nhân lao động. Trong số người nước ngoài đang làm việc, chỉ có 39,19% được sở cấp giấy phép.
Còn lại, cơ quan quản lý thực sự khó nắm được dòng dịch chuyển này, và chuyện quản lý lao động nước ngoài trở thành câu chuyện quản lý về an ninh trật tự như cách anh Hồng đang làm với mấy chục người thuê nhà trong nhiều năm nay.
Không quản lý được!
Theo kết quả rà soát lao động nước ngoài vừa được cơ quan liên ngành tiến hành từ đầu tháng 5 đến nay, Tp.HCM chưa thống kê được đầy đủ số lao động nước ngoài đang làm việc, nhưng Sở Công an Tp.HCM ước tính con số khoảng 50.000 người, trong đó có 10.480 người đã được cấp thẻ tạm trú.
Chỉ có 29,31% số người này được cấp giấy phép lao động. Một vài địa phương có số lao động nước ngoài nhiều như Quảng Ninh: 4.710 người (10,33% được cấp phép), Hải Phòng: 3.600 người (57,7% được cấp phép), Lâm Đồng: 900 người (18,7% được cấp phép).
Qua cuộc rà soát, cơ quan liên ngành đã đưa ra kết luận, hầu hết các địa phương được kiểm tra đều có lao động nước ngoài làm việc và cơ quan quản lý tại địa phương chưa nắm được đầy đủ số người nước ngoài hiện có. Nhiều sở, ban ngành còn đưa ra các số liệu chênh nhau.
Tuy nhiên, số liệu có được chủ yếu là số liệu chính thống do các tổ chức, doanh nghiệp báo cáo; còn những đối tượng không có giấy phép hoặc “làm chui” thì địa phương chưa nắm được.
Từ một cuộc thanh tra khác về lao động nước ngoài tiến hành trong tháng 4 tại 4 tỉnh: Tây Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên cho thấy, trong tổng số 888 lao động thuộc diện phải có giấy phép, tới 585 người chưa có. “Trong số những lao động được cấp phép, thông thường họ làm việc được 3 tháng mới xin giấy phép. Có những lao động gần kết thúc hợp đồng mới xin phép”, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định.
Theo quyền hạn của mình, khi phát hiện có lao động làm việc không phép, ông Tiến cho biết cũng chỉ phạt hành chính và kiến nghị chủ sử dụng xin phép cho người lao động. Thông thường thời gian thanh tra lao động kiến nghị doanh nghiệp thực hiện trong vòng 60 ngày, có báo cáo về cơ quan quản lý lao động tại địa phương và thanh tra lao động. Tuy nhiên do việc hậu kiểm không được chặt chẽ nên thanh tra cũng chỉ dừng ở chuyện… kiểm tra giấy tờ hành chính và phạt hành chính.
Tây Giang (SGTT)
Từ khu trọ...
Cánh cửa sắt màu xanh nặng trịch của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng thuỷ lợi 5 tại xã Tân Minh (Sóc Sơn, Hà Nội) đóng im ỉm cả ngày. Thấp thoáng phía sau là dãy nhà xây cao tầng kiên cố với kiểu mái giống các xưởng sản xuất tại các khu công nghiệp. Không ai nghĩ, đó là một “khu chung cư” cho lao động nước ngoài từ nhiều năm nay.
Theo lời chỉ dẫn của người dân địa phương, đúng 6h tối, chúng tôi chứng kiến một chiếc ô tô khoảng 50 chỗ đỗ ngay phía trước cổng, bên cạnh chợ tạm ngay cửa công ty. Mấy chục người áo xanh đồng phục hối hả bước xuống và đi vào sau cánh cổng đã được mở ra. Họ là số lao động nước ngoài đang làm việc trong Công ty United Motor Vietnam (UMV) chuyên lắp ráp xe máy tại Khu công nghiệp Nội Bài, cách đó khoảng 5km.
Anh Nguyễn Văn Hồng, Phó công an xã Tân Minh giải thích, mang danh công ty nhưng thực chất đó là một khu nhà cho lao động nước ngoài thuê từ 3-4 năm nay. “Năm ngoái khu nhà này có tới 60 lao động nước ngoài của công ty UMV thuê, có cả công nhân và kỹ sư”, anh Hồng cho biết. Tuy nhiên do kinh tế khó khăn, lao động mất việc làm nên tới đầu năm nay dân số của “khu chung cư” này còn khoảng 30 người nước ngoài có đăng ký tạm trú đầy đủ tại công an địa phương.
Việc của anh Hồng là theo dõi thời hạn visa của số lao động tạm trú tại đây, đề nghị họ gia hạn visa nếu gần hết thời hạn. Chỉ khi nào có vấn đề xảy ra ảnh hưởng tới an ninh trật tự thì các anh mới có quyền kiểm tra khu nhà. Còn lại, việc kiểm tra chỉ dừng ở giấy tờ hành chính. Anh Hồng cũng không biết số lao động đang tạm trú tại địa bàn do anh quản lý có giấy phép lao động hay không.
Từng đó người chỉ là số nhỏ trong tổng số 15.537 người nước ngoài đang ở tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Trong số đó có những người sang theo diện ngoại giao, đại diện của các tổ chức phi chính phủ, người nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại nước ta và cả công nhân lao động. Trong số người nước ngoài đang làm việc, chỉ có 39,19% được sở cấp giấy phép.
Còn lại, cơ quan quản lý thực sự khó nắm được dòng dịch chuyển này, và chuyện quản lý lao động nước ngoài trở thành câu chuyện quản lý về an ninh trật tự như cách anh Hồng đang làm với mấy chục người thuê nhà trong nhiều năm nay.
Không quản lý được!
Theo kết quả rà soát lao động nước ngoài vừa được cơ quan liên ngành tiến hành từ đầu tháng 5 đến nay, Tp.HCM chưa thống kê được đầy đủ số lao động nước ngoài đang làm việc, nhưng Sở Công an Tp.HCM ước tính con số khoảng 50.000 người, trong đó có 10.480 người đã được cấp thẻ tạm trú.
Chỉ có 29,31% số người này được cấp giấy phép lao động. Một vài địa phương có số lao động nước ngoài nhiều như Quảng Ninh: 4.710 người (10,33% được cấp phép), Hải Phòng: 3.600 người (57,7% được cấp phép), Lâm Đồng: 900 người (18,7% được cấp phép).
Qua cuộc rà soát, cơ quan liên ngành đã đưa ra kết luận, hầu hết các địa phương được kiểm tra đều có lao động nước ngoài làm việc và cơ quan quản lý tại địa phương chưa nắm được đầy đủ số người nước ngoài hiện có. Nhiều sở, ban ngành còn đưa ra các số liệu chênh nhau.
Tuy nhiên, số liệu có được chủ yếu là số liệu chính thống do các tổ chức, doanh nghiệp báo cáo; còn những đối tượng không có giấy phép hoặc “làm chui” thì địa phương chưa nắm được.
Từ một cuộc thanh tra khác về lao động nước ngoài tiến hành trong tháng 4 tại 4 tỉnh: Tây Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên cho thấy, trong tổng số 888 lao động thuộc diện phải có giấy phép, tới 585 người chưa có. “Trong số những lao động được cấp phép, thông thường họ làm việc được 3 tháng mới xin giấy phép. Có những lao động gần kết thúc hợp đồng mới xin phép”, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định.
Theo quyền hạn của mình, khi phát hiện có lao động làm việc không phép, ông Tiến cho biết cũng chỉ phạt hành chính và kiến nghị chủ sử dụng xin phép cho người lao động. Thông thường thời gian thanh tra lao động kiến nghị doanh nghiệp thực hiện trong vòng 60 ngày, có báo cáo về cơ quan quản lý lao động tại địa phương và thanh tra lao động. Tuy nhiên do việc hậu kiểm không được chặt chẽ nên thanh tra cũng chỉ dừng ở chuyện… kiểm tra giấy tờ hành chính và phạt hành chính.
Tây Giang (SGTT)