“Hãy chỉ rõ nơi nào, ai làm tốt và ngược lại”
Một khi kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, tức là quyền lực nhà nước chưa được thực thi một cách đầy đủ
Các vụ Vinashin, Vinalines, bệnh viện Hoài Đức nhân bản xét nghiệm, cháy siêu thị Hải Dương… đến nay mới chỉ ra được người trực tiếp làm sai, còn chưa thấy bóng dáng của người quản lý đâu.
Đây là nhận xét của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, bà Trương Thị Huệ, một trong số 19 vị đã đăng ký nhưng không còn thời gian để phát biểu tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại nghị trường trong hai ngày 31/10 và 1/11 vừa qua.
Như nhiều vị đại biểu khác, đại biểu Huệ cho rằng, một vấn đề lớn đặt ra là tại sao có những hạn chế cứ tiếp tục lặp đi lặp lại trong nhiều năm tại các báo cáo được trình Quốc hội nhưng cho đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Như, kết quả ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật mới đạt 49% , rồi ở lĩnh vực kinh tế ngân sách thì việc chi tiêu vượt dự toán ngân sách được giao, việc khởi công công trình khi chưa chỉ rõ được nguồn vốn đã dẫn đến nợ đọng tràn lan.
Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm toán thì bỏ ra nhiều thời gian công sức và tiền bạc để tổ chức hàng ngàn cuộc song thu hồi tiền mới đạt 47%, thu hồi đất đạt 1,2%, kiểm điểm xử lý trách nhiệm đạt 51% ) đặc biệt là việc thu hồi tài sản sau tham nhũng mới đạt khoảng 10%...
Nguyên nhân của tình trạng này, theo đại biểu Huệ cần được gọi đúng tên là kỷ cương kỷ luật chấp hành pháp luật không nghiêm. Trách nhiệm của người có thẩm quyền không được chỉ ra rõ ràng khi có khuyết điểm thuộc lĩnh vực của mình quản lý. Khi có thành tích thì có địa chỉ cá nhân rất rõ ràng, nhưng khi có khuyết điểm, đặc biệt là khi có sự cố thì quy trách nhiệm cho tập thể.
“Nếu chúng ta không chỉ ra được địa chỉ của trách nhiệm đối với những sai phạm để người dân chỉ biết hỏi “trời” thì hậu quả là mất lòng tin, là xã hội bất ổn và chuyện tự xử là khó tránh khỏi”, bà Huệ bày tỏ quan điểm.
Cho rằng cần ban hành ngay những tiêu chí quy định trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu và cấp trên trực tiếp của người đứng đầu từng cấp, từng ngành, đại biểu Huệ cũng đề nghị cần có chế tài để truy đến cùng trách nhiệm, không chấp nhận việc người có trách nhiệm trả lời không biết, chưa được báo cáo.
Với quan điểm một xã hội không thể tốt đẹp và phát triển được khi người làm tốt, người làm đúng không được khen, và người làm sai, làm không hết chức trách nhiệm vụ lại không bị xử lý, bà Huệ cho rằng cử tri có quyền đặt câu hỏi ai sẽ là người được lợi đằng sau cách hành xử như vậy và cử tri cũng có quyền được biết, được đòi hỏi ở nhà nước ta sự minh bạch rõ ràng, đúng sai.
“Tôi đề nghị hãy bắt đầu bằng việc từ nay các báo cáo của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành không nên đánh giá theo kiểu có nơi, có lúc, có đơn vị, địa phương còn thế này, thế kia, mà hãy chỉ rõ nơi nào, ai làm tốt và ngược lại”, đại biểu Huệ tô đậm những dòng này tại bài phát biểu.
Đề nghị này càng trở nên thời sự hơn khi không ít đại biểu đặt lại câu hỏi về trách nhiệm khi thảo luận về ngân sách và đề nghị phát hành bổ sung trái phiếu của Chính phủ tại phiên thảo luận sáng 2/11.
Bên hành lang, một số vị đã chia sẻ rằng, Chính phủ vẫn chưa thể thay đổi “thói quen”, khi bản báo cáo kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 - 2012 gửi dài đến 25 trang không có tên bất kỳ cá nhân nào.
"Quốc hội không xử lý từng vụ việc, từng cá nhân, nhưng Quốc hội phải được biết những người lãng phí tiền của dân phải chịu trách nhiệm như thế nào", một vị đại biểu chuyên trách nói.
Bởi thế, cũng rất dễ hiểu khi phát biểu của đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) sáng 31/10 nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.
Ông Học nói: “Kỷ luật, kỷ cương là thước đo tính nghiêm minh của quyền lực nhà nước. Một khi kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, tức là quyền lực nhà nước chưa được thực thi một cách đầy đủ. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dân đến những tồn tại hạn chế, yếu kém cứ kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa được chấn chỉnh, khắc phục làm cho hiệu lực quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực kém hiệu quả”.
Đây là nhận xét của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, bà Trương Thị Huệ, một trong số 19 vị đã đăng ký nhưng không còn thời gian để phát biểu tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại nghị trường trong hai ngày 31/10 và 1/11 vừa qua.
Như nhiều vị đại biểu khác, đại biểu Huệ cho rằng, một vấn đề lớn đặt ra là tại sao có những hạn chế cứ tiếp tục lặp đi lặp lại trong nhiều năm tại các báo cáo được trình Quốc hội nhưng cho đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Như, kết quả ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật mới đạt 49% , rồi ở lĩnh vực kinh tế ngân sách thì việc chi tiêu vượt dự toán ngân sách được giao, việc khởi công công trình khi chưa chỉ rõ được nguồn vốn đã dẫn đến nợ đọng tràn lan.
Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm toán thì bỏ ra nhiều thời gian công sức và tiền bạc để tổ chức hàng ngàn cuộc song thu hồi tiền mới đạt 47%, thu hồi đất đạt 1,2%, kiểm điểm xử lý trách nhiệm đạt 51% ) đặc biệt là việc thu hồi tài sản sau tham nhũng mới đạt khoảng 10%...
Nguyên nhân của tình trạng này, theo đại biểu Huệ cần được gọi đúng tên là kỷ cương kỷ luật chấp hành pháp luật không nghiêm. Trách nhiệm của người có thẩm quyền không được chỉ ra rõ ràng khi có khuyết điểm thuộc lĩnh vực của mình quản lý. Khi có thành tích thì có địa chỉ cá nhân rất rõ ràng, nhưng khi có khuyết điểm, đặc biệt là khi có sự cố thì quy trách nhiệm cho tập thể.
“Nếu chúng ta không chỉ ra được địa chỉ của trách nhiệm đối với những sai phạm để người dân chỉ biết hỏi “trời” thì hậu quả là mất lòng tin, là xã hội bất ổn và chuyện tự xử là khó tránh khỏi”, bà Huệ bày tỏ quan điểm.
Cho rằng cần ban hành ngay những tiêu chí quy định trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu và cấp trên trực tiếp của người đứng đầu từng cấp, từng ngành, đại biểu Huệ cũng đề nghị cần có chế tài để truy đến cùng trách nhiệm, không chấp nhận việc người có trách nhiệm trả lời không biết, chưa được báo cáo.
Với quan điểm một xã hội không thể tốt đẹp và phát triển được khi người làm tốt, người làm đúng không được khen, và người làm sai, làm không hết chức trách nhiệm vụ lại không bị xử lý, bà Huệ cho rằng cử tri có quyền đặt câu hỏi ai sẽ là người được lợi đằng sau cách hành xử như vậy và cử tri cũng có quyền được biết, được đòi hỏi ở nhà nước ta sự minh bạch rõ ràng, đúng sai.
“Tôi đề nghị hãy bắt đầu bằng việc từ nay các báo cáo của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành không nên đánh giá theo kiểu có nơi, có lúc, có đơn vị, địa phương còn thế này, thế kia, mà hãy chỉ rõ nơi nào, ai làm tốt và ngược lại”, đại biểu Huệ tô đậm những dòng này tại bài phát biểu.
Đề nghị này càng trở nên thời sự hơn khi không ít đại biểu đặt lại câu hỏi về trách nhiệm khi thảo luận về ngân sách và đề nghị phát hành bổ sung trái phiếu của Chính phủ tại phiên thảo luận sáng 2/11.
Bên hành lang, một số vị đã chia sẻ rằng, Chính phủ vẫn chưa thể thay đổi “thói quen”, khi bản báo cáo kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 - 2012 gửi dài đến 25 trang không có tên bất kỳ cá nhân nào.
"Quốc hội không xử lý từng vụ việc, từng cá nhân, nhưng Quốc hội phải được biết những người lãng phí tiền của dân phải chịu trách nhiệm như thế nào", một vị đại biểu chuyên trách nói.
Bởi thế, cũng rất dễ hiểu khi phát biểu của đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) sáng 31/10 nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.
Ông Học nói: “Kỷ luật, kỷ cương là thước đo tính nghiêm minh của quyền lực nhà nước. Một khi kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, tức là quyền lực nhà nước chưa được thực thi một cách đầy đủ. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dân đến những tồn tại hạn chế, yếu kém cứ kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa được chấn chỉnh, khắc phục làm cho hiệu lực quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực kém hiệu quả”.