“Hãy thận trọng với biến động tỷ giá USD!”
"Tôi nghĩ hơn bao giờ hết, Ngân hàng Nhà nước phải thật thận trọng trong từng bước đối sách lúc này"
Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do đã tăng đột biến, tái lập kỷ lục thời tháng 5/2006 là 17.000 VND/1 USD.
>>Tỷ giá tái lập kỷ lục: Nguyên nhân và hệ lụy / Giá vàng “rượt đuổi” tỷ giá VND/USD
Nguyên nhân đẩy tỉ giá lên cao theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước là do “cầu ngoại tệ vẫn tiếp tục cao, chủ yếu do nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp để nhập khẩu, trong khi nguồn cung chưa được cải thiện, khiến cho cung cầu ngoại tệ tiếp tục mất cân đối”.
Trong 5 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập siêu 14,4 tỷ USD. Lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại tăng lên mức 7,5%/năm. Trong khi FED liên tục cắt giảm lãi suất thì hành động này của các ngân hàng xem ra khá bất thường.
Xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Đức Thành đã có cuộc trao đổi nhanh với VnEconomy.
Tỉ giá USD liên tục tăng cao như hiện nay có đáng lo ngại không? Và theo ông thì vì sao tỉ giá lại thay đổi nhanh đến chóng mặt như vậy?
Việc tỷ giá USD trong nước tăng nhanh từ mức 16.600 VND lên hơn 17.000 chỉ trong một ngày (26/5 - PV), trong bối cảnh đồng USD vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện ở cấp độ toàn cầu, chắc chắn là một sự kiện bất thường.
Lý giải của Ngân hàng Nhà nước là có thể hiểu được, vì gần đây chúng ta nhập siêu dữ dội hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc đồng tiền Việt yếu đi nhanh đến như vậy không nên chỉ coi là một hậu quả của quá trình thâm hụt thương mại.
Điều đáng lo ngại là khi tỷ giá có khuynh hướng tăng vững chắc như vậy, thì khuynh hướng Đô la hoá là không thể cưỡng lại được. Khi Đô la hoá xảy ra, tức là việc rời bỏ tiền Việt để nắm giữ đồng USD và sử dụng đồng USD trong cất trữ giá trị và giao dịch, thì cầu về USD lại càng cao, và tỷ giá càng tăng và người ta càng muốn rời bỏ đồng tiền Việt Nam để chuyển sang đồng USD càng nhanh càng tốt.
Kết quả là sẽ có một vòng xoáy tự tái tạo đẩy tỷ giá lên cao và khiến đồng USD trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Những vòng xoáy này không nên chỉ coi đơn giản là kết quả của nhập siêu.
Ngân hàng Nhà nước nên làm gì để bình ổn thị trường ngoại hối, trong bối cảnh mức độ chênh lệch giữa giá USD thị trường tự do và ngân hàng ngày càng nới rộng và các ngân hàng đang trong tình trạng thiếu USD để cho vay?
Một phương pháp căn bản là Ngân hàng Nhà nước phải bơm USD từ quỹ dự trữ ngoại hối ra để bình ổn thị trường.
Sẽ sắp xuất hiện một trò chơi mạo hiểm, phụ thuộc vào động thái của Ngân hàng Nhà nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước âm thầm bơm USD ra với lượng đủ lớn, tỷ giá sẽ từ từ dịu xuống, và nếu Ngân hàng Nhà nước có đủ tiềm lực, thời gian bình ổn là đủ dài và vòng xoáy đầu cơ USD có thể được cắt đứt.
Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Nhà nước để mặc tỷ giá tăng mà không có động thái gì rõ ràng, người ta có thể sẽ nghĩ Ngân hàng Nhà nước đang có một kế hoạch khác, chẳng hạn như cố tình để đồng tiền Việt giảm giá nhằm tăng xuất khẩu và ngăn chặn nhập khẩu.
Trong trường hợp này, tỷ giá tăng có tác dụng như một loại thuế nhập khẩu bảo hộ hàng nội địa đồng thời là thuế hỗ trợ xuất khẩu. Nếu người ta nghĩ như thế, họ sẽ thận trọng hơn vì tình hình đồng Việt Nam sẽ được cải thiện khi nền kinh tế, sau một thời gian, sẽ thu lợi nhờ chính sách này.
Tuy nhiên, tôi cho rằng sẽ là nguy hiểm nếu Ngân hàng Nhà nước thể hiện rõ ý chí muốn ghìm giữ tỷ giá thông qua việc bơm USD ra ồ ạt, hoặc tệ hơn là sử dụng mệnh lệnh hành chính. Khi ý muốn của Ngân hàng Nhà nước đã phơi bày ra như vậy, khả năng xuất hiện một cuộc tấn công là hoàn toàn có thể. Trong trường hợp đó, giới đầu cơ quốc tế và trong nước sẽ theo dõi sát động thái của Ngân hàng Nhà nước và ước lượng quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia, để tấn công vào thời điểm thích hợp. Cuộc tấn công này, nếu chiến thắng, sẽ mang lại một lợi nhuận khổng lồ.
Tôi nghĩ hơn bao giờ hết, Ngân hàng Nhà nước phải thật thận trọng trong từng bước đối sách lúc này.
>>Tỷ giá tái lập kỷ lục: Nguyên nhân và hệ lụy / Giá vàng “rượt đuổi” tỷ giá VND/USD
Nguyên nhân đẩy tỉ giá lên cao theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước là do “cầu ngoại tệ vẫn tiếp tục cao, chủ yếu do nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp để nhập khẩu, trong khi nguồn cung chưa được cải thiện, khiến cho cung cầu ngoại tệ tiếp tục mất cân đối”.
Trong 5 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập siêu 14,4 tỷ USD. Lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại tăng lên mức 7,5%/năm. Trong khi FED liên tục cắt giảm lãi suất thì hành động này của các ngân hàng xem ra khá bất thường.
Xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Đức Thành đã có cuộc trao đổi nhanh với VnEconomy.
Tỉ giá USD liên tục tăng cao như hiện nay có đáng lo ngại không? Và theo ông thì vì sao tỉ giá lại thay đổi nhanh đến chóng mặt như vậy?
Việc tỷ giá USD trong nước tăng nhanh từ mức 16.600 VND lên hơn 17.000 chỉ trong một ngày (26/5 - PV), trong bối cảnh đồng USD vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện ở cấp độ toàn cầu, chắc chắn là một sự kiện bất thường.
Lý giải của Ngân hàng Nhà nước là có thể hiểu được, vì gần đây chúng ta nhập siêu dữ dội hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc đồng tiền Việt yếu đi nhanh đến như vậy không nên chỉ coi là một hậu quả của quá trình thâm hụt thương mại.
Điều đáng lo ngại là khi tỷ giá có khuynh hướng tăng vững chắc như vậy, thì khuynh hướng Đô la hoá là không thể cưỡng lại được. Khi Đô la hoá xảy ra, tức là việc rời bỏ tiền Việt để nắm giữ đồng USD và sử dụng đồng USD trong cất trữ giá trị và giao dịch, thì cầu về USD lại càng cao, và tỷ giá càng tăng và người ta càng muốn rời bỏ đồng tiền Việt Nam để chuyển sang đồng USD càng nhanh càng tốt.
Kết quả là sẽ có một vòng xoáy tự tái tạo đẩy tỷ giá lên cao và khiến đồng USD trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Những vòng xoáy này không nên chỉ coi đơn giản là kết quả của nhập siêu.
Ngân hàng Nhà nước nên làm gì để bình ổn thị trường ngoại hối, trong bối cảnh mức độ chênh lệch giữa giá USD thị trường tự do và ngân hàng ngày càng nới rộng và các ngân hàng đang trong tình trạng thiếu USD để cho vay?
Một phương pháp căn bản là Ngân hàng Nhà nước phải bơm USD từ quỹ dự trữ ngoại hối ra để bình ổn thị trường.
Sẽ sắp xuất hiện một trò chơi mạo hiểm, phụ thuộc vào động thái của Ngân hàng Nhà nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước âm thầm bơm USD ra với lượng đủ lớn, tỷ giá sẽ từ từ dịu xuống, và nếu Ngân hàng Nhà nước có đủ tiềm lực, thời gian bình ổn là đủ dài và vòng xoáy đầu cơ USD có thể được cắt đứt.
Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Nhà nước để mặc tỷ giá tăng mà không có động thái gì rõ ràng, người ta có thể sẽ nghĩ Ngân hàng Nhà nước đang có một kế hoạch khác, chẳng hạn như cố tình để đồng tiền Việt giảm giá nhằm tăng xuất khẩu và ngăn chặn nhập khẩu.
Trong trường hợp này, tỷ giá tăng có tác dụng như một loại thuế nhập khẩu bảo hộ hàng nội địa đồng thời là thuế hỗ trợ xuất khẩu. Nếu người ta nghĩ như thế, họ sẽ thận trọng hơn vì tình hình đồng Việt Nam sẽ được cải thiện khi nền kinh tế, sau một thời gian, sẽ thu lợi nhờ chính sách này.
Tuy nhiên, tôi cho rằng sẽ là nguy hiểm nếu Ngân hàng Nhà nước thể hiện rõ ý chí muốn ghìm giữ tỷ giá thông qua việc bơm USD ra ồ ạt, hoặc tệ hơn là sử dụng mệnh lệnh hành chính. Khi ý muốn của Ngân hàng Nhà nước đã phơi bày ra như vậy, khả năng xuất hiện một cuộc tấn công là hoàn toàn có thể. Trong trường hợp đó, giới đầu cơ quốc tế và trong nước sẽ theo dõi sát động thái của Ngân hàng Nhà nước và ước lượng quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia, để tấn công vào thời điểm thích hợp. Cuộc tấn công này, nếu chiến thắng, sẽ mang lại một lợi nhuận khổng lồ.
Tôi nghĩ hơn bao giờ hết, Ngân hàng Nhà nước phải thật thận trọng trong từng bước đối sách lúc này.