“Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu!”
“Theo dự cảm của tôi thì năm 2012, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn năm 2011”, TS. Cao Sỹ Kiêm nhìn nhận
Đã có nhận xét rằng Nhâm Thìn chính là năm để nền kinh tế “bay lên” như rồng.
Còn theo góc nhìn của TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, như đối với hệ thống doanh nghiệp thì cần phải nghĩ đến chuyện “trụ vững” trước đã rồi hãy tính đến chuyện “bay lên”.
Một trong số các “sự kiện” của nền kinh tế năm 2011 là số lượng doanh nghiệp giải thế, phá sản đã lên đến mức giật mình. Năm 2012, tình hình này liệu có xấu hơn nữa không, thưa ông?
Với bối cảnh kinh tế rất khó khăn như năm 2012, tình hình bên ngoài thì ảm đạm, trong nước thì những bất ổn kinh tế vĩ mô chưa được giải quyết triệt để, như vấn đề bội chi ngân sách, nhập siêu vẫn cao, nợ xấu, nợ quá hạn đang tăng lên, đặc biệt là vấn đề lạm phát đang rình rập và có thể quay lại bất cứ lúc nào... trong khi, dư địa cho điều hành các chính sách kinh tế đã rất hạn chế.
Như về chính sách tài khoá, không thể tăng nợ công và bội chi ngân sách được nữa, về chính sách tiền tệ, ngân hàng cũng không thể tăng dự trữ bắt buộc được nữa... Rồi nếu nhập siêu tiếp tục tăng thì nền kinh tế ngày càng bị phụ thuộc, cán cân thanh toán, thương mại bị ảnh hưởng...
Trong bối cảnh như vậy thì tôi không dự báo được gì. Theo dự cảm của tôi thì năm 2012, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn năm 2011. Năm nay, những khó khăn từ năm cũ để lại sẽ càng ngấm sâu hơn vào doanh nghiệp.
Ngoài ra, năm 2012 còn là năm các FTA (hiệp định khu vực thương mại tự do - PV) được đẩy nhanh để hoàn tất vào năm 2015 theo đúng lộ trình cam kết. Việc cắt giảm hàng trăm dòng thuế cho hàng nhập khẩu từ các nước đã trở thành áp lực lớn của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh trực diện với các sản phẩm này.
Bởi vậy, tôi không kỳ vọng năm nay sẽ có một sự khởi sắc đột biến trong hệ thống doanh nghiệp mà chỉ cho rằng hệ thống này trụ vững được trong năm nay, cũng đã là thành công.
Tất nhiên, chúng ta luôn mong muốn năm Rồng sẽ mang lại sự may mắn, sự bay lên như rồng, nhưng đó chỉ mong muốn thôi. Còn thực tế, phải tận dụng khôn ngoan các thời cơ, ứng phó linh hoạt với nguy cơ và như tôi đã nói, trước hết là để trụ vững, sau đó mới tính đến việc phát triển.
Đã có ý kiến cho rằng sự phá sản, giải thế của doanh nghiệp trong năm 2011 chính là cơ hội tốt để chúng ta tái cơ cấu lại nên không có gì là bi kịch cả. Xin cho biết quan điểm của ông?
Tôi không cho là như vậy. Khi số doanh nghiệp giải thể hay phá sản lên đến mức gần 50 nghìn doanh nghiệp thì khó có thể xem đó là cơ hội tốt để chúng ta thực hiện việc gì cho hệ thống này, kể cả sự tái cơ cấu. Bởi vì bản chất của tái cơ cấu là sắp xếp lại cho hợp lý hơn, hiệu quả hơn chứ không phải là xoá sổ một cách cơ học được càng nhiều càng tốt.
Cùng đó, sự giải thể, phá sản của doanh nghiệp trong năm 2011 có nguyên nhân chủ yếu không phải từ sự bất cập của mô hình, mà là vì phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ những khó khăn của nền kinh tế.
Tôi được biết, năm 2011, chỉ có 20% doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng, 30% tiếp cận được, nhưng vướng mắc thủ tục và hơn 30% không tiếp cận được, làm cho sản xuất đình trệ, dự án mới đóng băng... Nếu năm 2012, tình hình này không được sớm cải thiện thì khả năng số lượng doanh nghiệp phá sản, dừng sản xuất còn tiếp tục gia tăng là rất lớn.
Sao có thể coi đó là cơ hội tốt cho chúng ta thực hiện tái cơ cấu khi bối cảnh như vậy?
Những sự chia sẻ cần thiết nhất lúc này đối với doanh nghiệp Việt Nam, theo ông sẽ là những gì?
Tôi tuy không mấy lạc quan về sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong năm tới, nhưng tôi cũng không bi quan.
Ngay cả con số doanh nghiệp phá sản, giải thể năm 2011 là rất đáng ngại, thì tôi vẫn cho rằng chúng ta có thể xem điều này như quy luật có sinh ra thì có mất đi và lại tiếp tục sinh ra. Mới đây chúng ta đã cấp phép cho 40-50 nghìn doanh nghiệp khác ra đời.
Và vào lúc khó khăn này, như người xưa thường có câu, “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Tự vươn lên bằng sự mạnh mẽ, bền bỉ, linh hoạt sáng tạo là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất để đứng vững, vượt qua khó khăn và phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Mỗi doanh nghiệp phải tự đánh giá lại một cách chính xác những ưu, khuyết điểm của chính mình. Khả năng thích ứng với tình hình cần được nâng cao hơn.
Về phía Nhà nước thì cần kịp thời nắm bắt được khó khăn, những vướng mắc của doanh nghiệp để giải thích, tháo gỡ, trả lời cho sát và phù hợp. Chẳng hạn như giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chính sách như giảm thuế, hoãn thuế, tín dụng ưu đãi, giảm bớt phiền hà, giải quyết các khâu hành chính nhanh hơn, thì tất cả sẽ tạo ra yếu tố mới cho các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn.
Sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp kịp thời với trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý cũng như những cán bộ công chức sẽ trở thành nguồn động viên tinh thần rất lớn cho các doanh nghiệp vượt lên.
Còn theo góc nhìn của TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, như đối với hệ thống doanh nghiệp thì cần phải nghĩ đến chuyện “trụ vững” trước đã rồi hãy tính đến chuyện “bay lên”.
Một trong số các “sự kiện” của nền kinh tế năm 2011 là số lượng doanh nghiệp giải thế, phá sản đã lên đến mức giật mình. Năm 2012, tình hình này liệu có xấu hơn nữa không, thưa ông?
Với bối cảnh kinh tế rất khó khăn như năm 2012, tình hình bên ngoài thì ảm đạm, trong nước thì những bất ổn kinh tế vĩ mô chưa được giải quyết triệt để, như vấn đề bội chi ngân sách, nhập siêu vẫn cao, nợ xấu, nợ quá hạn đang tăng lên, đặc biệt là vấn đề lạm phát đang rình rập và có thể quay lại bất cứ lúc nào... trong khi, dư địa cho điều hành các chính sách kinh tế đã rất hạn chế.
Như về chính sách tài khoá, không thể tăng nợ công và bội chi ngân sách được nữa, về chính sách tiền tệ, ngân hàng cũng không thể tăng dự trữ bắt buộc được nữa... Rồi nếu nhập siêu tiếp tục tăng thì nền kinh tế ngày càng bị phụ thuộc, cán cân thanh toán, thương mại bị ảnh hưởng...
Trong bối cảnh như vậy thì tôi không dự báo được gì. Theo dự cảm của tôi thì năm 2012, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn năm 2011. Năm nay, những khó khăn từ năm cũ để lại sẽ càng ngấm sâu hơn vào doanh nghiệp.
Ngoài ra, năm 2012 còn là năm các FTA (hiệp định khu vực thương mại tự do - PV) được đẩy nhanh để hoàn tất vào năm 2015 theo đúng lộ trình cam kết. Việc cắt giảm hàng trăm dòng thuế cho hàng nhập khẩu từ các nước đã trở thành áp lực lớn của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh trực diện với các sản phẩm này.
Bởi vậy, tôi không kỳ vọng năm nay sẽ có một sự khởi sắc đột biến trong hệ thống doanh nghiệp mà chỉ cho rằng hệ thống này trụ vững được trong năm nay, cũng đã là thành công.
Tất nhiên, chúng ta luôn mong muốn năm Rồng sẽ mang lại sự may mắn, sự bay lên như rồng, nhưng đó chỉ mong muốn thôi. Còn thực tế, phải tận dụng khôn ngoan các thời cơ, ứng phó linh hoạt với nguy cơ và như tôi đã nói, trước hết là để trụ vững, sau đó mới tính đến việc phát triển.
Đã có ý kiến cho rằng sự phá sản, giải thế của doanh nghiệp trong năm 2011 chính là cơ hội tốt để chúng ta tái cơ cấu lại nên không có gì là bi kịch cả. Xin cho biết quan điểm của ông?
Tôi không cho là như vậy. Khi số doanh nghiệp giải thể hay phá sản lên đến mức gần 50 nghìn doanh nghiệp thì khó có thể xem đó là cơ hội tốt để chúng ta thực hiện việc gì cho hệ thống này, kể cả sự tái cơ cấu. Bởi vì bản chất của tái cơ cấu là sắp xếp lại cho hợp lý hơn, hiệu quả hơn chứ không phải là xoá sổ một cách cơ học được càng nhiều càng tốt.
Cùng đó, sự giải thể, phá sản của doanh nghiệp trong năm 2011 có nguyên nhân chủ yếu không phải từ sự bất cập của mô hình, mà là vì phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ những khó khăn của nền kinh tế.
Tôi được biết, năm 2011, chỉ có 20% doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng, 30% tiếp cận được, nhưng vướng mắc thủ tục và hơn 30% không tiếp cận được, làm cho sản xuất đình trệ, dự án mới đóng băng... Nếu năm 2012, tình hình này không được sớm cải thiện thì khả năng số lượng doanh nghiệp phá sản, dừng sản xuất còn tiếp tục gia tăng là rất lớn.
Sao có thể coi đó là cơ hội tốt cho chúng ta thực hiện tái cơ cấu khi bối cảnh như vậy?
Những sự chia sẻ cần thiết nhất lúc này đối với doanh nghiệp Việt Nam, theo ông sẽ là những gì?
Tôi tuy không mấy lạc quan về sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong năm tới, nhưng tôi cũng không bi quan.
Ngay cả con số doanh nghiệp phá sản, giải thể năm 2011 là rất đáng ngại, thì tôi vẫn cho rằng chúng ta có thể xem điều này như quy luật có sinh ra thì có mất đi và lại tiếp tục sinh ra. Mới đây chúng ta đã cấp phép cho 40-50 nghìn doanh nghiệp khác ra đời.
Và vào lúc khó khăn này, như người xưa thường có câu, “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Tự vươn lên bằng sự mạnh mẽ, bền bỉ, linh hoạt sáng tạo là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất để đứng vững, vượt qua khó khăn và phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Mỗi doanh nghiệp phải tự đánh giá lại một cách chính xác những ưu, khuyết điểm của chính mình. Khả năng thích ứng với tình hình cần được nâng cao hơn.
Về phía Nhà nước thì cần kịp thời nắm bắt được khó khăn, những vướng mắc của doanh nghiệp để giải thích, tháo gỡ, trả lời cho sát và phù hợp. Chẳng hạn như giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chính sách như giảm thuế, hoãn thuế, tín dụng ưu đãi, giảm bớt phiền hà, giải quyết các khâu hành chính nhanh hơn, thì tất cả sẽ tạo ra yếu tố mới cho các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn.
Sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp kịp thời với trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý cũng như những cán bộ công chức sẽ trở thành nguồn động viên tinh thần rất lớn cho các doanh nghiệp vượt lên.