Hệ số CAR các ngân hàng Việt Nam đảm bảo yêu cầu mới của Basel
Theo đánh giá của chuyên gia, hệ số CAR các ngân hàng Việt Nam đã đảm bảo yêu cầu theo những điều chỉnh mới của Basel
Theo đánh giá của chuyên gia, hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam hiện nay đã đảm bảo yêu cầu theo những điều chỉnh mới của Basel.
Ngày 12/9 vừa qua, nhóm các thống đốc ngân hàng trung ương và những người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát từ 27 nước đã nhóm họp tại Basel (Thụy Sĩ) để thông qua các quy định mới về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện những quy định này.
Một điểm quan trọng trong khung giám sát hoạt động ngân hàng Basel 3 là về quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR).
Theo quy định hiện hành, hệ số CAR tối thiểu phải là 8% tổng tài sản có rủi ro; trong đó gồm vốn cấp 1 tối thiểu phải bằng 4% và vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1.
Ở điều chỉnh mới, hệ số CAR theo Basel 3 vẫn được giữ nguyên ở mức 8%, nhưng yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) được nâng từ 4% lên 6%; và trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông thông thường.
Tại buổi chia sẻ thông tin với nhà đầu tư do Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) tổ chức cuối tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết thời hạn thực hiện điều chỉnh trên là từ 1/1/2015 và Basel đưa ra một lộ trình rõ ràng.
“Tất cả các tiêu chuẩn của Basel 3 sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2019. Họ làm rất thận trọng, bài bản và dài hạn, nương nhẹ theo khả năng thực hiện của các ngân hàng”, TS. Nghĩa cho biết.
Về những điều chỉnh trên đối với thực tế của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, chuyên gia này lạc quan khi cho rằng hệ số CAR của hầu hết các thành viên hiện đều đã đạt từ 8%, và sắp tới thực hiện Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước là 9%.
Tham khảo báo cáo phân tích ngành của một công ty chứng khoán công bố mới đây cũng cho thấy, tính đến năm 2009, hệ số CAR của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đạt trên 8%, mức cao nhất có trên 26% và thấp nhất ở khoảng 8,11%...
So sánh với những điều chỉnh mới của Basel, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng lưu ý ở giá trị của cơ cấu vốn trong hệ số CAR của các ngân hàng hiện nay. Ông phân tích: “Các ngân hàng Việt Nam hiện đang có hệ số CAR từ 8% trở lên. Tuy nhiên 8% đó chủ yếu là vốn cấp 1, tức là vốn chất lượng cao, của chủ sở hữu là chính”.
“Nếu nói rằng hệ số CAR là mức cam kết của các ông chủ nhà băng với trách nhiệm của họ tại nhà băng đó thì cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây”, chuyên gia này lưu ý thêm.
Theo quy định mới nói trên của Basel 3, đến năm 2015 các ngân hàng mới bắt buộc thực hiện nâng tỷ lệ vốn cấp 1 từ 4% lên 6%. Với các ngân hàng Việt Nam, như phân tích trên của TS. Lê Xuân Nghĩa, ngay khi chưa thực hiện Thông tư 13 cũng đã là 8%.
Theo lộ trình, từ ngày 1/10/2010, Thông tư số 13 của Ngân hàng Nhà nước nói trên sẽ bắt đầu có hiệu lực. Một điểm quan trọng của Thông tư là yêu cầu nâng hệ số CAR của các ngân hàng từ 8% như hiện nay lên 9%.
Cũng theo Thông tư 13, các khoản để tính vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
Trong khi các khoản để tính vốn cấp 2 được xác định là 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cổ định theo quy định của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm…), các công cụ nợ thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm…).
Theo nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra tại buổi chia sẻ thông tin nói trên, vốn cấp 2 của các ngân hàng Việt Nam hiện còn hạn chế; vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có là hạn chế. Mặt khác, theo ông, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa thực hiện.
* Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống.
Qua hệ số này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. (theo saga.vn)
Ngày 12/9 vừa qua, nhóm các thống đốc ngân hàng trung ương và những người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát từ 27 nước đã nhóm họp tại Basel (Thụy Sĩ) để thông qua các quy định mới về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện những quy định này.
Một điểm quan trọng trong khung giám sát hoạt động ngân hàng Basel 3 là về quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR).
Theo quy định hiện hành, hệ số CAR tối thiểu phải là 8% tổng tài sản có rủi ro; trong đó gồm vốn cấp 1 tối thiểu phải bằng 4% và vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1.
Ở điều chỉnh mới, hệ số CAR theo Basel 3 vẫn được giữ nguyên ở mức 8%, nhưng yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) được nâng từ 4% lên 6%; và trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông thông thường.
Tại buổi chia sẻ thông tin với nhà đầu tư do Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) tổ chức cuối tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết thời hạn thực hiện điều chỉnh trên là từ 1/1/2015 và Basel đưa ra một lộ trình rõ ràng.
“Tất cả các tiêu chuẩn của Basel 3 sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2019. Họ làm rất thận trọng, bài bản và dài hạn, nương nhẹ theo khả năng thực hiện của các ngân hàng”, TS. Nghĩa cho biết.
Về những điều chỉnh trên đối với thực tế của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, chuyên gia này lạc quan khi cho rằng hệ số CAR của hầu hết các thành viên hiện đều đã đạt từ 8%, và sắp tới thực hiện Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước là 9%.
Tham khảo báo cáo phân tích ngành của một công ty chứng khoán công bố mới đây cũng cho thấy, tính đến năm 2009, hệ số CAR của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đạt trên 8%, mức cao nhất có trên 26% và thấp nhất ở khoảng 8,11%...
So sánh với những điều chỉnh mới của Basel, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng lưu ý ở giá trị của cơ cấu vốn trong hệ số CAR của các ngân hàng hiện nay. Ông phân tích: “Các ngân hàng Việt Nam hiện đang có hệ số CAR từ 8% trở lên. Tuy nhiên 8% đó chủ yếu là vốn cấp 1, tức là vốn chất lượng cao, của chủ sở hữu là chính”.
“Nếu nói rằng hệ số CAR là mức cam kết của các ông chủ nhà băng với trách nhiệm của họ tại nhà băng đó thì cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây”, chuyên gia này lưu ý thêm.
Theo quy định mới nói trên của Basel 3, đến năm 2015 các ngân hàng mới bắt buộc thực hiện nâng tỷ lệ vốn cấp 1 từ 4% lên 6%. Với các ngân hàng Việt Nam, như phân tích trên của TS. Lê Xuân Nghĩa, ngay khi chưa thực hiện Thông tư 13 cũng đã là 8%.
Theo lộ trình, từ ngày 1/10/2010, Thông tư số 13 của Ngân hàng Nhà nước nói trên sẽ bắt đầu có hiệu lực. Một điểm quan trọng của Thông tư là yêu cầu nâng hệ số CAR của các ngân hàng từ 8% như hiện nay lên 9%.
Cũng theo Thông tư 13, các khoản để tính vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
Trong khi các khoản để tính vốn cấp 2 được xác định là 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cổ định theo quy định của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm…), các công cụ nợ thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm…).
Theo nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra tại buổi chia sẻ thông tin nói trên, vốn cấp 2 của các ngân hàng Việt Nam hiện còn hạn chế; vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có là hạn chế. Mặt khác, theo ông, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa thực hiện.
* Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống.
Qua hệ số này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. (theo saga.vn)