Hen phế quản dễ tái phát lúc giao mùa
Người bệnh hen có thể đột ngột khởi phát cơn hen cấp khi thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường; gắng sức, tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, da lông súc vật, hóa chất, nấm mốc, bụi bẩn. Một số thực phẩm, thuốc, hóa chất... cũng đều có khả năng khởi phát cơn hen ở người có cơ địa nhạy cảm và nhiều trường hợp biểu hiện rất nặng nề.
Cơn hen chỉ xuất hiện ở những người tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ. Nguy cơ thứ nhất là yếu tố gia đình (gene). Một người sẽ có nguy cơ bị hen khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích nếu trong gia đình có người cùng huyết thống (bố mẹ, anh em ruột...) bị hen phế quản. Thứ hai là những người có cơ địa dị ứng hoặc hay bị các bệnh dị ứng như viêm mũi xoang, viêm da dị ứng. Những người này có nguy cơ cao bị co thắt phế quản cấp (hen) khi tiếp xúc với dị nguyên. Người ta cũng liệt kê một số đối tượng khác nữa cũng dễ bị hen phế quản như người béo phì; người hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các chất gây ô nhiễm…Cơn hen phế quản thường xuất hiện với các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, khó thở tăng dần. Bệnh nhân khó thở khi thở ra, hoảng hốt, vã mồ hôi lạnh, co kéo cơ hô hấp và đặc trưng nhất là tiếng cò cử hay tiếng thở khò khè. Bệnh nhân thở rất nặng nhọc, ngực như có cảm giác bó chặt, chèn ép và thường phải ngồi dậy, bám vào thành giường để thở….
Cơn hen chỉ xuất hiện ở những người tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ. Nguy cơ thứ nhất là yếu tố gia đình (gene). Một người sẽ có nguy cơ bị hen khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích nếu trong gia đình có người cùng huyết thống (bố mẹ, anh em ruột...) bị hen phế quản. Thứ hai là những người có cơ địa dị ứng hoặc hay bị các bệnh dị ứng như viêm mũi xoang, viêm da dị ứng. Những người này có nguy cơ cao bị co thắt phế quản cấp (hen) khi tiếp xúc với dị nguyên. Người ta cũng liệt kê một số đối tượng khác nữa cũng dễ bị hen phế quản như người béo phì; người hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các chất gây ô nhiễm…Cơn hen phế quản thường xuất hiện với các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, khó thở tăng dần. Bệnh nhân khó thở khi thở ra, hoảng hốt, vã mồ hôi lạnh, co kéo cơ hô hấp và đặc trưng nhất là tiếng cò cử hay tiếng thở khò khè. Bệnh nhân thở rất nặng nhọc, ngực như có cảm giác bó chặt, chèn ép và thường phải ngồi dậy, bám vào thành giường để thở….
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen, việc cần làm đầu tiên là tránh xa các yếu tố có thể kích phát cơn hen như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất... giữ ấm cơ thể nếu như bị nhiễm lạnh... Sau đó sử dụng thuốc cắt cơn hen tùy theo mức độ cơn hen. Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh theo đúng chỉ dẫn. Sau đó nghỉ ở nhà một giờ nếu đỡ khó thở.Nếu nặng hơn, có biểu hiện ho, khò khè, bệnh nhân tự xịt vào họng của mình, cứ 20 phút xịt từ 2 - 4 lần. Trong 1 giờ đầu tiên, người bệnh có thể sử dụng 3 lần thuốc xịt cắt cơn, mỗi lần cách nhau 20 phút. Nếu tình trạng khó thở không được cải thiện, thở vẫn nhanh và khó, phải cố gắng để thở; có biểu hiện co kéo cơ liên sườn và hõm ức khi người bệnh thở; khó nói, khó đi lại... thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.
Tuy không tuyệt đối, nhưng việc dự phòng sự xuất hiện của cơn hen là điều hoàn toàn có thể. Trước hết, đối với những người có nguy cơ cao bị hen (tính chất gia đình, cơ địa dị ứng...), nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá. Người bị hen do gắng sức hoặc do thuốc tuyệt đối không vận động quá sức hoặc dùng lại những thứ thuốc mà trước đó đã khởi phát cơn hen.Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng cần thiết ở người đã từng bị hen và việc này càng nên được chú ý vào mùa lạnh. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, luyện tập thể lực nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa sự khởi phát của cơn hen.
Người bệnh hen suyễn cần lưu ý trong chế độ ăn uống bao gồm:- Ăn nhạt, hạn chế lượng muối dưới 6g/ngày.- Hạn chế các thực phẩm dễ gây đầy bụng như: dưa muối, rau cải ngâm dấm, đồ uống có ga...- Ăn nhiều các loại rau, củ quả, đặc biệt các loại chứa vitamin C.- Ăn nhiều thực phẩm giàu beta caroten như: bí đỏ, đu đủ, gác, cà rốt, khoai lang, rau ngót, ớt chuông vàng...- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E như: các loại đậu, các loại hạt...- Ăn nhiều hành tây, tỏi, nghệ, các loại ngũ cốc... giúp tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe đường hô hấp.