Heo đất thời hội nhập
Từ lâu đời Bình Dương nổi tiếng với nghề làm heo đất mà tập trung là ở huyện Thuận An
Từ lâu đời Bình Dương nổi tiếng với nghề làm heo đất mà tập trung là ở huyện Thuận An.
Những người lâu năm trong nghề cho biết, nghề này xuất phát từ một số gia đình gốc Hoa ở thị trấn Lái Thiêu.
Đến nay, nếu tính tại thị trấn Lái Thiêu đã có hơn 59 hộ và xã Thuận Giao có hơn 79 hộ sinh sống bằng nghề này. Đây là hai nơi tập trung làm heo đất nhiều nhất ở Thuận An. Trong đó, có hộ sản xuất từ A đến Z, nghĩa là làm hết các công đoạn từ đổ bột đất sét vào khuôn đến sơn thành phẩm và phần lớn hộ chỉ gia công giai đoạn cuối là sơn và vẽ.
Con heo đất mang cái nghèo đi
Ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thuận An cho biết: nhờ con vật bé nhỏ này mà nhiều hộ có cuộc sống ổn định.
Chẳng hạn, trường hợp bà Nguyễn Thị Hoa ở khu phố Bình Đức, thị trấn Lái Thiêu, 16 năm trong nghề cho biết: trước đây, bà nuôi heo thịt, nhưng bệnh lỡ mồm long móng đã kéo theo số vốn đầu tư lên đến hơn trăm triệu đồng. Không tránh khỏi cú sốc, bà quyết định chuyển nghề.
Nhận thấy Bình Dương nổi tiếng về nghề làm heo đất, bà nghĩ: heo thịt không thành công thì nuôi đất thử thế nào? Hơn nữa vốn đầu tư cho nghề làm heo đất không cao lắm. Khi được địa phương hỗ trợ cho vay vốn, bà mua heo đất đã nung, chỉ cần sơn và vẽ là có thể bán ra thị trường. Mười mấy năm, giờ bà Hoa có thể nhẹ nhõm với thu nhập ổn định, nhà cửa khang trang và còn có thể giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi xung quanh.
Còn ông Nguyễn Thái Hoà, thị trấn Lái Thiêu với một cánh tay không được khoẻ mạnh như người bình thường, ông chọn nghề thiết kế khuôn heo đất cung cấp cho các hộ sản xuất trong thị trấn Lái Thiêu. Dọc theo bức tường nhà ông lúc nào cũng đầy ắp khuôn thạch cao chờ mối đến lấy.
Hộ bà Võ Thị Bảy, xã Thuận Giao cho biết: trước đây, thu nhập chính của bà nhờ vào việc thu mua mặt hàng chậu. Theo ghe bán lẻ vừa long đong mà đồng lời ngay càng teo dần, đến mức thâm hụt vốn. Lỗ lã, bà bỏ nghề. Khi ngân hàng chính sách huyện có chương trình hỗ trợ cho vay vốn, bà chuyển sang kinh doanh heo đất. Tích luỹ dần đồng lời, bà xây lò sản xuất, từ đổ khuôn, nung đến thuê người sơn, vẽ.
Bà Lê Thị Nghiệm, hơn 20 năm theo nghề giờ trở thành lò sản xuất lớn nhất ở Thuận Giao với số lượng 3.000-3.500 con/lò nung. Bà cho biết, bình quân một ngày là 2-3 xe đến lấy hàng, nếu tính trung bình 1 xe là 1 triệu đồng, trừ chi phí thì bà còn lãi 500.000 đồng- một con số rất có ý nghĩa đối với vùng nông thôn.
Nhưng điều quan trọng, đây là nghề ổn định, ít thăng trầm, không biến động về giá cả mà tiêu thụ thì quanh năm. Không như những mặt hàng khác, hàng heo đất không sợ “ế”, khi đắt thì làm bao nhiêu hết bao nhiêu, bình thường thì làm bao nhiêu cứ chất cao lên, khách đến mua lai rai quanh năm.
Không chỉ giúp ổn định cuộc sống, nghề này còn giúp giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương. Bà Nghiệm cho biết, riêng Thuận Giao, làng nghề giải quyết 300-400 lao động nhàn rỗi. Nghề này không thất nghiệp, lúc nào cũng có việc làm. Một người làm công có thể được 40- 50 ngàn đồng/ngày, người làm giỏi thì được 100.000 đồng/ngày.
Con heo chắp cánh bay xa
Nghề này không nặng nhọc nhưng không kém phần vất vả. Vì vậy, chỉ có người già nhàn rỗi và số ít thanh niên theo nghề.
Từ khi khu công nghiệp mọc lên, làng heo đã mất đi một lượng lao động thanh niên. Các công đoạn của việc sản xuất phần lớn thực hiện dưới ánh nắng mặt trời. Cái nắng gay gắt không phải ai cũng chịu được, nhất là những người mới vào nghề. Đất sét trộn keo được xay nhuyễn thành bột sền sệt. Sau đó, đổ vào từng khuôn.
Sau mấy giờ, lớp thạch cao của khuôn tự động hút bột đất sét tạo thành hình dạng chú heo. Từng khuôn heo được dỡ ra để phơi kịp nắng, sau một cái nắng tốt là được. Cuối cùng là chất vào lò nung trong vòng 8h là ra thành phẩm.
Nghề này lấy công làm lời, nhờ vào số lượng nhiều thì lãi mới cao. Nếu tính lãi thì chỉ đạt 150 đồng/con. Có người giàu lên vì nghề, nhưng cũng có người vì điều này mà bỏ nghề vất vả này chuyển sang làm nghề khác khi đã dành dụm được một số vốn làm ăn. Người ra nghề thì lại sẽ có người chập chững vào nghề.
Chẳng hạn như trường hợp anh Đồng Văn Quyết từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, nghe có người sang nhượng cơ sở làm heo đất với giá 18 triệu đồng, anh đồng ý ngay. Anh cho biết, anh không phải là trường hợp duy nhất mà xóm Bình Hoà có nhiều người từ miền Bắc lập nghiệp tại Bình Dương bằng nghề này. Những giọt mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt, nhưng anh Đồng luôn nở nụ cười tự tin sau 4 tháng ra nghề “Tôi hy vọng sẽ có cuộc sống ổn định với nghề này”.
Thị trường tiêu thụ của heo đất chủ yếu là nội địa từ Bắc vào Nam. Mấy năm gần đây, chú heo được xuất ngoại sang các nước bạn như Lào, Thái, Campuchia... Bà Nghiệm cũng là Chủ nhiệm Câu lạc bộ heo đất xã Thuận Giao cho biết, tại Thuận Giao, những người sản xuất heo đất đã thành lập nên câu lạc bộ. Nhờ có câu lạc bộ mà mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như khó khăn.
Năm nay, định hướng của chính quyền địa phương là nâng cấp câu lạc bộ thành hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp về heo đất và xây dựng thương hiệu hẳn hoi. Điều này thuận lợi cho hợp tác xã mạnh dạn hơn trong việc hợp đồng số lượng lớn với các khách hàng. Trước đây, có nhiều khách hàng đến đặt vấn đề làm ăn lâu dài với câu lạc bộ, nhưng do mô hình này chưa có gì ràng buộc nên chưa dám hợp đồng. Còn ở thị trấn Lái Thiêu, một số người nhờ hướng dẫn viên du lịch quảng bá làng nghề.
Tất cả những người trong nghề đều mong mỏi con heo bay xa hơn, không chỉ vì mục đích kinh tế mà vì niềm tự hào về nghề truyền thống này.
Những người lâu năm trong nghề cho biết, nghề này xuất phát từ một số gia đình gốc Hoa ở thị trấn Lái Thiêu.
Đến nay, nếu tính tại thị trấn Lái Thiêu đã có hơn 59 hộ và xã Thuận Giao có hơn 79 hộ sinh sống bằng nghề này. Đây là hai nơi tập trung làm heo đất nhiều nhất ở Thuận An. Trong đó, có hộ sản xuất từ A đến Z, nghĩa là làm hết các công đoạn từ đổ bột đất sét vào khuôn đến sơn thành phẩm và phần lớn hộ chỉ gia công giai đoạn cuối là sơn và vẽ.
Con heo đất mang cái nghèo đi
Ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thuận An cho biết: nhờ con vật bé nhỏ này mà nhiều hộ có cuộc sống ổn định.
Chẳng hạn, trường hợp bà Nguyễn Thị Hoa ở khu phố Bình Đức, thị trấn Lái Thiêu, 16 năm trong nghề cho biết: trước đây, bà nuôi heo thịt, nhưng bệnh lỡ mồm long móng đã kéo theo số vốn đầu tư lên đến hơn trăm triệu đồng. Không tránh khỏi cú sốc, bà quyết định chuyển nghề.
Nhận thấy Bình Dương nổi tiếng về nghề làm heo đất, bà nghĩ: heo thịt không thành công thì nuôi đất thử thế nào? Hơn nữa vốn đầu tư cho nghề làm heo đất không cao lắm. Khi được địa phương hỗ trợ cho vay vốn, bà mua heo đất đã nung, chỉ cần sơn và vẽ là có thể bán ra thị trường. Mười mấy năm, giờ bà Hoa có thể nhẹ nhõm với thu nhập ổn định, nhà cửa khang trang và còn có thể giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi xung quanh.
Còn ông Nguyễn Thái Hoà, thị trấn Lái Thiêu với một cánh tay không được khoẻ mạnh như người bình thường, ông chọn nghề thiết kế khuôn heo đất cung cấp cho các hộ sản xuất trong thị trấn Lái Thiêu. Dọc theo bức tường nhà ông lúc nào cũng đầy ắp khuôn thạch cao chờ mối đến lấy.
Hộ bà Võ Thị Bảy, xã Thuận Giao cho biết: trước đây, thu nhập chính của bà nhờ vào việc thu mua mặt hàng chậu. Theo ghe bán lẻ vừa long đong mà đồng lời ngay càng teo dần, đến mức thâm hụt vốn. Lỗ lã, bà bỏ nghề. Khi ngân hàng chính sách huyện có chương trình hỗ trợ cho vay vốn, bà chuyển sang kinh doanh heo đất. Tích luỹ dần đồng lời, bà xây lò sản xuất, từ đổ khuôn, nung đến thuê người sơn, vẽ.
Bà Lê Thị Nghiệm, hơn 20 năm theo nghề giờ trở thành lò sản xuất lớn nhất ở Thuận Giao với số lượng 3.000-3.500 con/lò nung. Bà cho biết, bình quân một ngày là 2-3 xe đến lấy hàng, nếu tính trung bình 1 xe là 1 triệu đồng, trừ chi phí thì bà còn lãi 500.000 đồng- một con số rất có ý nghĩa đối với vùng nông thôn.
Nhưng điều quan trọng, đây là nghề ổn định, ít thăng trầm, không biến động về giá cả mà tiêu thụ thì quanh năm. Không như những mặt hàng khác, hàng heo đất không sợ “ế”, khi đắt thì làm bao nhiêu hết bao nhiêu, bình thường thì làm bao nhiêu cứ chất cao lên, khách đến mua lai rai quanh năm.
Không chỉ giúp ổn định cuộc sống, nghề này còn giúp giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương. Bà Nghiệm cho biết, riêng Thuận Giao, làng nghề giải quyết 300-400 lao động nhàn rỗi. Nghề này không thất nghiệp, lúc nào cũng có việc làm. Một người làm công có thể được 40- 50 ngàn đồng/ngày, người làm giỏi thì được 100.000 đồng/ngày.
Con heo chắp cánh bay xa
Nghề này không nặng nhọc nhưng không kém phần vất vả. Vì vậy, chỉ có người già nhàn rỗi và số ít thanh niên theo nghề.
Từ khi khu công nghiệp mọc lên, làng heo đã mất đi một lượng lao động thanh niên. Các công đoạn của việc sản xuất phần lớn thực hiện dưới ánh nắng mặt trời. Cái nắng gay gắt không phải ai cũng chịu được, nhất là những người mới vào nghề. Đất sét trộn keo được xay nhuyễn thành bột sền sệt. Sau đó, đổ vào từng khuôn.
Sau mấy giờ, lớp thạch cao của khuôn tự động hút bột đất sét tạo thành hình dạng chú heo. Từng khuôn heo được dỡ ra để phơi kịp nắng, sau một cái nắng tốt là được. Cuối cùng là chất vào lò nung trong vòng 8h là ra thành phẩm.
Nghề này lấy công làm lời, nhờ vào số lượng nhiều thì lãi mới cao. Nếu tính lãi thì chỉ đạt 150 đồng/con. Có người giàu lên vì nghề, nhưng cũng có người vì điều này mà bỏ nghề vất vả này chuyển sang làm nghề khác khi đã dành dụm được một số vốn làm ăn. Người ra nghề thì lại sẽ có người chập chững vào nghề.
Chẳng hạn như trường hợp anh Đồng Văn Quyết từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, nghe có người sang nhượng cơ sở làm heo đất với giá 18 triệu đồng, anh đồng ý ngay. Anh cho biết, anh không phải là trường hợp duy nhất mà xóm Bình Hoà có nhiều người từ miền Bắc lập nghiệp tại Bình Dương bằng nghề này. Những giọt mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt, nhưng anh Đồng luôn nở nụ cười tự tin sau 4 tháng ra nghề “Tôi hy vọng sẽ có cuộc sống ổn định với nghề này”.
Thị trường tiêu thụ của heo đất chủ yếu là nội địa từ Bắc vào Nam. Mấy năm gần đây, chú heo được xuất ngoại sang các nước bạn như Lào, Thái, Campuchia... Bà Nghiệm cũng là Chủ nhiệm Câu lạc bộ heo đất xã Thuận Giao cho biết, tại Thuận Giao, những người sản xuất heo đất đã thành lập nên câu lạc bộ. Nhờ có câu lạc bộ mà mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như khó khăn.
Năm nay, định hướng của chính quyền địa phương là nâng cấp câu lạc bộ thành hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp về heo đất và xây dựng thương hiệu hẳn hoi. Điều này thuận lợi cho hợp tác xã mạnh dạn hơn trong việc hợp đồng số lượng lớn với các khách hàng. Trước đây, có nhiều khách hàng đến đặt vấn đề làm ăn lâu dài với câu lạc bộ, nhưng do mô hình này chưa có gì ràng buộc nên chưa dám hợp đồng. Còn ở thị trấn Lái Thiêu, một số người nhờ hướng dẫn viên du lịch quảng bá làng nghề.
Tất cả những người trong nghề đều mong mỏi con heo bay xa hơn, không chỉ vì mục đích kinh tế mà vì niềm tự hào về nghề truyền thống này.