Hiệp hội chỉ là nơi… hội họp!
Năng lực khuyến nghị và phản biện chính sách của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam rất mờ nhạt
Năng lực khuyến nghị và phản biện chính sách của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam rất mờ nhạt, trong khi vai trò gắn kết các doanh nghiệp thành viên lại yếu ớt.
Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại một hội thảo gần đây về hiệp hội doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội.
Có người ví việc tham gia các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam như là sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, hay là sân chơi của những quan chức đến tuổi (hoặc buộc phải) về hưu. Nhưng ở các nước khác, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng trong vận hành kinh tế, xã hội, thậm chí cả việc hoạch định chính sách và lập quy.
Tiếng nói phản biện của các tổ chức xã hội dân sự này có sức nặng trước các vấn đề kinh tế, xã hội. Trong một xã hội dân chủ, một thiết chế nhà nước mạnh, nhất thiết phải có những lực lượng xã hội có năng lực phản biện chính sách, làm cho chính sách được thảo luận từ nhiều bình diện, mà tổ chức xã hội dân sự là nòng cốt.
Chẳng hạn, VAMA (Hiệp hội các nhà Sản xuất ôtô Việt Nam), phản ánh về chính sách thuế ôtô và tổng hợp thống kê về lượng xe bán ra của các hội viên, xem công ty nào bán chạy nhất, ở phân khúc xe gì, giá cả tăng hay giảm. Nhưng các doanh nghiệp hội viên thì muốn hiệp hội họ tham gia không chỉ dừng lại ở những hoạt động đó.
“Vào VAMA cũng chả có nhiều việc. Chủ yếu mỗi tháng họp một lần trong một đến hai tiếng nên không có tác dụng. Họ không kiến nghị và vận động chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy công nghiệp ôtô phát triển mà chỉ nói chuyện thuế”, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Nhà máy ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), nói.
Ngay cả chuyện VAMA công bố số lượng xe bán ra của các hội viên cũng không nhận được đồng tình của Vinaxuki.
Theo ông Huyên, VAMA không kiểm tra sự chính xác trong báo cáo của các công ty nên mới có chuyện hai công ty khai tăng lượng xe ôtô tải bán ra bốn tháng đầu năm nay để lấy thành tích, trong khi số liệu của Bộ Công Thương lại thấp hơn.
“Ai muốn khai lượng xe sản xuất bao nhiêu thì khai. Họ (VAMA) cũng không kiểm soát”, ông Huyên nói.
Điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2006 (mới nhất) đối với 64 hiệp hội doanh nghiệp cho biết, khó khăn lớn nhất của hiệp hội là thiếu kinh phí (73%), tiếp đến là năng lực yếu kém so với yêu cầu của hội viên (62%) và thiếu nhân lực có trình độ (46%).
Đã thiếu kinh phí, nhân sự của các tổ chức này cũng rất hạn chế, thậm chí trong 64 hiệp hội được khảo sát có hai hiệp hội không có… nhân viên chuyên trách. Tính đến thời điểm cuối năm 2006, trung bình mỗi hiệp hội chỉ có 7 nhân viên và 71% số hiệp hội chưa có bộ phận phụ trách về pháp luật và chính sách nên khi gặp vấn đề liên quan hiệp hội rất lúng túng.
Theo ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam, hiệp hội ở các nước khác có vai trò cực kỳ lớn vì nếu không phát huy vai trò thì các tổ chức này không thể tồn tại được.
“Doanh nghiệp nộp lệ phí, góp tiền để nuôi hiệp hội thì họ phải có lợi ích nhất định, nếu tham gia theo kiểu vô thưởng vô phạt thì chắc chắn doanh nghiệp không mặn mà”, ông Cường nói.
Ông Đậu Anh Tuấn, cán bộ Ban Pháp chế của VCCI, lý giải: Gia nhập hiệp hội, các doanh nghiệp thường kỳ vọng ở các hiệp hội ngoài việc đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho mình còn phải góp phần xúc tiến thương mại, đầu tư, đào tạo nhân lực, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ cần thiết khác...
Tuy vậy, các hiệp hội hiện nay với những hạn chế về kinh phí, nhân lực, bộ máy... rất khó để đáp ứng các yêu cầu nói trên của doanh nghiệp”. Một số hiệp hội doanh nghiệp hoạt động chính vẫn là tổ chức hội họp, lễ lạt, lễ tôn vinh... định kỳ.
Đó là chưa kể một số ít hiệp hội mà các doanh nghiệp phản ánh rằng chưa đại diện đúng quyền lợi của hội viên, thậm chí đi... ngược lại quyền và lợi ích của họ!
Ông Tuấn nói nhiều hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là các hiệp hội nhỏ, đang rơi vào một vòng luẩn quẩn khó vượt qua. Hiệp hội bé, kinh phí eo hẹp nên không có nhân lực có chất lượng, hoạt động của các tổ chức này không đáp ứng được yêu cầu và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hội viên nên họ ngày càng không gắn bó với hiệp hội.
Không có ủng hộ về nguồn lực từ các hội viên thì hiệp hội lại phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn nói trên.
Ngay cả một hiệp hội quan trọng như Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng bị hạn chế về hoạt động, mà theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, là do chưa có hành lang pháp lý ngoài Nghị định 88/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
“Nghị định này chỉ quy định chung cho tất cả các hội nên chúng tôi tự mò mẫm làm”, ông Lộc cho biết.
Ông thừa nhận, hiện vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam bị “đóng khung” ở chức năng tuyên truyền, tổng hợp số liệu thông tin, đào tạo nhưng việc hợp tác và lên kế hoạch hành động chung cho các hội viên thì chưa có quy định cụ thể. “Chúng tôi cũng kiến nghị nhiều song không ăn thua”, ông Lộc ngán ngẩm.
Ông Trần Đình Cường đúc kết: “Thứ nhất là không có quyền, và từ không có quyền sẽ dẫn đến không có tiền nên chẳng ai nghe”.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, có 14,52% ý kiến doanh nghiệp nói rằng các hiệp hội doanh nghiệp có rất ít hiệu quả trong xây dựng và phản biện chính sách luật, còn ở cấp địa phương tỷ lệ này là 18,23%.
Một nguồn tin từ VCCI cho biết, một số doanh nghiệp trong nước sẵn lòng bỏ số tiền lớn để trở thành hội viên hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài trong khi từ chối tham gia hiệp hội Việt Nam với mức phí "tượng trưng" vì họ không muốn “vào cho vui” và lãng phí thời giờ và cơ hội làm ăn.
Chuyện yếm thế của xã hội dân sự mà điển hình là sự mờ nhạt của các hiệp hội doanh nghiệp có nguyên nhân lớn là nhà nước chưa chịu giao việc cho các tổ chức này.
Lâu nay các hiệp hội vẫn bị nhiều người coi là dựng lên... cho vui, chứ không có thực quyền.
“Đúng là sự èo uột của các hiệp hội doanh nghiệp một phần là do Nhà nước. Trước hết là nhận thức, nhiều người quá đề cao vai trò nhà nước, cho rằng nhà nước có thể cáng đáng và giải quyết mọi công việc trong xã hội. Nhiều người nghĩ hiệp hội là tổ chức phụ trợ, thứ yếu và mang tính biểu tượng. Quan hệ Nhà nước - hiệp hội đôi khi là quan hệ một chiều, cơ quan Nhà nước cần thì gọi các hiệp hội lên để tranh thủ ý kiến, ủng hộ một chủ trương chứ chưa xem hiệp hội là một chủ thể quan trọng”, ông Tuấn nói.
Hiệp hội hoàn toàn có thể làm tốt những chức năng vốn được xem là của Nhà nước, vừa giảm gánh nặng cho bộ máy này, vừa hạn chế được phiền hà, nhũng nhiễu từ bộ máy hành chính và tăng cường chất lượng dịch vụ dưới sức ép của yêu cầu minh bạch, cạnh tranh.
Dù chưa phổ biến nhưng đã có bằng chứng cho xu hướng này: cùng hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng thủ tục hành chính do hiệp hội doanh nghiệp cấp được doanh nghiệp đánh giá cao hơn nhiều so với Nhà nước thực hiện.
(Theo TBKTSG)
Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại một hội thảo gần đây về hiệp hội doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội.
Có người ví việc tham gia các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam như là sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, hay là sân chơi của những quan chức đến tuổi (hoặc buộc phải) về hưu. Nhưng ở các nước khác, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng trong vận hành kinh tế, xã hội, thậm chí cả việc hoạch định chính sách và lập quy.
Tiếng nói phản biện của các tổ chức xã hội dân sự này có sức nặng trước các vấn đề kinh tế, xã hội. Trong một xã hội dân chủ, một thiết chế nhà nước mạnh, nhất thiết phải có những lực lượng xã hội có năng lực phản biện chính sách, làm cho chính sách được thảo luận từ nhiều bình diện, mà tổ chức xã hội dân sự là nòng cốt.
Chẳng hạn, VAMA (Hiệp hội các nhà Sản xuất ôtô Việt Nam), phản ánh về chính sách thuế ôtô và tổng hợp thống kê về lượng xe bán ra của các hội viên, xem công ty nào bán chạy nhất, ở phân khúc xe gì, giá cả tăng hay giảm. Nhưng các doanh nghiệp hội viên thì muốn hiệp hội họ tham gia không chỉ dừng lại ở những hoạt động đó.
“Vào VAMA cũng chả có nhiều việc. Chủ yếu mỗi tháng họp một lần trong một đến hai tiếng nên không có tác dụng. Họ không kiến nghị và vận động chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy công nghiệp ôtô phát triển mà chỉ nói chuyện thuế”, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Nhà máy ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), nói.
Ngay cả chuyện VAMA công bố số lượng xe bán ra của các hội viên cũng không nhận được đồng tình của Vinaxuki.
Theo ông Huyên, VAMA không kiểm tra sự chính xác trong báo cáo của các công ty nên mới có chuyện hai công ty khai tăng lượng xe ôtô tải bán ra bốn tháng đầu năm nay để lấy thành tích, trong khi số liệu của Bộ Công Thương lại thấp hơn.
“Ai muốn khai lượng xe sản xuất bao nhiêu thì khai. Họ (VAMA) cũng không kiểm soát”, ông Huyên nói.
Điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2006 (mới nhất) đối với 64 hiệp hội doanh nghiệp cho biết, khó khăn lớn nhất của hiệp hội là thiếu kinh phí (73%), tiếp đến là năng lực yếu kém so với yêu cầu của hội viên (62%) và thiếu nhân lực có trình độ (46%).
Đã thiếu kinh phí, nhân sự của các tổ chức này cũng rất hạn chế, thậm chí trong 64 hiệp hội được khảo sát có hai hiệp hội không có… nhân viên chuyên trách. Tính đến thời điểm cuối năm 2006, trung bình mỗi hiệp hội chỉ có 7 nhân viên và 71% số hiệp hội chưa có bộ phận phụ trách về pháp luật và chính sách nên khi gặp vấn đề liên quan hiệp hội rất lúng túng.
Theo ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam, hiệp hội ở các nước khác có vai trò cực kỳ lớn vì nếu không phát huy vai trò thì các tổ chức này không thể tồn tại được.
“Doanh nghiệp nộp lệ phí, góp tiền để nuôi hiệp hội thì họ phải có lợi ích nhất định, nếu tham gia theo kiểu vô thưởng vô phạt thì chắc chắn doanh nghiệp không mặn mà”, ông Cường nói.
Ông Đậu Anh Tuấn, cán bộ Ban Pháp chế của VCCI, lý giải: Gia nhập hiệp hội, các doanh nghiệp thường kỳ vọng ở các hiệp hội ngoài việc đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho mình còn phải góp phần xúc tiến thương mại, đầu tư, đào tạo nhân lực, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ cần thiết khác...
Tuy vậy, các hiệp hội hiện nay với những hạn chế về kinh phí, nhân lực, bộ máy... rất khó để đáp ứng các yêu cầu nói trên của doanh nghiệp”. Một số hiệp hội doanh nghiệp hoạt động chính vẫn là tổ chức hội họp, lễ lạt, lễ tôn vinh... định kỳ.
Đó là chưa kể một số ít hiệp hội mà các doanh nghiệp phản ánh rằng chưa đại diện đúng quyền lợi của hội viên, thậm chí đi... ngược lại quyền và lợi ích của họ!
Ông Tuấn nói nhiều hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là các hiệp hội nhỏ, đang rơi vào một vòng luẩn quẩn khó vượt qua. Hiệp hội bé, kinh phí eo hẹp nên không có nhân lực có chất lượng, hoạt động của các tổ chức này không đáp ứng được yêu cầu và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hội viên nên họ ngày càng không gắn bó với hiệp hội.
Không có ủng hộ về nguồn lực từ các hội viên thì hiệp hội lại phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn nói trên.
Ngay cả một hiệp hội quan trọng như Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng bị hạn chế về hoạt động, mà theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, là do chưa có hành lang pháp lý ngoài Nghị định 88/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
“Nghị định này chỉ quy định chung cho tất cả các hội nên chúng tôi tự mò mẫm làm”, ông Lộc cho biết.
Ông thừa nhận, hiện vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam bị “đóng khung” ở chức năng tuyên truyền, tổng hợp số liệu thông tin, đào tạo nhưng việc hợp tác và lên kế hoạch hành động chung cho các hội viên thì chưa có quy định cụ thể. “Chúng tôi cũng kiến nghị nhiều song không ăn thua”, ông Lộc ngán ngẩm.
Ông Trần Đình Cường đúc kết: “Thứ nhất là không có quyền, và từ không có quyền sẽ dẫn đến không có tiền nên chẳng ai nghe”.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, có 14,52% ý kiến doanh nghiệp nói rằng các hiệp hội doanh nghiệp có rất ít hiệu quả trong xây dựng và phản biện chính sách luật, còn ở cấp địa phương tỷ lệ này là 18,23%.
Một nguồn tin từ VCCI cho biết, một số doanh nghiệp trong nước sẵn lòng bỏ số tiền lớn để trở thành hội viên hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài trong khi từ chối tham gia hiệp hội Việt Nam với mức phí "tượng trưng" vì họ không muốn “vào cho vui” và lãng phí thời giờ và cơ hội làm ăn.
Chuyện yếm thế của xã hội dân sự mà điển hình là sự mờ nhạt của các hiệp hội doanh nghiệp có nguyên nhân lớn là nhà nước chưa chịu giao việc cho các tổ chức này.
Lâu nay các hiệp hội vẫn bị nhiều người coi là dựng lên... cho vui, chứ không có thực quyền.
“Đúng là sự èo uột của các hiệp hội doanh nghiệp một phần là do Nhà nước. Trước hết là nhận thức, nhiều người quá đề cao vai trò nhà nước, cho rằng nhà nước có thể cáng đáng và giải quyết mọi công việc trong xã hội. Nhiều người nghĩ hiệp hội là tổ chức phụ trợ, thứ yếu và mang tính biểu tượng. Quan hệ Nhà nước - hiệp hội đôi khi là quan hệ một chiều, cơ quan Nhà nước cần thì gọi các hiệp hội lên để tranh thủ ý kiến, ủng hộ một chủ trương chứ chưa xem hiệp hội là một chủ thể quan trọng”, ông Tuấn nói.
Hiệp hội hoàn toàn có thể làm tốt những chức năng vốn được xem là của Nhà nước, vừa giảm gánh nặng cho bộ máy này, vừa hạn chế được phiền hà, nhũng nhiễu từ bộ máy hành chính và tăng cường chất lượng dịch vụ dưới sức ép của yêu cầu minh bạch, cạnh tranh.
Dù chưa phổ biến nhưng đã có bằng chứng cho xu hướng này: cùng hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng thủ tục hành chính do hiệp hội doanh nghiệp cấp được doanh nghiệp đánh giá cao hơn nhiều so với Nhà nước thực hiện.
(Theo TBKTSG)