Hiệp hội doanh nghiệp Việt chưa thoát “vòng luẩn quẩn”
Các hiệp hội doanh nghiệp mới thu hút được chưa tới 10% các doanh nghiệp đang hoạt động trong phạm vi ngành, địa phương
Một số doanh nhân nói với tôi rằng “em không rỗi hơi tham gia vào các hiệp hội, em đang lo sốt vó cho doanh nghiệp mình đây”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu tại Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “ Thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 25/1.
Từ ghi nhận thực tế, ông Doanh lý giải sở dĩ nhiều doanh nhân chưa mặn mà tham gia hiệp hội có nguyên nhân từ hoạt động của các tổ chức này còn nặng về “hội” mà nhẹ về “hiệp”, mỗi khi gặp gỡ thường nghe truyền đạt nghị quyết và văn nghệ vui vẻ là chính. Trong khi việc phản ánh những bức xúc của doanh nghiệp và dấn thân giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn lại khá mờ nhạt.
Vị chuyên gia cao niên này cũng đồng ý với nhận định được ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng Ban pháp chế của VCCI đưa ra khi trình bày báo cáo là hầu hết các hiệp hội vẫn đang ở trong vòng luẩn quẩn. Sự eo hẹp về tài chính (lương trung bình của cán bộ nhân viên hiệp hội chỉ từ 3 - 5 triệu đồng/tháng) dẫn đến khó thu hút người có năng lực. Thiếu nhân lực thì hoạt động nghèo nàn, không thu hút được hội viên, ít hội viên thì hội phí hạn chế… Tỷ lệ hiệp hội có số dư trong cân đối thu chi năm 2011 là 31%, tăng nhẹ so với năm 2007 (28,3%).
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nêu một thực tế có doanh nhân Việt sẵn sàng trả hội phí rất cao để tham gia hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại không tham gia hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam bởi tính hiệu quả của hiệp hội ngoại.
Báo cáo được công bố tại hội thảo cũng cho thấy con số ước tính của các hiệp hội doanh nghiệp trả lời khảo sát (78/gần 400 hiệp hội hoạt động chính thức), các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới thu hút được chưa tới 10% (tính trung bình) các doanh nghiệp đang hoạt động trong phạm vi ngành hoặc địa phương của hiệp hội.
Một trong những mục tiêu lớn nhất khi thành lập hiệp hội là nhằm bảo vệ quyền lợi của hội viên song đây lại là hoạt động kém thường xuyên nhất của các hiệp hội, theo kết quả nghiên cứu.
Còn với chức năng quan trọng là vận động chính sách thì ở mức độ chung, chỉ có 38% các hiệp hội cho rằng việc đóng góp ý kiến của hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp địa phương/ngành đối với chất lượng của chính sách, văn bản pháp luật là hiệu quả. Có tới 53% cho rằng có lúc hiệu quả, có lúc không; thậm chí, có 8% cho rằng rất ít hiệu quả và 2% cho rằng không hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của đa số hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn rời rạc, chưa đồng đều, theo nhiều ý kiến ở hội thảo là do còn thiếu khung pháp lý. Ý tưởng và đề xuất xây dựng luật về hội trầy trật hơn chục năm nay vẫn chưa thể thành hiện thực được cho là cần phải tiếp tục được theo đuổi.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh đây là lần đầu tiên báo cáo nghiên cứu “Thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” được công bố. Khẳng định vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp đang ngày càng được đề cao, ông Lộc cũng bày tỏ hy vọng những thông tin từ báo cáo này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của hiệp hội trong thời gian tới.
Từ ghi nhận thực tế, ông Doanh lý giải sở dĩ nhiều doanh nhân chưa mặn mà tham gia hiệp hội có nguyên nhân từ hoạt động của các tổ chức này còn nặng về “hội” mà nhẹ về “hiệp”, mỗi khi gặp gỡ thường nghe truyền đạt nghị quyết và văn nghệ vui vẻ là chính. Trong khi việc phản ánh những bức xúc của doanh nghiệp và dấn thân giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn lại khá mờ nhạt.
Vị chuyên gia cao niên này cũng đồng ý với nhận định được ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng Ban pháp chế của VCCI đưa ra khi trình bày báo cáo là hầu hết các hiệp hội vẫn đang ở trong vòng luẩn quẩn. Sự eo hẹp về tài chính (lương trung bình của cán bộ nhân viên hiệp hội chỉ từ 3 - 5 triệu đồng/tháng) dẫn đến khó thu hút người có năng lực. Thiếu nhân lực thì hoạt động nghèo nàn, không thu hút được hội viên, ít hội viên thì hội phí hạn chế… Tỷ lệ hiệp hội có số dư trong cân đối thu chi năm 2011 là 31%, tăng nhẹ so với năm 2007 (28,3%).
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nêu một thực tế có doanh nhân Việt sẵn sàng trả hội phí rất cao để tham gia hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại không tham gia hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam bởi tính hiệu quả của hiệp hội ngoại.
Báo cáo được công bố tại hội thảo cũng cho thấy con số ước tính của các hiệp hội doanh nghiệp trả lời khảo sát (78/gần 400 hiệp hội hoạt động chính thức), các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới thu hút được chưa tới 10% (tính trung bình) các doanh nghiệp đang hoạt động trong phạm vi ngành hoặc địa phương của hiệp hội.
Một trong những mục tiêu lớn nhất khi thành lập hiệp hội là nhằm bảo vệ quyền lợi của hội viên song đây lại là hoạt động kém thường xuyên nhất của các hiệp hội, theo kết quả nghiên cứu.
Còn với chức năng quan trọng là vận động chính sách thì ở mức độ chung, chỉ có 38% các hiệp hội cho rằng việc đóng góp ý kiến của hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp địa phương/ngành đối với chất lượng của chính sách, văn bản pháp luật là hiệu quả. Có tới 53% cho rằng có lúc hiệu quả, có lúc không; thậm chí, có 8% cho rằng rất ít hiệu quả và 2% cho rằng không hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của đa số hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn rời rạc, chưa đồng đều, theo nhiều ý kiến ở hội thảo là do còn thiếu khung pháp lý. Ý tưởng và đề xuất xây dựng luật về hội trầy trật hơn chục năm nay vẫn chưa thể thành hiện thực được cho là cần phải tiếp tục được theo đuổi.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh đây là lần đầu tiên báo cáo nghiên cứu “Thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” được công bố. Khẳng định vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp đang ngày càng được đề cao, ông Lộc cũng bày tỏ hy vọng những thông tin từ báo cáo này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của hiệp hội trong thời gian tới.