Hiệu quả tập đoàn, tổng công ty: Những số liệu mới
Hội nghị thường niên giữa Thường trực Chính phủ và các tập đoàn, tổng công ty 91 vừa được tổ chức
Hội nghị thường niên giữa Thường trực Chính phủ và các tập đoàn, tổng công ty 91 vừa được tổ chức.
Bản báo cáo được chú ý tại hội nghị năm nay, diễn ra ngày 15/2, là từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khi nhiều người đang đón đợi những thông tin về hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế quan trọng này.
Lớn và nhỏ, cao và thấp
Theo báo cáo, ngoại trừ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), tổng doanh thu năm 2010 của 21 tập đoàn, tổng công ty 91 còn lại ước đạt 1.173.489 tỷ đồng, tăng 22% so với kế hoạch năm và 36% so với năm 2009.
Nếu áp vào con số GDP theo giá thực tế được Tổng cục Thống kê công bố là 1.980.914 tỷ đồng, con số kể trên đã chiếm xấp xỉ 60% GDP. Như vậy, nếu tính cả 577 triệu USD tổng doanh thu như của Vinashin công bố; hay cộng cả các tổng công ty 90, các doanh nghiệp nhà nước khác thì tỷ lệ này có thể còn cao hơn nhiều.
Cũng tại báo cáo này, quy mô vốn chủ sở hữu xác định là 540.701 tỷ đồng, tăng 11,75% so với năm 2009. Trong khi đó, tổng lợi nhuận trước thuế là 70.778 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt khoảng 13,1%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng thương mại trong năm vừa qua.
Đặc biệt, báo cáo cũng cho biết có đến 80% tổng số lợi nhuận trước thuế đến từ 4 tập đoàn là Dầu khí, Viễn thông Quân đội, Bưu chính Viễn thông và Cao su. Như vậy, ở các tập đoàn, tổng công ty còn lại, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu kể trên còn thấp hơn nữa. Riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2010 xác định lỗ 8.596 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2010, 21 tập đoàn, tổng công ty 91 đã nộp ngân sách nhà nước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009. Đối chiếu với tổng thu ngân sách được Bộ Tài chính công bố là 528,1 nghìn tỷ đồng, khoản trên chỉ chiếm khoảng 32,9%.
Với chỉ tiêu nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, Ban chỉ đạo cho biết, ngoài Vinashin, về cơ bản đến nay các tập đoàn, tổng công ty đều có tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể là Hàng hải 3,92 lần; Sông Đà 3,5 lần; Dệt may 3,5 lần; Hàng không 3,3 lần…
Những tồn tại cũ
Những tồn tại cũ tiếp tục được nêu lên tại hội nghị năm nay. Vẫn theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, mặc dù mô hình tập đoàn đã được thí điểm từ năm 2005 và từ 1/7/2010 toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước cơ bản chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên, nhưng điều lệ hoạt động đa số chưa thay đổi kịp.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện nay, mới có 3 tập đoàn là Dầu khí, Bưu chính Viễn thông và Công nghiệp Tàu thủy được phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động; 17 tập đoàn, tổng công ty đang chờ Văn phòng Chính phủ đang làm thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều. Riêng Tổng công ty Hàng không Việt Nam vẫn chưa trình dự thảo điều lệ tổ chức hoạt động.
Trong khí đó, hoạt động kiểm soát của các bộ chủ quan cũng chưa hoạt động được. Mặc dù việc tổ chức và hoạt động của kiểm soát viên theo quy định của Luật doanh nghiệp về nhiệm kỳ, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện đã có quy định của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền các bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm kiểm soát viên cho các tập đoàn, tổng công ty 91, nhưng nhiều bộ đến nay vẫn chưa bổ nhiệm được.
“Trên thực tế, kiểm soát viên của các tập đoàn, tổng công ty 91 vẫn chưa hoạt động được”, báo cáo của Ban chỉ đạo khẳng định.
Liên quan đến việc chấn chỉnh đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty 91, Ban chỉ đạo cho biết nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng đã tiến hành rà soát, xác định lại ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan. Việc chấn chỉnh chủ yếu là thoái vốn đầu tư.
“Tuy nhiên, việc thoái vốn đầu tư từ các lĩnh vực có độ rủi ro cao, không thuộc sở trường kinh doanh như ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản ở một vài tập đoàn, tổng công ty còn chậm”, báo cáo cho hay.
Trong khi đó, bản thân một số tập đoàn, tổng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư của mình.
Theo Ban chỉ đạo, có những dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhưng chậm được thanh toán, trong khi vốn để sản xuất kinh doanh phải đi vay nên hiệu quả thấp. Cụ thể là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đạt giá trị đầu tư thực hiện 88%; Dầu khí là 85%; Hóa chất 81%; Bưu chính Viễn thông 74%; Hàng không 67,5%, Xi măng 64%...
Một nội dung cũng được quan tâm là việc cổ phần hóa tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Theo Ban chỉ đạo quá trình triển khai hiện nay còn khá chậm và mới có 5 đơn vị hoàn thành cổ phấn hóa trong năm 2010.
Việc chậm chễ cũng được xác định là do vướng mắc về quy định xác định giá trị lợi thế kinh doanh, trong đó có lợi thế vị trí địa lý và tình hình thị trường diễn biến không thuận lợi.
Bản báo cáo được chú ý tại hội nghị năm nay, diễn ra ngày 15/2, là từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khi nhiều người đang đón đợi những thông tin về hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế quan trọng này.
Lớn và nhỏ, cao và thấp
Theo báo cáo, ngoại trừ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), tổng doanh thu năm 2010 của 21 tập đoàn, tổng công ty 91 còn lại ước đạt 1.173.489 tỷ đồng, tăng 22% so với kế hoạch năm và 36% so với năm 2009.
Nếu áp vào con số GDP theo giá thực tế được Tổng cục Thống kê công bố là 1.980.914 tỷ đồng, con số kể trên đã chiếm xấp xỉ 60% GDP. Như vậy, nếu tính cả 577 triệu USD tổng doanh thu như của Vinashin công bố; hay cộng cả các tổng công ty 90, các doanh nghiệp nhà nước khác thì tỷ lệ này có thể còn cao hơn nhiều.
Cũng tại báo cáo này, quy mô vốn chủ sở hữu xác định là 540.701 tỷ đồng, tăng 11,75% so với năm 2009. Trong khi đó, tổng lợi nhuận trước thuế là 70.778 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt khoảng 13,1%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng thương mại trong năm vừa qua.
Đặc biệt, báo cáo cũng cho biết có đến 80% tổng số lợi nhuận trước thuế đến từ 4 tập đoàn là Dầu khí, Viễn thông Quân đội, Bưu chính Viễn thông và Cao su. Như vậy, ở các tập đoàn, tổng công ty còn lại, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu kể trên còn thấp hơn nữa. Riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2010 xác định lỗ 8.596 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2010, 21 tập đoàn, tổng công ty 91 đã nộp ngân sách nhà nước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009. Đối chiếu với tổng thu ngân sách được Bộ Tài chính công bố là 528,1 nghìn tỷ đồng, khoản trên chỉ chiếm khoảng 32,9%.
Với chỉ tiêu nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, Ban chỉ đạo cho biết, ngoài Vinashin, về cơ bản đến nay các tập đoàn, tổng công ty đều có tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể là Hàng hải 3,92 lần; Sông Đà 3,5 lần; Dệt may 3,5 lần; Hàng không 3,3 lần…
Những tồn tại cũ
Những tồn tại cũ tiếp tục được nêu lên tại hội nghị năm nay. Vẫn theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, mặc dù mô hình tập đoàn đã được thí điểm từ năm 2005 và từ 1/7/2010 toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước cơ bản chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên, nhưng điều lệ hoạt động đa số chưa thay đổi kịp.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện nay, mới có 3 tập đoàn là Dầu khí, Bưu chính Viễn thông và Công nghiệp Tàu thủy được phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động; 17 tập đoàn, tổng công ty đang chờ Văn phòng Chính phủ đang làm thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều. Riêng Tổng công ty Hàng không Việt Nam vẫn chưa trình dự thảo điều lệ tổ chức hoạt động.
Trong khí đó, hoạt động kiểm soát của các bộ chủ quan cũng chưa hoạt động được. Mặc dù việc tổ chức và hoạt động của kiểm soát viên theo quy định của Luật doanh nghiệp về nhiệm kỳ, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện đã có quy định của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền các bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm kiểm soát viên cho các tập đoàn, tổng công ty 91, nhưng nhiều bộ đến nay vẫn chưa bổ nhiệm được.
“Trên thực tế, kiểm soát viên của các tập đoàn, tổng công ty 91 vẫn chưa hoạt động được”, báo cáo của Ban chỉ đạo khẳng định.
Liên quan đến việc chấn chỉnh đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty 91, Ban chỉ đạo cho biết nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng đã tiến hành rà soát, xác định lại ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan. Việc chấn chỉnh chủ yếu là thoái vốn đầu tư.
“Tuy nhiên, việc thoái vốn đầu tư từ các lĩnh vực có độ rủi ro cao, không thuộc sở trường kinh doanh như ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản ở một vài tập đoàn, tổng công ty còn chậm”, báo cáo cho hay.
Trong khi đó, bản thân một số tập đoàn, tổng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư của mình.
Theo Ban chỉ đạo, có những dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhưng chậm được thanh toán, trong khi vốn để sản xuất kinh doanh phải đi vay nên hiệu quả thấp. Cụ thể là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đạt giá trị đầu tư thực hiện 88%; Dầu khí là 85%; Hóa chất 81%; Bưu chính Viễn thông 74%; Hàng không 67,5%, Xi măng 64%...
Một nội dung cũng được quan tâm là việc cổ phần hóa tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Theo Ban chỉ đạo quá trình triển khai hiện nay còn khá chậm và mới có 5 đơn vị hoàn thành cổ phấn hóa trong năm 2010.
Việc chậm chễ cũng được xác định là do vướng mắc về quy định xác định giá trị lợi thế kinh doanh, trong đó có lợi thế vị trí địa lý và tình hình thị trường diễn biến không thuận lợi.