“Hò” nhau đi bắt “dao” rơi
Hàng loạt cổ phiếu giảm quá mạnh thời gian qua đã được bắt đáy hôm nay nhưng rủi ro chọn nhầm mã "lởm" là không nhỏ
“Đến con mèo chết cũng có thể nảy lên nếu được ném xuống từ độ cao thích hợp”, hiếm có nhà đầu tư nào lại không biết câu nói đó. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu thời gian qua đã bật ngược trở lại hôm nay đem lại cơ hội với những mã giảm quá đà nhưng cũng đầy cạm bẫy với những cú nảy kỹ thuật.
Diễn biến bất ngờ của phiên giao dịch ngày 26/10 là hàng loạt “dao rơi” đã được bắt. Những nhà đầu cơ dũng cảm liệu có “đứt tay” hay không thì phải chờ ít nhất T+4 khi cổ phiếu về tài khoản. Phân tích diễn biến giao dịch ở những cổ phiếu này cho thấy hoạt động bắt đáy rất mạnh, thậm chí đủ sức đảo ngược tình thế ở nhiều mã.
HTV là ví dụ tiêu biểu nhất cho tốc độ rơi của “dao” với kỷ lục chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 17 phiên giảm sàn liên tục, tương đương “bốc hơi” hơn 57% tính từ phiên phân phối cuối cùng ngày 30/9.
Đến tận hôm nay HTV mới xuất hiện “Mạnh Thường Quân” ra tay cứu với khối lượng 486.420 cổ phiếu. Sau chuỗi ngày rơi thảm hại, “con dao” này đã cắm xuống đất khi vào vùng hỗ trợ 16.000 đồng – 18.000 đồng, tương đương với mức khởi điểm của sóng tăng hồi cuối tháng 6/2010. HTV được “quét” sàn 169.220 cổ phiếu, chiếm gần 35% khối lượng giao dịch.
Lực mua vào chủ động với HTV là rất rõ ràng: tỉ lệ khớp theo dư bán chiếm 63%. Đây là hoạt động mua được khớp thẳng vào dư bán. Ngay khi có cầu xuất hiện, hoạt động bán ra tại HTV cũng tăng rất mạnh. Tuy nhiên lực mua đã chiến thắng hôm nay và chốt ngày HTV còn tăng 200 đồng/cổ phiếu, tương đương chênh lệch tới 6,36% ngay trong phiên.
Thực ra HTV cũng đã có dấu hiệu mua vào từ hôm qua với trên 136.000 cổ phiếu. Tuy nhiên đó mới chỉ là nỗ lực mua sàn thăm dò và chưa đủ quyết liệt để đỡ giá. HTV đã ra tin lợi nhuận quý 3 với lãi ròng 3,2 tỷ đồng, giảm gần 53% cùng kỳ. Con số lãi này không có gì đặc biệt. Tuy nhiên HTV lại ghi nhận một khoản tiền mặt gửi kỳ hạn dưới 1 năm tới 149,58 tỷ đồng, khá lớn so với mức vốn 100,8 tỷ đồng. Không rõ, đây có phải là điểm hấp dẫn khiến lực bắt dao mạnh lên không, hay chỉ thuần túy vì giá đã giảm quá nhiều.
Đà rơi của “con dao” LTC không mạnh bằng HTV nhưng bên mua lại phải nỗ lực chặn đáy tới 6 phiên liên tục mới đảo ngược được đà giảm. LTC hôm nay còn tăng kịch trần và được chặn mua 52.800 cổ phiếu. 6 phiên mua vào với cổ phiếu này đã hấp thụ được khoảng 816.000 đơn vị. Tính từ giá đỉnh ngày 24/9 thì LTC cũng đã “bốc hơi” hơn 71%.
Với AAA, thực tế cổ phiếu này đã có thanh khoản trở lại từ cuối tháng 9 nhưng áp lực bán còn lớn khiến AAA tiếp tục hành trình giảm giá. Sau khi giảm 67% tính từ giá ngày 17/9, AAA về mức 30.000 đồng/cổ phiếu. Hôm nay AAA được đẩy lên kịch trần với khối lượng giao dịch trên 400.000 đơn vị. Giao dịch của cổ phiếu này ngày 26/10 chủ yếu là bên bán thoát hàng với khối lượng giao dịch tại giá trần khoảng 351.000 đơn vị.
Riêng với ba trường hợp đặc biệt này, giao dịch đột biến đi kèm diễn biến giá tăng cho thấy lực cầu bắt “dao” là khá mạnh. Với mức giảm giá thê thảm, chi phí vốn để mua vào lượng cổ phiếu tranh bán sàn cũng không phải là lớn. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng khối lượng cổ phiếu kẹp trên đỉnh cao không hề nhỏ. Giá càng giảm mạnh thì trừ khối lượng giải chấp, đa số nhà đầu tư đành “cắn răng” chịu lỗ. Điều đó cũng có nghĩa là lượng cung thường trực còn lớn, tạo nên các ngưỡng cản trong hành trình phục hồi.
Không đến mức thảm hại như ba trường hợp dao rơi “kinh điển” trên, hàng loạt cổ phiếu nhỏ mấy tháng gần đây cũng đã từ từ đi xuống với tỉ lệ không hề nhỏ. Thống kê sơ bộ sàn HoSE với các mã có vốn hóa nhỏ hơn 500 tỷ đồng, có gần 30 cổ phiếu đã giảm trên 20% tính từ đầu tháng 9 đến nay. Đa số các cổ phiếu nhỏ giảm mạnh nhất đều tăng trần hoặc sát trần hôm nay như DTA, DXV (-40%), NVN (-32%) VES (-30%), VNI (-29%), PIT (-25%)…
HNX có số cổ phiếu giảm quá 20% thậm chí lên tới cả trăm mã. Riêng số giảm trên 40% cũng gần 20 mã. Ngoài những cổ phiếu tiêu biểu ở trên (AAA, LTC), còn xuất hiện hiện tượng bắt đáy hàng loạt tại VE9 (-55%), DLR (-48%), V21 (-46%), LCS (-45%), V15 (-43%)…
Tiếng lóng trên thị trường chứng khoán có câu “Đến con mèo chết cũng có thể nảy lên nếu được ném xuống từ độ cao thích hợp”, ám chỉ những cổ phiếu giảm quá mạnh luôn có đợt phục hồi kỹ thuật. Cứ nhìn mức giảm của những mã tiêu biểu tăng kịch trần hôm nay có thể thấy độ cao là quá lớn. Tuy nhiên, ẩn số của những cổ phiếu như vậy lại là độ nảy lên cao bao nhiêu. Không một nhà đầu cơ dám bắt “dao” nào lại kỳ vọng vào mức hoàn tăng 100%. Thoát ra ở thời điểm nào là cả một nghệ thuật, và cuộc chơi lúc này cũng khắc nghiệt không kém.
Diễn biến bất ngờ của phiên giao dịch ngày 26/10 là hàng loạt “dao rơi” đã được bắt. Những nhà đầu cơ dũng cảm liệu có “đứt tay” hay không thì phải chờ ít nhất T+4 khi cổ phiếu về tài khoản. Phân tích diễn biến giao dịch ở những cổ phiếu này cho thấy hoạt động bắt đáy rất mạnh, thậm chí đủ sức đảo ngược tình thế ở nhiều mã.
HTV là ví dụ tiêu biểu nhất cho tốc độ rơi của “dao” với kỷ lục chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 17 phiên giảm sàn liên tục, tương đương “bốc hơi” hơn 57% tính từ phiên phân phối cuối cùng ngày 30/9.
Đến tận hôm nay HTV mới xuất hiện “Mạnh Thường Quân” ra tay cứu với khối lượng 486.420 cổ phiếu. Sau chuỗi ngày rơi thảm hại, “con dao” này đã cắm xuống đất khi vào vùng hỗ trợ 16.000 đồng – 18.000 đồng, tương đương với mức khởi điểm của sóng tăng hồi cuối tháng 6/2010. HTV được “quét” sàn 169.220 cổ phiếu, chiếm gần 35% khối lượng giao dịch.
Lực mua vào chủ động với HTV là rất rõ ràng: tỉ lệ khớp theo dư bán chiếm 63%. Đây là hoạt động mua được khớp thẳng vào dư bán. Ngay khi có cầu xuất hiện, hoạt động bán ra tại HTV cũng tăng rất mạnh. Tuy nhiên lực mua đã chiến thắng hôm nay và chốt ngày HTV còn tăng 200 đồng/cổ phiếu, tương đương chênh lệch tới 6,36% ngay trong phiên.
Thực ra HTV cũng đã có dấu hiệu mua vào từ hôm qua với trên 136.000 cổ phiếu. Tuy nhiên đó mới chỉ là nỗ lực mua sàn thăm dò và chưa đủ quyết liệt để đỡ giá. HTV đã ra tin lợi nhuận quý 3 với lãi ròng 3,2 tỷ đồng, giảm gần 53% cùng kỳ. Con số lãi này không có gì đặc biệt. Tuy nhiên HTV lại ghi nhận một khoản tiền mặt gửi kỳ hạn dưới 1 năm tới 149,58 tỷ đồng, khá lớn so với mức vốn 100,8 tỷ đồng. Không rõ, đây có phải là điểm hấp dẫn khiến lực bắt dao mạnh lên không, hay chỉ thuần túy vì giá đã giảm quá nhiều.
Đà rơi của “con dao” LTC không mạnh bằng HTV nhưng bên mua lại phải nỗ lực chặn đáy tới 6 phiên liên tục mới đảo ngược được đà giảm. LTC hôm nay còn tăng kịch trần và được chặn mua 52.800 cổ phiếu. 6 phiên mua vào với cổ phiếu này đã hấp thụ được khoảng 816.000 đơn vị. Tính từ giá đỉnh ngày 24/9 thì LTC cũng đã “bốc hơi” hơn 71%.
Với AAA, thực tế cổ phiếu này đã có thanh khoản trở lại từ cuối tháng 9 nhưng áp lực bán còn lớn khiến AAA tiếp tục hành trình giảm giá. Sau khi giảm 67% tính từ giá ngày 17/9, AAA về mức 30.000 đồng/cổ phiếu. Hôm nay AAA được đẩy lên kịch trần với khối lượng giao dịch trên 400.000 đơn vị. Giao dịch của cổ phiếu này ngày 26/10 chủ yếu là bên bán thoát hàng với khối lượng giao dịch tại giá trần khoảng 351.000 đơn vị.
Riêng với ba trường hợp đặc biệt này, giao dịch đột biến đi kèm diễn biến giá tăng cho thấy lực cầu bắt “dao” là khá mạnh. Với mức giảm giá thê thảm, chi phí vốn để mua vào lượng cổ phiếu tranh bán sàn cũng không phải là lớn. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng khối lượng cổ phiếu kẹp trên đỉnh cao không hề nhỏ. Giá càng giảm mạnh thì trừ khối lượng giải chấp, đa số nhà đầu tư đành “cắn răng” chịu lỗ. Điều đó cũng có nghĩa là lượng cung thường trực còn lớn, tạo nên các ngưỡng cản trong hành trình phục hồi.
Không đến mức thảm hại như ba trường hợp dao rơi “kinh điển” trên, hàng loạt cổ phiếu nhỏ mấy tháng gần đây cũng đã từ từ đi xuống với tỉ lệ không hề nhỏ. Thống kê sơ bộ sàn HoSE với các mã có vốn hóa nhỏ hơn 500 tỷ đồng, có gần 30 cổ phiếu đã giảm trên 20% tính từ đầu tháng 9 đến nay. Đa số các cổ phiếu nhỏ giảm mạnh nhất đều tăng trần hoặc sát trần hôm nay như DTA, DXV (-40%), NVN (-32%) VES (-30%), VNI (-29%), PIT (-25%)…
HNX có số cổ phiếu giảm quá 20% thậm chí lên tới cả trăm mã. Riêng số giảm trên 40% cũng gần 20 mã. Ngoài những cổ phiếu tiêu biểu ở trên (AAA, LTC), còn xuất hiện hiện tượng bắt đáy hàng loạt tại VE9 (-55%), DLR (-48%), V21 (-46%), LCS (-45%), V15 (-43%)…
Tiếng lóng trên thị trường chứng khoán có câu “Đến con mèo chết cũng có thể nảy lên nếu được ném xuống từ độ cao thích hợp”, ám chỉ những cổ phiếu giảm quá mạnh luôn có đợt phục hồi kỹ thuật. Cứ nhìn mức giảm của những mã tiêu biểu tăng kịch trần hôm nay có thể thấy độ cao là quá lớn. Tuy nhiên, ẩn số của những cổ phiếu như vậy lại là độ nảy lên cao bao nhiêu. Không một nhà đầu cơ dám bắt “dao” nào lại kỳ vọng vào mức hoàn tăng 100%. Thoát ra ở thời điểm nào là cả một nghệ thuật, và cuộc chơi lúc này cũng khắc nghiệt không kém.