Hồ tiêu: Liệu có nắm được cơ hội vàng?
Hiện nay, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên 3.300-3.400 USD/tấn, mức giá cao kỷ lục trong vòng 6 năm qua
Theo Bộ Thương mại, hiện nay giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên 3.300-3.400 USD/tấn, mức giá cao kỷ lục trong vòng 6 năm qua.
Nếu đầu vụ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) và các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu dự báo với giá 2.200-2.500 USD/tấn là đã có lợi. Nay, giá tăng ngoài mong đợi, cao gấp 3 lần so với giá xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái. Hiện cung cầu hồ tiêu trên thế giới mất cân đối, ngành hồ tiêu Việt Nam có nắm được cơ hội vàng?
Bình Long là một trong những huyện trồng nhiều tiêu ở Bình Phước. Ông Nguyễn Công Định ở xã Phước An trồng 1.200 nọc tiêu, năm ngoái thu được gần 4 tấn, năm nay chỉ được khoảng gần 2 tấn. Ông Dương Văn Phường cùng xã, có 5 sào tiêu năm ngoái thu 1,4 tấn, năm nay thu chưa được 0,8 tấn. Trang trại ông Lê Thuận Thiên ở ấp An Tân, xã An Phú, ngoài cao su, có gần 7.000 nọc tiêu (gần 4 ha), mấy năm nay sản lượng cứ tụt dần. Năm 2005 ông thu 10 tấn tiêu, năm 2006 rút xuống còn 4 tấn. Và, năm 2007 tuy chưa kết thúc vụ thu hoạch, nhưng "kết quả buồn - ông nói, ước tính cũng chỉ thu được trên 2 tấn".
Lại điệp khúc mất mùa, được giá!
Theo các nhà trồng tiêu ở Bình Phước thì năm nay mất mùa nặng, năng suất, sản lượng giảm 40-50% so với năm ngoái. Nỗi buồn này không chỉ riêng ở Bình Phước, tình trạng tiêu mất mùa diễn ra trên diện rộng. Nhiều vùng tiêu nổi tiếng như Phú Quốc (Kiên Giang); Cẩm Mỹ, Xuân Lộc (Đồng Nai); Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu); Chư Sê (Gia Lai) và một số huyện ở Đăk Lăk... cùng chung một cảnh ngộ như ở Bình Long. Nguyên nhân vì năm nay thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, hạn hán gay gắt, sâu bệnh phát triển, tiêu chết nhiều, năng suất, sản lượng giảm gần nửa.
Ngược với cảnh xơ xác, ảm đạm ở các vườn tiêu, giá tiêu năm nay tăng trên, dưới 3 lần so với năm 2006. Cuối tháng 3, giá tiêu trên thị trường nội địa đạt tới mức 42.000 đồng/kg, so với cùng thời điểm năm ngoái là 18.000 - 20.000 đồng/kg. Đến cuối tháng 4, giá tiêu tăng vọt lên 50.000-55.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tăng có hai nguyên nhân là mất mùa và giá tiêu xuất khẩu tăng, hiện đã ở mức 3.300-3.400 USD/tấn, nhiều người còn lạc quan dự báo thậm chí có thể đạt mức giá những năm 1999-2000, từ 4.000-5.000 USD/tấn.
Theo ông Đỗ Hồ Nam, Chủ tịch VPA, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, chiếm hơn 50% thị phần. Năm nay, Việt Nam mất mùa ở mức cao hơn so với mức Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC) dự đoán ban đầu. Cán cân cung cầu đã mất cân đối, nay càng mất cân đối thêm khi Ấn Độ, nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới cũng rơi vào cảnh tự cung, tự cấp, đã thu hoạch xong nhưng sản lượng không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các nước khác, như Indonesia, Malaysia tháng 7 mới vào vụ. Còn Brazil phải đến tháng 10 mới thu hoạch.
Như vậy, ông Nam phân tích: "Thị trường hồ tiêu thế giới phụ thuộc vào lượng hàng cung ứng của Việt Nam. Hồ tiêu Việt Nam "một mình một chợ", không có sự cạnh tranh của bất kỳ nhà cung cấp nào ở thời điểm này. Liệu ngành hồ tiêu Việt Nam có tận dụng được thời cơ vàng để quyết định giá tiêu thế giới?".
Hiện nay, tuy đã quá nửa vụ thu hoạch, nhưng lượng hồ tiêu Việt Nam bán ra 3 tháng đầu năm giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc mua hàng hiện nay rất khó khăn. Tất nhiên, không loại trừ hiện tượng nông dân và các nhà cung ứng găm hàng chờ giá lên để thu được lợi nhuận cao hơn (!). Một số doanh nghiệp do đã ký hợp đồng từ trước, nay đến thời hạn giao hàng buộc phải mua với giá cao.
Vị thế hồ tiêu Việt Nam
Lâu nay, các nhà kinh doanh hồ tiêu thế giới cho rằng Việt Nam không có khả năng chi phối được thị trường thế giới. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường thế giới vừa qua cho thấy, giá hồ tiêu thế giới có sự tác động không nhỏ của thị trường Việt Nam.
Năm 2006 Việt Nam đã cung ứng cho thị trường thế giới hơn 116.670 tấn hồ tiêu, chiếm 50% tổng lượng cung, tăng 21% so với năm trước đó. Trước tình hình nhiều nước sản xuất hồ tiêu sụt giảm về sản lượng, trong khi nhu cầu thế giới thường tăng 3,5%/năm, vị trí nhà cung ứng số 1 của Việt Nam ngày càng được củng cố, nổi bật.
Bộ Thương mại cho biết, thời gian gần đây nhiều hiệp hội hồ tiêu các nước đã đề nghị hợp tác với Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam. Cụ thể, ngày 5 tháng 4 vừa qua, tại Jakarta (Indonesia) Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu hồ tiêu Indonesia đã ký bản ghi nhớ về việc thành lập Uỷ ban hợp tác đại diện cho 2 quốc gia, để nghiên cứu và thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng, sản lượng hạt tiêu, cũng như ứng phó kịp thời với các thay đổi trên thị trường hồ tiêu thế giới... Sắp tới Hiệp hội Hồ tiêu Malaysia, Hiệp hội Hồ tiêu Brazil sẽ sang Việt Nam để bàn về việc hợp tác, phối hợp hành động, phát triển thị trường hồ tiêu thế giới. Như vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thoát khỏi tình trạng xuất khẩu phải qua các trung gian, thường bị ép giá thấp hơn từ 200-300 USD/tấn.
Theo VPA, năm 2004 tổng sản lượng hồ tiêu Việt Nam đạt khoảng 140.000 tấn, năm 2005: 135.000 tấn. Năm 2006 giảm còn 120.000 tấn, nhưng lại là năm xuất khẩu đạt cao nhất (116.670 tấn). Nguyên nhân là các năm trước sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tiểu ngach sang Trung Quốc đạt khoảng 16.000 tấn/năm thì năm 2006 chỉ còn 6.000 tấn do Trung Quốc được mùa tiêu. Vì thế, 10.000 tấn còn lại được chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, khiến lượng xuất khẩu năm 2006 cao hơn mọi năm. Năm 2007, tuy chưa kết thúc mùa thu hoạch, nhưng ước sản lượng hồ tiêu chỉ đạt khoảng 90.000 tấn, giảm khoảng 25% so với năm ngoái.
Theo quy luật cung cầu, khi thị trường khan hiếm hàng giá sẽ tăng lên, nhưng không phải tăng không giới hạn. Vì vậy VPA cảnh báo các nhà sản xuất, kinh doanh không nên găm hàng quá nhiều để hy vọng vào sự biến động của giá cả. Bởi thông thường, khi giá lên càng nhanh giá rớt cũng nhanh. Sự đột biến sẽ gây thiệt hại cho người kinh doanh. Đồng thời IPC cũng cảnh báo, các nhà xuất khẩu Việt Nam không nên xuất ồ ạt, nếu muốn giữ giá cao ổn định ở mức 2.500-3.000 USD/tấn.
Nếu đầu vụ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) và các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu dự báo với giá 2.200-2.500 USD/tấn là đã có lợi. Nay, giá tăng ngoài mong đợi, cao gấp 3 lần so với giá xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái. Hiện cung cầu hồ tiêu trên thế giới mất cân đối, ngành hồ tiêu Việt Nam có nắm được cơ hội vàng?
Bình Long là một trong những huyện trồng nhiều tiêu ở Bình Phước. Ông Nguyễn Công Định ở xã Phước An trồng 1.200 nọc tiêu, năm ngoái thu được gần 4 tấn, năm nay chỉ được khoảng gần 2 tấn. Ông Dương Văn Phường cùng xã, có 5 sào tiêu năm ngoái thu 1,4 tấn, năm nay thu chưa được 0,8 tấn. Trang trại ông Lê Thuận Thiên ở ấp An Tân, xã An Phú, ngoài cao su, có gần 7.000 nọc tiêu (gần 4 ha), mấy năm nay sản lượng cứ tụt dần. Năm 2005 ông thu 10 tấn tiêu, năm 2006 rút xuống còn 4 tấn. Và, năm 2007 tuy chưa kết thúc vụ thu hoạch, nhưng "kết quả buồn - ông nói, ước tính cũng chỉ thu được trên 2 tấn".
Lại điệp khúc mất mùa, được giá!
Theo các nhà trồng tiêu ở Bình Phước thì năm nay mất mùa nặng, năng suất, sản lượng giảm 40-50% so với năm ngoái. Nỗi buồn này không chỉ riêng ở Bình Phước, tình trạng tiêu mất mùa diễn ra trên diện rộng. Nhiều vùng tiêu nổi tiếng như Phú Quốc (Kiên Giang); Cẩm Mỹ, Xuân Lộc (Đồng Nai); Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu); Chư Sê (Gia Lai) và một số huyện ở Đăk Lăk... cùng chung một cảnh ngộ như ở Bình Long. Nguyên nhân vì năm nay thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, hạn hán gay gắt, sâu bệnh phát triển, tiêu chết nhiều, năng suất, sản lượng giảm gần nửa.
Ngược với cảnh xơ xác, ảm đạm ở các vườn tiêu, giá tiêu năm nay tăng trên, dưới 3 lần so với năm 2006. Cuối tháng 3, giá tiêu trên thị trường nội địa đạt tới mức 42.000 đồng/kg, so với cùng thời điểm năm ngoái là 18.000 - 20.000 đồng/kg. Đến cuối tháng 4, giá tiêu tăng vọt lên 50.000-55.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tăng có hai nguyên nhân là mất mùa và giá tiêu xuất khẩu tăng, hiện đã ở mức 3.300-3.400 USD/tấn, nhiều người còn lạc quan dự báo thậm chí có thể đạt mức giá những năm 1999-2000, từ 4.000-5.000 USD/tấn.
Theo ông Đỗ Hồ Nam, Chủ tịch VPA, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, chiếm hơn 50% thị phần. Năm nay, Việt Nam mất mùa ở mức cao hơn so với mức Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC) dự đoán ban đầu. Cán cân cung cầu đã mất cân đối, nay càng mất cân đối thêm khi Ấn Độ, nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới cũng rơi vào cảnh tự cung, tự cấp, đã thu hoạch xong nhưng sản lượng không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các nước khác, như Indonesia, Malaysia tháng 7 mới vào vụ. Còn Brazil phải đến tháng 10 mới thu hoạch.
Như vậy, ông Nam phân tích: "Thị trường hồ tiêu thế giới phụ thuộc vào lượng hàng cung ứng của Việt Nam. Hồ tiêu Việt Nam "một mình một chợ", không có sự cạnh tranh của bất kỳ nhà cung cấp nào ở thời điểm này. Liệu ngành hồ tiêu Việt Nam có tận dụng được thời cơ vàng để quyết định giá tiêu thế giới?".
Hiện nay, tuy đã quá nửa vụ thu hoạch, nhưng lượng hồ tiêu Việt Nam bán ra 3 tháng đầu năm giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc mua hàng hiện nay rất khó khăn. Tất nhiên, không loại trừ hiện tượng nông dân và các nhà cung ứng găm hàng chờ giá lên để thu được lợi nhuận cao hơn (!). Một số doanh nghiệp do đã ký hợp đồng từ trước, nay đến thời hạn giao hàng buộc phải mua với giá cao.
Vị thế hồ tiêu Việt Nam
Lâu nay, các nhà kinh doanh hồ tiêu thế giới cho rằng Việt Nam không có khả năng chi phối được thị trường thế giới. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường thế giới vừa qua cho thấy, giá hồ tiêu thế giới có sự tác động không nhỏ của thị trường Việt Nam.
Năm 2006 Việt Nam đã cung ứng cho thị trường thế giới hơn 116.670 tấn hồ tiêu, chiếm 50% tổng lượng cung, tăng 21% so với năm trước đó. Trước tình hình nhiều nước sản xuất hồ tiêu sụt giảm về sản lượng, trong khi nhu cầu thế giới thường tăng 3,5%/năm, vị trí nhà cung ứng số 1 của Việt Nam ngày càng được củng cố, nổi bật.
Bộ Thương mại cho biết, thời gian gần đây nhiều hiệp hội hồ tiêu các nước đã đề nghị hợp tác với Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam. Cụ thể, ngày 5 tháng 4 vừa qua, tại Jakarta (Indonesia) Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu hồ tiêu Indonesia đã ký bản ghi nhớ về việc thành lập Uỷ ban hợp tác đại diện cho 2 quốc gia, để nghiên cứu và thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng, sản lượng hạt tiêu, cũng như ứng phó kịp thời với các thay đổi trên thị trường hồ tiêu thế giới... Sắp tới Hiệp hội Hồ tiêu Malaysia, Hiệp hội Hồ tiêu Brazil sẽ sang Việt Nam để bàn về việc hợp tác, phối hợp hành động, phát triển thị trường hồ tiêu thế giới. Như vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thoát khỏi tình trạng xuất khẩu phải qua các trung gian, thường bị ép giá thấp hơn từ 200-300 USD/tấn.
Theo VPA, năm 2004 tổng sản lượng hồ tiêu Việt Nam đạt khoảng 140.000 tấn, năm 2005: 135.000 tấn. Năm 2006 giảm còn 120.000 tấn, nhưng lại là năm xuất khẩu đạt cao nhất (116.670 tấn). Nguyên nhân là các năm trước sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tiểu ngach sang Trung Quốc đạt khoảng 16.000 tấn/năm thì năm 2006 chỉ còn 6.000 tấn do Trung Quốc được mùa tiêu. Vì thế, 10.000 tấn còn lại được chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, khiến lượng xuất khẩu năm 2006 cao hơn mọi năm. Năm 2007, tuy chưa kết thúc mùa thu hoạch, nhưng ước sản lượng hồ tiêu chỉ đạt khoảng 90.000 tấn, giảm khoảng 25% so với năm ngoái.
Theo quy luật cung cầu, khi thị trường khan hiếm hàng giá sẽ tăng lên, nhưng không phải tăng không giới hạn. Vì vậy VPA cảnh báo các nhà sản xuất, kinh doanh không nên găm hàng quá nhiều để hy vọng vào sự biến động của giá cả. Bởi thông thường, khi giá lên càng nhanh giá rớt cũng nhanh. Sự đột biến sẽ gây thiệt hại cho người kinh doanh. Đồng thời IPC cũng cảnh báo, các nhà xuất khẩu Việt Nam không nên xuất ồ ạt, nếu muốn giữ giá cao ổn định ở mức 2.500-3.000 USD/tấn.