Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ được hỗ trợ kinh phí
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ được hỗ trợ kinh phí từ 10-30 triệu đồng để thực hiện kiểm toán năng lượng và chuyển giao công nghệ.
Và quan trọng hơn, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp sẽ được bảo lãnh tối đa 75% vốn vay Ngân hàng Công thương (Incombank) với mức bảo lãnh từ 80 triệu đến 2 tỷ đồng.
Đây là Chương trình do Bộ Kho học và Công nghệ, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) hỗ trợ với tổng kinh phí 28,8 triệu USD nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) ở nước ta đã đi vào hoạt động từ năm 2006 đến 2010. Nó được coi là giải pháp tháo gỡ bài toán thiếu vốn muôn thuở của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay; đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Hướng tới 5 đối tượng tiêu tốn năng lượng
Chương trình đã được triển khai thí điểm ở 10 tỉnh thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Đà Nẵng, Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc 5 ngành công nghiệp sản xuất gạch, gốm sứ, dệt, giấy - bột giấy và chế biến thực phẩm đã được lựa chọn tham gia thực hiện dự án.
Kết quả của 10 điểm trình diễn trong 5 ngành này sẽ là cơ sở, nền tảng mở rộng trên 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong suốt giai đoạn thực hiện dự án từ 2006-2010.Việc lựa chọn 5 loại hình sản xuất công nghiệp sử dụng tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu và có mức độ phát thải cao trong nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa như trên sẽ là động lực để các doanh nghiệp tìm hướng đầu tư công nghệ sản xuất, phát triển bền vững.
Theo ông Nguyễn Bá Vinh- Quản đốc dự án thì mục tiêu cơ bản mà dự án hướng đến chính là thông qua việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn năng lượng để giảm tốc độ phát thải gây hiệu ứng khí nhà kính, bảo vệ môi trường, hạn chế việc di dời cơ sở sản xuất ra khỏi các trung tâm. Trên cơ sở đó dần xóa bỏ các rào cản, xây dựng các giảm pháp đồng bộ về chính sách, thể chế, kỹ thuật, thông tin và tài chính nhằm ứng dụng rộng rãi công nghệ và kinh nghiệp quản lý sử dụng năng lượng có hiệu quả trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Cùng với việc giảm 950 ngàn tấn CO2 mỗi năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiết kiệm được 140.000 tấn dầu và đặc biệt sẽ giảm chi phí năng lượng ở mức tối thiểu từ 10-15% trong quá trình tham gia thực hiện dự án. Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp sẽ giảm giá thành sản phẩm.
Thông qua chương trình, các doanh nghiệp đốt gạch Phúc Yên được hỗ trợ thay thế lò truyền thống bằng lò liên tục kiểu đứng. Mỗi năm, doanh nghiệp đã tiết kiệm hơn 850 tấn than, gần 17 tấn củi, giảm hơn 2 triệu kg CO2 và 25 - 30% SO2... Trong ngành chế biến thực phẩm, một công ty chế biến thuỷ sản chỉ mất gần 40 triệu đồng đầu tư, mỗi năm đã tiết kiệm gần 57.000 kwh năng lượng.
Là một trong những đơn vị đi đầu trong làng gốm Bát Tràng- Gia Lâm - Hà Nội được vay vốn áp dụng dây chuyền lò nung gas bông gốm, ông Phùng Thế Huỳnh - chủ một cơ sở sản xuất cho biết, bằng việc thay thế lò gas cũ, lắp đặt 2 bộ xe goòng và buồng sấy..., với tổng đầu tư 825 triệu đồng, mỗi năm cơ sở đã tiết kiệm cả trăm triệu đồng chi phí năng lượng vì đã tiết kiệm gần 10.000 kg gas và 60.000 kg than.
Các sản phẩm khi tiết kiệm năng lượng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng với khả năng thu hồi sản phẩm cao hơn trước (đạt 90%) và thời gian cho ra lò nhanh hơn.
Cơ chế bảo lãnh vay vốn ngân hàng
Không dừng ở 10 dự án đang triển khai, nhiều người dân làng gốm Bát Tràng, các hộ tái chế giấy Dương ổ (Phong Khế - Bắc Ninh) đều có nhu cầu tham gia triển khai dự án.
Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tp.HCM, rào cản lớn nhất để nhân rộng các mô hình tiết kiệm năng lượng chính là thể chế, nguồn nhân lực, nhận thức..., và đặc biệt là thiếu kinh phí. Ngay từ khi xây dựng dự án, việc xác định tìm kiếm giải pháp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và vay vốn từ các nguồn vốn thương mại và các quỹ để thực hiện dự án không hề đơn giản.
Trước đây, các chuyên gia về tài chính cho rằng, nó là một rào cản lớn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể vượt qua. Với việc đứng ra bảo lãnh của quỹ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn có thể vay vốn Ngân hàng Công thương để triển khai thực hiện. Quỹ bảo lãnh với giá trị 1,95 triệu USD do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ sẽ bảo lãnh cho các dự án có đủ điều kiện vay thấp nhất 80 triệu đồng và cao nhất là 75% tổng số vốn vay cho mỗi dự án nhưng số tiền không quá 2 tỷ đồng.
Ngân hàng Công thương đã dành 14,1 triệu USD nguồn vốn vay thương mại cho chương trình và theo quy định sẽ được giải ngân đến hết 31/12/2010. Số tiền và thời hạn giải ngân cũng có thể sẽ được xem xét bổ sung, kéo dài hơn nữa.
Tất cả các tổ chức dịch vụ tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có số vốn đăng ký kinh doanh không quá 30 tỷ đồng và số lao động hàng năm không quá 500 người nếu đảm bảo tiêu chuẩn điều kiện quy định về khả năng thanh toán nợ, nợ đọng..., tập trung 5 ngành (gạch, gốm sứ, dệt may, giấy và chế biến thực phẩm) đều có thể được ngân hàng nghiên cứu, thẩm định cấp vốn triển khai thực hiện.
Bà Nguyễn Thi Mai - Phòng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa – Ngân hàng Công thương cho biết, đến nay đã có 3 dự án ở Hà Nội và Bình Dương được Ngân hàng cho vay vốn. Cùng với đó, hiện có 2 dự án ở Hà Tây và Hưng Yên đang được Ngân hàng nghiên cứu để tiếp tục cấp vốn. Mức lãi suất cho vay trong hạn được áp dụng như lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng có nguồn vốn của tổ chức quốc tế mà Ngân hàng đang quản lý.
PECSME là dự án đang được các doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm và mong muốn nhanh chóng được triển khai thực hiện bởi hy vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao. Cơ quan quản lý nhà nước đã hợp lực với Ngân hàng để tạo điều kiện về khoa học kỹ thuật và cấp vốn hỗ trợ các doanh nghiệp.
Vấn đề còn lại là nhận thức và sự quyết tâm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Việc áp dụng thành công, tạo hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh không những góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường mà còn tăng thu cho doanh nghiệp và đặc biệt là nhanh hoàn trả vốn vay. Đó là cơ sở để luân chuyển, triển khai, triển khai mở rộng dự án ở 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.
Và quan trọng hơn, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp sẽ được bảo lãnh tối đa 75% vốn vay Ngân hàng Công thương (Incombank) với mức bảo lãnh từ 80 triệu đến 2 tỷ đồng.
Đây là Chương trình do Bộ Kho học và Công nghệ, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) hỗ trợ với tổng kinh phí 28,8 triệu USD nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) ở nước ta đã đi vào hoạt động từ năm 2006 đến 2010. Nó được coi là giải pháp tháo gỡ bài toán thiếu vốn muôn thuở của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay; đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Hướng tới 5 đối tượng tiêu tốn năng lượng
Chương trình đã được triển khai thí điểm ở 10 tỉnh thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Đà Nẵng, Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc 5 ngành công nghiệp sản xuất gạch, gốm sứ, dệt, giấy - bột giấy và chế biến thực phẩm đã được lựa chọn tham gia thực hiện dự án.
Kết quả của 10 điểm trình diễn trong 5 ngành này sẽ là cơ sở, nền tảng mở rộng trên 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong suốt giai đoạn thực hiện dự án từ 2006-2010.Việc lựa chọn 5 loại hình sản xuất công nghiệp sử dụng tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu và có mức độ phát thải cao trong nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa như trên sẽ là động lực để các doanh nghiệp tìm hướng đầu tư công nghệ sản xuất, phát triển bền vững.
Theo ông Nguyễn Bá Vinh- Quản đốc dự án thì mục tiêu cơ bản mà dự án hướng đến chính là thông qua việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn năng lượng để giảm tốc độ phát thải gây hiệu ứng khí nhà kính, bảo vệ môi trường, hạn chế việc di dời cơ sở sản xuất ra khỏi các trung tâm. Trên cơ sở đó dần xóa bỏ các rào cản, xây dựng các giảm pháp đồng bộ về chính sách, thể chế, kỹ thuật, thông tin và tài chính nhằm ứng dụng rộng rãi công nghệ và kinh nghiệp quản lý sử dụng năng lượng có hiệu quả trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Cùng với việc giảm 950 ngàn tấn CO2 mỗi năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiết kiệm được 140.000 tấn dầu và đặc biệt sẽ giảm chi phí năng lượng ở mức tối thiểu từ 10-15% trong quá trình tham gia thực hiện dự án. Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp sẽ giảm giá thành sản phẩm.
Thông qua chương trình, các doanh nghiệp đốt gạch Phúc Yên được hỗ trợ thay thế lò truyền thống bằng lò liên tục kiểu đứng. Mỗi năm, doanh nghiệp đã tiết kiệm hơn 850 tấn than, gần 17 tấn củi, giảm hơn 2 triệu kg CO2 và 25 - 30% SO2... Trong ngành chế biến thực phẩm, một công ty chế biến thuỷ sản chỉ mất gần 40 triệu đồng đầu tư, mỗi năm đã tiết kiệm gần 57.000 kwh năng lượng.
Là một trong những đơn vị đi đầu trong làng gốm Bát Tràng- Gia Lâm - Hà Nội được vay vốn áp dụng dây chuyền lò nung gas bông gốm, ông Phùng Thế Huỳnh - chủ một cơ sở sản xuất cho biết, bằng việc thay thế lò gas cũ, lắp đặt 2 bộ xe goòng và buồng sấy..., với tổng đầu tư 825 triệu đồng, mỗi năm cơ sở đã tiết kiệm cả trăm triệu đồng chi phí năng lượng vì đã tiết kiệm gần 10.000 kg gas và 60.000 kg than.
Các sản phẩm khi tiết kiệm năng lượng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng với khả năng thu hồi sản phẩm cao hơn trước (đạt 90%) và thời gian cho ra lò nhanh hơn.
Cơ chế bảo lãnh vay vốn ngân hàng
Không dừng ở 10 dự án đang triển khai, nhiều người dân làng gốm Bát Tràng, các hộ tái chế giấy Dương ổ (Phong Khế - Bắc Ninh) đều có nhu cầu tham gia triển khai dự án.
Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tp.HCM, rào cản lớn nhất để nhân rộng các mô hình tiết kiệm năng lượng chính là thể chế, nguồn nhân lực, nhận thức..., và đặc biệt là thiếu kinh phí. Ngay từ khi xây dựng dự án, việc xác định tìm kiếm giải pháp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và vay vốn từ các nguồn vốn thương mại và các quỹ để thực hiện dự án không hề đơn giản.
Trước đây, các chuyên gia về tài chính cho rằng, nó là một rào cản lớn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể vượt qua. Với việc đứng ra bảo lãnh của quỹ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn có thể vay vốn Ngân hàng Công thương để triển khai thực hiện. Quỹ bảo lãnh với giá trị 1,95 triệu USD do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ sẽ bảo lãnh cho các dự án có đủ điều kiện vay thấp nhất 80 triệu đồng và cao nhất là 75% tổng số vốn vay cho mỗi dự án nhưng số tiền không quá 2 tỷ đồng.
Ngân hàng Công thương đã dành 14,1 triệu USD nguồn vốn vay thương mại cho chương trình và theo quy định sẽ được giải ngân đến hết 31/12/2010. Số tiền và thời hạn giải ngân cũng có thể sẽ được xem xét bổ sung, kéo dài hơn nữa.
Tất cả các tổ chức dịch vụ tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có số vốn đăng ký kinh doanh không quá 30 tỷ đồng và số lao động hàng năm không quá 500 người nếu đảm bảo tiêu chuẩn điều kiện quy định về khả năng thanh toán nợ, nợ đọng..., tập trung 5 ngành (gạch, gốm sứ, dệt may, giấy và chế biến thực phẩm) đều có thể được ngân hàng nghiên cứu, thẩm định cấp vốn triển khai thực hiện.
Bà Nguyễn Thi Mai - Phòng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa – Ngân hàng Công thương cho biết, đến nay đã có 3 dự án ở Hà Nội và Bình Dương được Ngân hàng cho vay vốn. Cùng với đó, hiện có 2 dự án ở Hà Tây và Hưng Yên đang được Ngân hàng nghiên cứu để tiếp tục cấp vốn. Mức lãi suất cho vay trong hạn được áp dụng như lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng có nguồn vốn của tổ chức quốc tế mà Ngân hàng đang quản lý.
PECSME là dự án đang được các doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm và mong muốn nhanh chóng được triển khai thực hiện bởi hy vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao. Cơ quan quản lý nhà nước đã hợp lực với Ngân hàng để tạo điều kiện về khoa học kỹ thuật và cấp vốn hỗ trợ các doanh nghiệp.
Vấn đề còn lại là nhận thức và sự quyết tâm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Việc áp dụng thành công, tạo hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh không những góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường mà còn tăng thu cho doanh nghiệp và đặc biệt là nhanh hoàn trả vốn vay. Đó là cơ sở để luân chuyển, triển khai, triển khai mở rộng dự án ở 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.