Hỗ trợ lãi suất: “Chúng tôi có được không?”
Hàng nghìn trường hợp có chung một câu hỏi đó và khó nhất trong quá trình cho vay cũng chính là phân định đối tượng
Hàng nghìn trường hợp có chung một câu hỏi đó và khó nhất trong quá trình cho vay hỗ trợ lãi suất cũng chính là phân định đối tượng.
Đã một tháng kể từ thời điểm Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ lãi suất có hiệu lực, thông tư hướng dẫn cũng đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành, nhưng câu hỏi trên vẫn là thắc mắc chung của hơn 300 doanh nghiệp có mặt tại một hội thảo tư vấn của Ngân hàng Quân đội (MB), tổ chức tại Hà Nội ngày 24/2.
Chạy đua vay vốn
Trước thời điểm tổ chức hội thảo trên, MB cũng như nhiều ngân hàng khác cũng đã nhận được hàng nghìn câu hỏi thắc mắc từ phía doanh nghiệp. Sau 10 ngày “chạy thử”, nhiều ngân hàng buộc phải lập các nhóm tư vấn “nóng”, tổ chức hội thảo, giải đáp trên phạm vi toàn hệ thống để mong đẩy nhanh tiến độ triển khai.
“Do thời hạn hỗ trợ lãi suất đã được quy định và là quyền lợi của doanh nghiệp nên chúng tôi phải đẩy nhanh việc tư vấn, triển khai kế hoạch cho vay. Chậm ngày nào thì có thể gây thiệt thòi cho doanh nghiệp ngày ấy”, bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng phòng Quản lý tín dụng MB cho biết.
Theo quy định, việc hỗ trợ lãi suất 4% chỉ áp dụng cho các khoản vay giải ngân từ 1/2/2009 – 31/12/2009, thời hạn hỗ trợ tối đa là 8 tháng và giới hạn đến 31/12/2009. Theo đó, đến thời điểm này những trường hợp chưa vay được vốn đã “mất” 1 tháng hỗ trợ, và chậm thêm ngày nào thì càng “mất” thêm lợi ích.
Đáng chú ý là còn nhiều doanh nghiệp vẫn đang xoay xở với câu hỏi “Chúng tôi có được không?”. Và khi trả lời xong, lập hồ sơ tiếp cận ngân hàng và nhận vốn giải ngân thì cũng mất thêm một độ trễ có thể tính bằng giá trị cụ thể.
Về phía ngân hàng, đây là thời điểm chạy đua với thời gian để tiếp thị chương trình và vốn đến doanh nghiệp. Ngay sau buổi hội thảo trên, MB sẽ triển khai chuỗi tương tự từ Bắc vào Nam, theo các ngành hàng và các nhóm doanh nghiệp cụ thể. Hiện lượng vốn giải ngân liên quan của ngân hàng này đã được khoảng 1.000 tỷ đồng; còn lại, phần lớn trong tổng vốn khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng dự kiến dành cho chương trình phải rơi vào độ trễ nhất định. Điều này cũng có ở các ngân hàng khác, và trong tuần này, một loạt các cuộc hội thảo tư vấn sẽ được tổ chức, bên cạnh lượng hợp đồng tín dụng dự báo sẽ tăng nhanh lên.
Về phía doanh nghiệp, cuộc chạy đua với thời gian để tận dụng lợi ích hỗ trợ lãi suất còn là những áp lực phải tính toán kỹ.
Trao đổi với phóng viên bên lề cuộc hội thảo của MB sáng qua, một số doanh nghiệp cho rằng thời hạn hỗ trợ lãi suất ngắn, thực tế chỉ còn lại khoảng 7 tháng (thường mất một khoảng thời gian thẩm định), là một bài toán khó cho việc xây dựng, triển khai hoặc thúc đẩy một dự án và hoàn tất vòng quay của đồng vốn để trả nợ ngân hàng.
Còn với áp lực thời hạn lợi ích đang trôi qua, nhiều doanh nghiệp có thể phải buộc “ép chín” các phương án/dự án sản xuất kinh doanh để nhanh chóng vay được vốn ưu đãi, theo đó chất lượng tổ chức, xây dựng và hiệu quả của phương án/dự án có thể bị ảnh hưởng.
Khó nhất là phân định đối tượng
Đa số thắc mắc của doanh nghiệp quanh câu hỏi “Chúng tôi có được không?” được giải đáp từ phía các ngân hàng thương mại. Nhưng có những trường hợp ngân hàng cũng khó xử và phải có văn bản xin hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
Theo bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng phòng Quản lý tín dụng MB, khó khăn nhất trong quá trình triển khai cho vay loại này là trả lời chính xác câu hỏi trên ở các trường hợp cụ thể, bởi việc phân định đối tượng không đơn giản.
Bà Hằng phân tích, hiện đã có thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, có danh mục 13 ngành hàng, lĩnh vực không thuộc diện được hỗ trợ…, nhưng trên thực tế, để xác định chính xác được hay không còn phải quy chiếu nhiều văn bản pháp lý khác và có sự đan xen nhiều mục đích trong triển khai dự án vay vốn.
Ngay như một doanh nghiệp có ngành nghề chính thuộc 13 ngành, lĩnh vực trên nhưng có dự án, phương án kinh doanh “phụ” thuộc diện được hỗ trợ thì phân định thế nào; một doanh nghiệp kinh doanh thép phải xem là công nghiệp chế biến hay nhà nhập khẩu để được hưởng hỗ trợ hay không, và ngay ở dự án của doanh nghiệp này cũng phải xem xét đồng vốn được sử dụng để trả lương nhân công, nhập khẩu thiết bị hay dùng để mua ngoại tệ cho nhập khẩu… Hay trường hợp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, trong đó có nhu cầu mua bất động sản để xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất, lại liên quan đến tài sản cố định và không được hỗ trợ…
Để giải quyết khó khăn đó, các ngân hàng phải tự xây dựng các danh mục cụ thể, thẩm định kỹ mục đích sử dụng vốn và nhờ đến sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Với quá trình đó, tốc độ giải ngân để nắm bắt thời hạn hỗ trợ trên thực tế không phải luôn suôn sẻ, dù có sự cam kết “hết mình” từ phía các ngân hàng thương mại.
Đã một tháng kể từ thời điểm Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ lãi suất có hiệu lực, thông tư hướng dẫn cũng đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành, nhưng câu hỏi trên vẫn là thắc mắc chung của hơn 300 doanh nghiệp có mặt tại một hội thảo tư vấn của Ngân hàng Quân đội (MB), tổ chức tại Hà Nội ngày 24/2.
Chạy đua vay vốn
Trước thời điểm tổ chức hội thảo trên, MB cũng như nhiều ngân hàng khác cũng đã nhận được hàng nghìn câu hỏi thắc mắc từ phía doanh nghiệp. Sau 10 ngày “chạy thử”, nhiều ngân hàng buộc phải lập các nhóm tư vấn “nóng”, tổ chức hội thảo, giải đáp trên phạm vi toàn hệ thống để mong đẩy nhanh tiến độ triển khai.
“Do thời hạn hỗ trợ lãi suất đã được quy định và là quyền lợi của doanh nghiệp nên chúng tôi phải đẩy nhanh việc tư vấn, triển khai kế hoạch cho vay. Chậm ngày nào thì có thể gây thiệt thòi cho doanh nghiệp ngày ấy”, bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng phòng Quản lý tín dụng MB cho biết.
Theo quy định, việc hỗ trợ lãi suất 4% chỉ áp dụng cho các khoản vay giải ngân từ 1/2/2009 – 31/12/2009, thời hạn hỗ trợ tối đa là 8 tháng và giới hạn đến 31/12/2009. Theo đó, đến thời điểm này những trường hợp chưa vay được vốn đã “mất” 1 tháng hỗ trợ, và chậm thêm ngày nào thì càng “mất” thêm lợi ích.
Đáng chú ý là còn nhiều doanh nghiệp vẫn đang xoay xở với câu hỏi “Chúng tôi có được không?”. Và khi trả lời xong, lập hồ sơ tiếp cận ngân hàng và nhận vốn giải ngân thì cũng mất thêm một độ trễ có thể tính bằng giá trị cụ thể.
Về phía ngân hàng, đây là thời điểm chạy đua với thời gian để tiếp thị chương trình và vốn đến doanh nghiệp. Ngay sau buổi hội thảo trên, MB sẽ triển khai chuỗi tương tự từ Bắc vào Nam, theo các ngành hàng và các nhóm doanh nghiệp cụ thể. Hiện lượng vốn giải ngân liên quan của ngân hàng này đã được khoảng 1.000 tỷ đồng; còn lại, phần lớn trong tổng vốn khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng dự kiến dành cho chương trình phải rơi vào độ trễ nhất định. Điều này cũng có ở các ngân hàng khác, và trong tuần này, một loạt các cuộc hội thảo tư vấn sẽ được tổ chức, bên cạnh lượng hợp đồng tín dụng dự báo sẽ tăng nhanh lên.
Về phía doanh nghiệp, cuộc chạy đua với thời gian để tận dụng lợi ích hỗ trợ lãi suất còn là những áp lực phải tính toán kỹ.
Trao đổi với phóng viên bên lề cuộc hội thảo của MB sáng qua, một số doanh nghiệp cho rằng thời hạn hỗ trợ lãi suất ngắn, thực tế chỉ còn lại khoảng 7 tháng (thường mất một khoảng thời gian thẩm định), là một bài toán khó cho việc xây dựng, triển khai hoặc thúc đẩy một dự án và hoàn tất vòng quay của đồng vốn để trả nợ ngân hàng.
Còn với áp lực thời hạn lợi ích đang trôi qua, nhiều doanh nghiệp có thể phải buộc “ép chín” các phương án/dự án sản xuất kinh doanh để nhanh chóng vay được vốn ưu đãi, theo đó chất lượng tổ chức, xây dựng và hiệu quả của phương án/dự án có thể bị ảnh hưởng.
Khó nhất là phân định đối tượng
Đa số thắc mắc của doanh nghiệp quanh câu hỏi “Chúng tôi có được không?” được giải đáp từ phía các ngân hàng thương mại. Nhưng có những trường hợp ngân hàng cũng khó xử và phải có văn bản xin hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
Theo bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng phòng Quản lý tín dụng MB, khó khăn nhất trong quá trình triển khai cho vay loại này là trả lời chính xác câu hỏi trên ở các trường hợp cụ thể, bởi việc phân định đối tượng không đơn giản.
Bà Hằng phân tích, hiện đã có thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, có danh mục 13 ngành hàng, lĩnh vực không thuộc diện được hỗ trợ…, nhưng trên thực tế, để xác định chính xác được hay không còn phải quy chiếu nhiều văn bản pháp lý khác và có sự đan xen nhiều mục đích trong triển khai dự án vay vốn.
Ngay như một doanh nghiệp có ngành nghề chính thuộc 13 ngành, lĩnh vực trên nhưng có dự án, phương án kinh doanh “phụ” thuộc diện được hỗ trợ thì phân định thế nào; một doanh nghiệp kinh doanh thép phải xem là công nghiệp chế biến hay nhà nhập khẩu để được hưởng hỗ trợ hay không, và ngay ở dự án của doanh nghiệp này cũng phải xem xét đồng vốn được sử dụng để trả lương nhân công, nhập khẩu thiết bị hay dùng để mua ngoại tệ cho nhập khẩu… Hay trường hợp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, trong đó có nhu cầu mua bất động sản để xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất, lại liên quan đến tài sản cố định và không được hỗ trợ…
Để giải quyết khó khăn đó, các ngân hàng phải tự xây dựng các danh mục cụ thể, thẩm định kỹ mục đích sử dụng vốn và nhờ đến sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Với quá trình đó, tốc độ giải ngân để nắm bắt thời hạn hỗ trợ trên thực tế không phải luôn suôn sẻ, dù có sự cam kết “hết mình” từ phía các ngân hàng thương mại.