Hỗ trợ lãi suất và hai sự lựa chọn
Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước vượt qua khó khăn, Nhà nước có hai sự lựa chọn
Trên VnEconomy ngày 17/1/2009 có bài viết “Nhà nước bù chênh lệch lãi suất: Nên hay không?”. Qua nhiều ý kiến phản hồi, tác giả nhận thấy vấn đề chưa được sáng tỏ, nên xin có phần diễn giải thêm cho được rộng đường dư luận.
Để duy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm, ngày 15/1/2008 Chính phủ đã có quyết định dùng một phần lớn số tiền 17.000 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ 4% lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại.
Theo quyết định nêu trên, đối với những đối tượng doanh nghiệp được “trợ cấp”, Nhà nước sẽ chi trả 4% lãi cho ngân hàng.
Ví dụ như ngân hàng lấy lãi suất là 10% thì Nhà nước sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp 4% để rút chi phí lãi suất cho doanh nghiệp xuống còn 6%. Trong ví dụ này mức lãi suất thông thường áp dụng cho toàn thể nền kinh tế vẫn là 10%.
Trong số hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chỉ có một thiểu số đối tượng nào đó được xem xét và tài trợ, còn đối với đa số, chi phí lãi suất đầu vào vẫn ở mức 10%, một lãi suất còn quá cao đối với nhiều doanh nghiệp.
Phương án hỗ trợ lãi suất nêu trên sẽ tạo ra một chi phí lớn cho ngân sách Nhà nước; nếu phải mở rộng ra cho mọi đối tượng cần được vay vốn để duy trì sản xuất, phát triển kinh doanh, thì tổng số chi phí tài trợ sẽ là bao nhiêu? 1 tỷ USD hay 6 tỷ, 10 tỷ USD? 17.000 tỷ hay là 170.000 tỷ đồng có đủ hay không? Thâm hụt ngân sách Nhà nước sẽ đến đâu? Hậu quả cho nền kinh tế sẽ ra sao?
Theo người viết, Nhà nước có hai sự lựa chọn:
Một là chính sách tài khóa, bao gồm việc dùng tiền của ngân sách để “trợ cấp” lãi suất cho doanh nghiệp, như đã nói ở trên.
Hai là chính sách tiền tệ, bao gồm việc điều tiết khối lượng, lưu lượng tiền tệ trong nền kinh tế, phát hành tiền tệ, phát hành tín dụng, chiết khấu các chứng từ thương mại, tái cấp vốn để ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay, quyết định lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại.
Một đặc tính của chính sách tiền tệ là được quyền phát hành tiền tệ, giấy bạc, phát hành tín dụng, mà không phải vay mượn và trả lãi. Đây là một điều khác biệt căn bản đối với chính sách tài khóa: Ngân hàng Nhà nước không phải huy động vốn, không phải trả lãi khi phát hành tiền tệ hay tín dụng, trái lại ngân sách phải thu thuế từ nhân dân, phải trả lãi mỗi khi đi vay hoặc phát hành trái phiếu.
Vì được quyền phát hành tiền tệ, tín dụng, không phải trả lãi để huy động vốn, nên Ngân hàng Nhà nước có thể cho hệ thống ngân hàng thương mại vay vốn với lãi suất từ 0% đến 0,25% như bên Mỹ hoặc 0,3% như bên Nhật.
Với lãi suất vay vốn thấp, hệ thống ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất 3-4-5% mà không cần phải được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Kết quả là mức lãi suất thấp được áp dụng cho toàn thể nền kinh tế, không phân biệt đối tượng.
Ngân hàng thương mại có trách nhiệm giám định tính chất khả thi và hiệu quả kinh tế của mỗi dự án trước khi cho vay. Và ngân hàng thương mại có trách nhiệm thu hồi vốn và lãi. Mức lãi suất thấp được thực hiện rộng rãi khiến cho chi phí đầu vào thấp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Các cơ quan hành chính không can thiệp vào việc xem xét và “hỗ trợ” cho doanh nghiệp vay vốn. Và điều quan trọng cốt lõi là ngân sách không cần phải chi phí một đồng nào để hỗ trợ lãi suất, không phải tăng thu thuế từ nhân dân, không phải đi vay, cũng như không phải tăng thâm hụt ngân sách.
Chính sách tài khoá như giảm thuế, giảm thuế, miễn thuế... và số tiền ngân sách dự tính để hỗ trợ phát triển có thể được dùng vào các chương trình khác, ví dụ như cho vay vốn đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, các dự án phát triển kinh tế gia đình, cho hệ thống phân phối của non một triệu người bán hàng rong trên toàn quốc, qua các tổ dân phố, hợp tác xã, hội phụ nữ... có khả năng tạo việc làm hữu hiệu nhất trong thời kỳ cần tạo việc làm, nâng cao hiệu suất lao động.
Trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Việt Nam có một lợi thế đặc biệt. Khác với các nước phát triển với những thị trường nội địa có mức tiêu thụ “bội thực” và một hệ thống sản xuất quá dư thừa công xuất, Việt Nam có một thị trường nội địa lớn còn cần được cung ứng, nhất là vùng nông thôn với hơn 70% dân số, và một hệ thống sản xuất còn cần được phát triển, công nghệ hoá, hiện đại hoá.
Để duy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm, ngày 15/1/2008 Chính phủ đã có quyết định dùng một phần lớn số tiền 17.000 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ 4% lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại.
Theo quyết định nêu trên, đối với những đối tượng doanh nghiệp được “trợ cấp”, Nhà nước sẽ chi trả 4% lãi cho ngân hàng.
Ví dụ như ngân hàng lấy lãi suất là 10% thì Nhà nước sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp 4% để rút chi phí lãi suất cho doanh nghiệp xuống còn 6%. Trong ví dụ này mức lãi suất thông thường áp dụng cho toàn thể nền kinh tế vẫn là 10%.
Trong số hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chỉ có một thiểu số đối tượng nào đó được xem xét và tài trợ, còn đối với đa số, chi phí lãi suất đầu vào vẫn ở mức 10%, một lãi suất còn quá cao đối với nhiều doanh nghiệp.
Phương án hỗ trợ lãi suất nêu trên sẽ tạo ra một chi phí lớn cho ngân sách Nhà nước; nếu phải mở rộng ra cho mọi đối tượng cần được vay vốn để duy trì sản xuất, phát triển kinh doanh, thì tổng số chi phí tài trợ sẽ là bao nhiêu? 1 tỷ USD hay 6 tỷ, 10 tỷ USD? 17.000 tỷ hay là 170.000 tỷ đồng có đủ hay không? Thâm hụt ngân sách Nhà nước sẽ đến đâu? Hậu quả cho nền kinh tế sẽ ra sao?
Theo người viết, Nhà nước có hai sự lựa chọn:
Một là chính sách tài khóa, bao gồm việc dùng tiền của ngân sách để “trợ cấp” lãi suất cho doanh nghiệp, như đã nói ở trên.
Hai là chính sách tiền tệ, bao gồm việc điều tiết khối lượng, lưu lượng tiền tệ trong nền kinh tế, phát hành tiền tệ, phát hành tín dụng, chiết khấu các chứng từ thương mại, tái cấp vốn để ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay, quyết định lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại.
Một đặc tính của chính sách tiền tệ là được quyền phát hành tiền tệ, giấy bạc, phát hành tín dụng, mà không phải vay mượn và trả lãi. Đây là một điều khác biệt căn bản đối với chính sách tài khóa: Ngân hàng Nhà nước không phải huy động vốn, không phải trả lãi khi phát hành tiền tệ hay tín dụng, trái lại ngân sách phải thu thuế từ nhân dân, phải trả lãi mỗi khi đi vay hoặc phát hành trái phiếu.
Vì được quyền phát hành tiền tệ, tín dụng, không phải trả lãi để huy động vốn, nên Ngân hàng Nhà nước có thể cho hệ thống ngân hàng thương mại vay vốn với lãi suất từ 0% đến 0,25% như bên Mỹ hoặc 0,3% như bên Nhật.
Với lãi suất vay vốn thấp, hệ thống ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất 3-4-5% mà không cần phải được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Kết quả là mức lãi suất thấp được áp dụng cho toàn thể nền kinh tế, không phân biệt đối tượng.
Ngân hàng thương mại có trách nhiệm giám định tính chất khả thi và hiệu quả kinh tế của mỗi dự án trước khi cho vay. Và ngân hàng thương mại có trách nhiệm thu hồi vốn và lãi. Mức lãi suất thấp được thực hiện rộng rãi khiến cho chi phí đầu vào thấp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Các cơ quan hành chính không can thiệp vào việc xem xét và “hỗ trợ” cho doanh nghiệp vay vốn. Và điều quan trọng cốt lõi là ngân sách không cần phải chi phí một đồng nào để hỗ trợ lãi suất, không phải tăng thu thuế từ nhân dân, không phải đi vay, cũng như không phải tăng thâm hụt ngân sách.
Chính sách tài khoá như giảm thuế, giảm thuế, miễn thuế... và số tiền ngân sách dự tính để hỗ trợ phát triển có thể được dùng vào các chương trình khác, ví dụ như cho vay vốn đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, các dự án phát triển kinh tế gia đình, cho hệ thống phân phối của non một triệu người bán hàng rong trên toàn quốc, qua các tổ dân phố, hợp tác xã, hội phụ nữ... có khả năng tạo việc làm hữu hiệu nhất trong thời kỳ cần tạo việc làm, nâng cao hiệu suất lao động.
Trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Việt Nam có một lợi thế đặc biệt. Khác với các nước phát triển với những thị trường nội địa có mức tiêu thụ “bội thực” và một hệ thống sản xuất quá dư thừa công xuất, Việt Nam có một thị trường nội địa lớn còn cần được cung ứng, nhất là vùng nông thôn với hơn 70% dân số, và một hệ thống sản xuất còn cần được phát triển, công nghệ hoá, hiện đại hoá.