Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Nên hay không?
Nghị định Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần đưa vào những nội dung gì để có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực nhất?
Ngày 9/8, tại Hà Nội, Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) đã phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp.
Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền (Giám đốc Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam), trước thực trạng về am hiểu pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp hiện còn rất hạn chế nên không cần phải tranh luận về việc cần hay không cần ban hành Nghị định này.
Quan trọng hơn là Nghị định cần đưa vào những nội dung gì để có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực nhất?
Yêu cầu và đòi hỏi bức thiết của doanh nghiệp
Với 14 năm trực tiếp tham gia kinh doanh và là một trong những người tham gia ban lãnh đạo Hiệp hội Công thương Hà Nội từ ngày thành lập đến nay, ông Nguyễn Khắc Phụng, Công ty Tư vấn CIBUD, khẳng khái:
“Việc ban hành Nghị định này là một yêu cầu bức thiết mà giới doanh nhân đã mong đợi từ lâu”. Nhưng nếu các cơ quan chức năng không nhận thấy hết thực trạng của vấn đề thì Nghị định rất khó khả thi.
Kiểm chứng từ bản thân, ông Phụng cho rằng đại bộ phận các doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên họ chưa đủ thời gian và cả trình độ để tiếp cận với một hệ thống pháp luật vừa nhiều, vừa chồng chéo và bất cập như hiện nay.
Việc hàng ngày nhất cử nhất động của doanh nghiệp đều ít nhiều có liên quan đến pháp luật, mà trực tiếp là tiếp cận với cán bộ thực thi pháp luật, khiến cho người kinh doanh chỉ nghĩ làm sao vừa thuận tiện lại vừa giữ được lợi ích nên họ đã lập trình rất nhanh giữa bài toán “chạy” và thuê tư vấn xem cái nào hiệu quả hơn thì sẽ lựa chọn tức thời.
Để trả lời cho câu hỏi “doanh nghiệp cần hỗ trợ những gì?”, Luật sư Đào Nguyên Khải, Phó trưởng Văn phòng Luật sư Đào và đồng nghiệp chỉ rõ điều đầu tiên doanh nghiệp cần Nhà nước hỗ trợ về mặt pháp lý là Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tuyên truyền cho doanh nghiệpvề ý thức pháp luật.
Bởi trong quá trình hành nghề chúng tôi nhận thấy rằng chỉ khi nào doanh nghiệpgặp rắc rối với pháp luật thì doanh nghiệp mới tìm hiểu xem là mình đúng hay sai, có vi phạm pháp luật không.
Vấn đề thứ hai doanh nghiệp cần được hỗ trợ là khi họ muốn tìm toàn bộ những văn bản pháp luật điều chỉnh tới vấn đề mà họ đang quan tâm thì tìm ở đâu.
Đi vào chi tiết hơn, Luật sư Trương Thanh Đức, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Quản trị Maritime Bank - đại diện cho khối các doanh nghiệp - đề nghị 5 hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp,
Cá hình thức bao gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp (Điều 5); xuất bản tài liệu triển khai văn bản quy phạm pháp luật (Điều 6); bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp(Điều 7); giải đáp thắc mắc về pháp luật của doanh nghiệp (Điều 8) và tổng hợp kiến nghị về hệ thống pháp luật của doanh nghiệp (Điều 9).
Nhưng không riêng gì ý kiến của Luật sư Đức, trong những công việc trên, điều khó nhất đối với các cơ quan Nhà nước, đồng thời cũng là bức xúc lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là “giải đáp thắc mắc”.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 8 của dự thảo Nghị định (ngày 11/7/2007) là không hợp lý. Bởi giải đáp thắc mắc về các vụ việc cụ thể mới là điều các doanh nghiệp cần và mới thực sự có tác dụng.
Nếu quy định “các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có trách nhiệm giải đáp thắc mắc của doanh nghiệpvề các vụ việc cụ thể” như Điều 8 của dự thảo thì mục tiêu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệplại thành ra hạn chế hơn những hoạt động đã và đang diễn ra trên thực tế.
Bên cạnh đó, Luật sư Vũ Xuân Tiền cho rằng cần phải làm rõ nội dung của Điều 9 về việc tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp để xử lý những bất hợp lý, thậm chí là trái luật trong các văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào.
Vì nếu giao cho bộ hoặc tỉnh nào ban hành văn bản thì có trách nhiệm giải quyết sẽ rơi vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, lúc đó kiến nghị của doanh nghiệp sẽ trở thành vô nghĩa.
Theo ý kiến đề xuất của một số đại biểu thì nên giao việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho các trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở các tỉnh và các trung tâm này có thể được ký hợp đồng cộng tác viên với các luật sư, luật gia để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp.
Những ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp
Mặc dù dự thảo Nghị định đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình thì đến giờ phút này vẫn còn có nhiều ý kiến không tán thành với việc ban hành Nghị định Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Ngay cả phía VCCI cũng có nhóm ý kiến đưa ra 8 lý do để trả lời là “không cần thiết” (như doanh nghiệp buộc phải hiểu biết pháp luật; đi ngược lại với chủ trương cải cách hành chính; hạn chế sự phát triển của thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý; trên thế giới không có mô hình tương tự...) - ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của VCCI cho biết.
Hiệp hội Đầu tư Xây dựng năng lượng cũng cho rằng không cần thiết phải ban hành Nghị định này. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội, đã đưa ra 3 lý do:
- Thứ nhất, nội dung này đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp;
- Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ công chức đã hưởng lương từ ngân sách đương nhiên phải thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nếu lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệpnữa là bất hợp lý.
- Thứ ba, đã ban hành Nghị định thì đó là văn bản pháp luật có điều khoản quy định bắt buộc phải thi hành chứ không thể gọi là “hỗ trợ”, vì đã gọi là hỗ trợ thì cơ quan, tổ chức có thể hoặc không thể thực hiện là tuỳ thuộc vào khả năng điều kiện của họ...
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp.
Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền (Giám đốc Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam), trước thực trạng về am hiểu pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp hiện còn rất hạn chế nên không cần phải tranh luận về việc cần hay không cần ban hành Nghị định này.
Quan trọng hơn là Nghị định cần đưa vào những nội dung gì để có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực nhất?
Yêu cầu và đòi hỏi bức thiết của doanh nghiệp
Với 14 năm trực tiếp tham gia kinh doanh và là một trong những người tham gia ban lãnh đạo Hiệp hội Công thương Hà Nội từ ngày thành lập đến nay, ông Nguyễn Khắc Phụng, Công ty Tư vấn CIBUD, khẳng khái:
“Việc ban hành Nghị định này là một yêu cầu bức thiết mà giới doanh nhân đã mong đợi từ lâu”. Nhưng nếu các cơ quan chức năng không nhận thấy hết thực trạng của vấn đề thì Nghị định rất khó khả thi.
Kiểm chứng từ bản thân, ông Phụng cho rằng đại bộ phận các doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên họ chưa đủ thời gian và cả trình độ để tiếp cận với một hệ thống pháp luật vừa nhiều, vừa chồng chéo và bất cập như hiện nay.
Việc hàng ngày nhất cử nhất động của doanh nghiệp đều ít nhiều có liên quan đến pháp luật, mà trực tiếp là tiếp cận với cán bộ thực thi pháp luật, khiến cho người kinh doanh chỉ nghĩ làm sao vừa thuận tiện lại vừa giữ được lợi ích nên họ đã lập trình rất nhanh giữa bài toán “chạy” và thuê tư vấn xem cái nào hiệu quả hơn thì sẽ lựa chọn tức thời.
Để trả lời cho câu hỏi “doanh nghiệp cần hỗ trợ những gì?”, Luật sư Đào Nguyên Khải, Phó trưởng Văn phòng Luật sư Đào và đồng nghiệp chỉ rõ điều đầu tiên doanh nghiệp cần Nhà nước hỗ trợ về mặt pháp lý là Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tuyên truyền cho doanh nghiệpvề ý thức pháp luật.
Bởi trong quá trình hành nghề chúng tôi nhận thấy rằng chỉ khi nào doanh nghiệpgặp rắc rối với pháp luật thì doanh nghiệp mới tìm hiểu xem là mình đúng hay sai, có vi phạm pháp luật không.
Vấn đề thứ hai doanh nghiệp cần được hỗ trợ là khi họ muốn tìm toàn bộ những văn bản pháp luật điều chỉnh tới vấn đề mà họ đang quan tâm thì tìm ở đâu.
Đi vào chi tiết hơn, Luật sư Trương Thanh Đức, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Quản trị Maritime Bank - đại diện cho khối các doanh nghiệp - đề nghị 5 hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp,
Cá hình thức bao gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp (Điều 5); xuất bản tài liệu triển khai văn bản quy phạm pháp luật (Điều 6); bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp(Điều 7); giải đáp thắc mắc về pháp luật của doanh nghiệp (Điều 8) và tổng hợp kiến nghị về hệ thống pháp luật của doanh nghiệp (Điều 9).
Nhưng không riêng gì ý kiến của Luật sư Đức, trong những công việc trên, điều khó nhất đối với các cơ quan Nhà nước, đồng thời cũng là bức xúc lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là “giải đáp thắc mắc”.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 8 của dự thảo Nghị định (ngày 11/7/2007) là không hợp lý. Bởi giải đáp thắc mắc về các vụ việc cụ thể mới là điều các doanh nghiệp cần và mới thực sự có tác dụng.
Nếu quy định “các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có trách nhiệm giải đáp thắc mắc của doanh nghiệpvề các vụ việc cụ thể” như Điều 8 của dự thảo thì mục tiêu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệplại thành ra hạn chế hơn những hoạt động đã và đang diễn ra trên thực tế.
Bên cạnh đó, Luật sư Vũ Xuân Tiền cho rằng cần phải làm rõ nội dung của Điều 9 về việc tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp để xử lý những bất hợp lý, thậm chí là trái luật trong các văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào.
Vì nếu giao cho bộ hoặc tỉnh nào ban hành văn bản thì có trách nhiệm giải quyết sẽ rơi vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, lúc đó kiến nghị của doanh nghiệp sẽ trở thành vô nghĩa.
Theo ý kiến đề xuất của một số đại biểu thì nên giao việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho các trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở các tỉnh và các trung tâm này có thể được ký hợp đồng cộng tác viên với các luật sư, luật gia để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp.
Những ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp
Mặc dù dự thảo Nghị định đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình thì đến giờ phút này vẫn còn có nhiều ý kiến không tán thành với việc ban hành Nghị định Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Ngay cả phía VCCI cũng có nhóm ý kiến đưa ra 8 lý do để trả lời là “không cần thiết” (như doanh nghiệp buộc phải hiểu biết pháp luật; đi ngược lại với chủ trương cải cách hành chính; hạn chế sự phát triển của thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý; trên thế giới không có mô hình tương tự...) - ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của VCCI cho biết.
Hiệp hội Đầu tư Xây dựng năng lượng cũng cho rằng không cần thiết phải ban hành Nghị định này. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội, đã đưa ra 3 lý do:
- Thứ nhất, nội dung này đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp;
- Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ công chức đã hưởng lương từ ngân sách đương nhiên phải thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nếu lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệpnữa là bất hợp lý.
- Thứ ba, đã ban hành Nghị định thì đó là văn bản pháp luật có điều khoản quy định bắt buộc phải thi hành chứ không thể gọi là “hỗ trợ”, vì đã gọi là hỗ trợ thì cơ quan, tổ chức có thể hoặc không thể thực hiện là tuỳ thuộc vào khả năng điều kiện của họ...