Hoa, cà phê và chuyện tiếp thị bằng lễ hội
Một chuyên gia tư vấn tiếp thị gọi điện thảng thốt: “Chết mất, sao lại làm kỳ cục quá!”
Một chuyên gia tư vấn tiếp thị gọi điện thảng thốt: “Chết mất, sao lại làm kỳ cục quá!”.
Hai lễ hội diễn ra cùng lúc: lễ hội hoa ở Đà Lạt và lễ hội cà phê ở Sài Gòn. Thực tế này phản ánh chuyện “mạnh ai nấy làm” của hoạt động tiếp thị trong nước.
Khi phố hoa biến thành vườn kiểng
Lễ hội hoa, chỉ nghe cái tên là đủ gây nhiều xúc cảm. Vì thế, lễ hội hoa Đà Lạt luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người trong dịp lễ cuối năm. Một cơ hội tiếp thị, nếu như…
Khái niệm “hoa” ở Đà Lạt không bị biến thành những chậu kiểng nhỏ xíu xiu, phần lớn được chở từ… vùng khác đến. Những chậu hoa này được xếp đặt một cách thiếu nghệ thuật và tạo một hình ảnh đi ngược lại với ý tưởng “cả thành phố ngập trong hoa”.
Đơn giản, với tất cả những ai yêu Đà Lạt, hoa ở đây là những gì tự nhiên, những gì có pha chút hoang dại. Tiếc là phố hoa đã vắng dã quỳ vàng rực, vắng những mimosa mơ màng và thưa vắng đến lạc lõng những tán thông xanh từng đi vào lòng du khách.
Tôn vinh người trồng hoa không thể là cách bắt những người nông dân chân chất này quặp chặt tay các… người đẹp và xúng xính áo vest đi lên sân khấu nhận quà tặng mà không nói rằng, họ đã là người tạo ra những giống hoa mới, là người đã biến những mảnh đồi hoang vắng thành cánh đồng hoa… Lễ hội Đà Lạt, mà không hề nhắc một dòng nào đến những con người đã dựng nên thành phố này, thì có lẽ, luôn là một thiếu sót.
Câu chuyện tình yêu của núi rừng không thể được kể bằng vũ điệu… flamenco. Người tham dự chợt thấy lạc lõng trước một sân khấu quá hiện đại, những điệu múa quá “Tây” và những lời thoại quá sáo rỗng. Tiếp thị bằng không gian văn hoá, chính là phải nương vào văn hoá để giành cảm xúc của người khách hàng, không phải là sự “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, mà có lẽ những người trồng rau mất giá sẽ rất đau xót khi nhìn thấy kinh phí tỉnh nhà đã đổ ra cho hoạt động này.
Và ly cà phê thiếu hương thơm
So với lễ hội hoa Đà Lạt, lễ hội cà phê đang được tổ chức tại công viên Tao Đàn nổi trội hơn hẳn về tính chuyên nghiệp. Lẽ tất nhiên, khi tập trung vào một không gian vừa đủ thì mọi nhấn nhá, ý tưởng dễ dàng có thể triển khai. Và dĩ nhiên, sự chuyên nghiệp này được bắt đầu bằng việc mời hẳn một đơn vị tổ chức event chuyên nghiệp để làm tư vấn với con số kinh phí không nhỏ.
Lễ hội cà phê được chuẩn bị công phu với kịch bản nhiều ý đồ rõ rệt: có khu mô phỏng nông trường cà phê; có những bảng cung cấp thông tin về loại cây trồng này được thiết kế đẹp và bài trí ở những điểm thuận lợi. Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Công ty XPR brand communications cho biết lễ hội cà phê năm nay là bước đầu tiên của một tầm nhìn xa hơn: hai năm sau sẽ trở thành lễ hội quốc gia.
Nhưng bấy nhiêu đó yếu tố cũng chưa tạo nên một lễ hội cà phê đủ sức chinh phục người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, bởi…
Lễ hội không thể biến thành một không gian mua bán. Chính cảnh tay xách nách mang của một không gian “chợ” đã làm mất đi phần thanh lịch của ý tưởng chung. Những bộ bàn ghế rất đẹp để trên cỏ, đúng ra là nơi dừng chân để thưởng thức một tách cà phê tuyệt hảo của những đơn vị tham gia, nhưng điều đó đã bị những túi hàng hóa phá hỏng.
Lễ hội là nơi để giới thiệu những điều hay nhất về cà phê, và đang từng bước tạo ra cái gọi là “văn hoá cà phê của người Việt”. Chẳng hạn, cách mà Nestlé trưng bày những chương trình hỗ trợ nông dân trồng cà phê, tạo giống mới và kỹ thuật mới để có sản phẩm tốt hơn.
Chẳng hạn, cách Vinacafé tạo ra kỷ lục chiếc tách uống cà phê lớn nhất, dù không mấy ấn tượng, nhưng cũng kịp đọng lại trong lòng người xem cái gì đó. Thế nhưng, một số đơn vị khác lại cố gắng trình diễn những điều… thần bí một cách khiên cưỡng.
Ấn tượng về thương hiệu Trung Nguyên lớn đến mức ai cũng muốn đi xem gian hàng của công ty này. Quả thật, mức đầu tư của đơn vị này có lẽ là cao nhất tại lễ hội. Ấn tượng về cái máy rang xay cà phê toả hương thơm ngát đúng ra đã có thể thu phục cảm tình của người tiêu dùng, nếu như không có một chương trình giới thiệu tinh thần… cao bồi cưỡi ngựa của miền viễn tây nước Mỹ và gọi đó là… văn hoá Trung Nguyên. Sự cưỡng ép trong việc cố lý giải hình ảnh chàng cao bồi này với mặt trời phương Đông và văn hóa bản địa thật sự càng làm cho người nghe thấy khó chịu.
Và điểm trừ cuối cùng cho ý tưởng lễ hội này về mặt tiếp thị là sự xuất hiện của hai gian hàng làm nát không gian chung. Top-up không liên quan gì đến cà phê cả, nhưng giăng đầy cờ xí và… xả rác rùm beng. Kế đến là mùi cá viên chiên xông nồng nặc trong một không gian đang rất văn hoá. Đó chính là sự thiếu trách nhiệm với những người đang cố gắng thực hiện một lễ hội tốt nhất.
Hai lễ hội diễn ra cùng lúc: lễ hội hoa ở Đà Lạt và lễ hội cà phê ở Sài Gòn. Thực tế này phản ánh chuyện “mạnh ai nấy làm” của hoạt động tiếp thị trong nước.
Khi phố hoa biến thành vườn kiểng
Lễ hội hoa, chỉ nghe cái tên là đủ gây nhiều xúc cảm. Vì thế, lễ hội hoa Đà Lạt luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người trong dịp lễ cuối năm. Một cơ hội tiếp thị, nếu như…
Khái niệm “hoa” ở Đà Lạt không bị biến thành những chậu kiểng nhỏ xíu xiu, phần lớn được chở từ… vùng khác đến. Những chậu hoa này được xếp đặt một cách thiếu nghệ thuật và tạo một hình ảnh đi ngược lại với ý tưởng “cả thành phố ngập trong hoa”.
Đơn giản, với tất cả những ai yêu Đà Lạt, hoa ở đây là những gì tự nhiên, những gì có pha chút hoang dại. Tiếc là phố hoa đã vắng dã quỳ vàng rực, vắng những mimosa mơ màng và thưa vắng đến lạc lõng những tán thông xanh từng đi vào lòng du khách.
Tôn vinh người trồng hoa không thể là cách bắt những người nông dân chân chất này quặp chặt tay các… người đẹp và xúng xính áo vest đi lên sân khấu nhận quà tặng mà không nói rằng, họ đã là người tạo ra những giống hoa mới, là người đã biến những mảnh đồi hoang vắng thành cánh đồng hoa… Lễ hội Đà Lạt, mà không hề nhắc một dòng nào đến những con người đã dựng nên thành phố này, thì có lẽ, luôn là một thiếu sót.
Câu chuyện tình yêu của núi rừng không thể được kể bằng vũ điệu… flamenco. Người tham dự chợt thấy lạc lõng trước một sân khấu quá hiện đại, những điệu múa quá “Tây” và những lời thoại quá sáo rỗng. Tiếp thị bằng không gian văn hoá, chính là phải nương vào văn hoá để giành cảm xúc của người khách hàng, không phải là sự “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, mà có lẽ những người trồng rau mất giá sẽ rất đau xót khi nhìn thấy kinh phí tỉnh nhà đã đổ ra cho hoạt động này.
Và ly cà phê thiếu hương thơm
So với lễ hội hoa Đà Lạt, lễ hội cà phê đang được tổ chức tại công viên Tao Đàn nổi trội hơn hẳn về tính chuyên nghiệp. Lẽ tất nhiên, khi tập trung vào một không gian vừa đủ thì mọi nhấn nhá, ý tưởng dễ dàng có thể triển khai. Và dĩ nhiên, sự chuyên nghiệp này được bắt đầu bằng việc mời hẳn một đơn vị tổ chức event chuyên nghiệp để làm tư vấn với con số kinh phí không nhỏ.
Lễ hội cà phê được chuẩn bị công phu với kịch bản nhiều ý đồ rõ rệt: có khu mô phỏng nông trường cà phê; có những bảng cung cấp thông tin về loại cây trồng này được thiết kế đẹp và bài trí ở những điểm thuận lợi. Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Công ty XPR brand communications cho biết lễ hội cà phê năm nay là bước đầu tiên của một tầm nhìn xa hơn: hai năm sau sẽ trở thành lễ hội quốc gia.
Nhưng bấy nhiêu đó yếu tố cũng chưa tạo nên một lễ hội cà phê đủ sức chinh phục người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, bởi…
Lễ hội không thể biến thành một không gian mua bán. Chính cảnh tay xách nách mang của một không gian “chợ” đã làm mất đi phần thanh lịch của ý tưởng chung. Những bộ bàn ghế rất đẹp để trên cỏ, đúng ra là nơi dừng chân để thưởng thức một tách cà phê tuyệt hảo của những đơn vị tham gia, nhưng điều đó đã bị những túi hàng hóa phá hỏng.
Lễ hội là nơi để giới thiệu những điều hay nhất về cà phê, và đang từng bước tạo ra cái gọi là “văn hoá cà phê của người Việt”. Chẳng hạn, cách mà Nestlé trưng bày những chương trình hỗ trợ nông dân trồng cà phê, tạo giống mới và kỹ thuật mới để có sản phẩm tốt hơn.
Chẳng hạn, cách Vinacafé tạo ra kỷ lục chiếc tách uống cà phê lớn nhất, dù không mấy ấn tượng, nhưng cũng kịp đọng lại trong lòng người xem cái gì đó. Thế nhưng, một số đơn vị khác lại cố gắng trình diễn những điều… thần bí một cách khiên cưỡng.
Ấn tượng về thương hiệu Trung Nguyên lớn đến mức ai cũng muốn đi xem gian hàng của công ty này. Quả thật, mức đầu tư của đơn vị này có lẽ là cao nhất tại lễ hội. Ấn tượng về cái máy rang xay cà phê toả hương thơm ngát đúng ra đã có thể thu phục cảm tình của người tiêu dùng, nếu như không có một chương trình giới thiệu tinh thần… cao bồi cưỡi ngựa của miền viễn tây nước Mỹ và gọi đó là… văn hoá Trung Nguyên. Sự cưỡng ép trong việc cố lý giải hình ảnh chàng cao bồi này với mặt trời phương Đông và văn hóa bản địa thật sự càng làm cho người nghe thấy khó chịu.
Và điểm trừ cuối cùng cho ý tưởng lễ hội này về mặt tiếp thị là sự xuất hiện của hai gian hàng làm nát không gian chung. Top-up không liên quan gì đến cà phê cả, nhưng giăng đầy cờ xí và… xả rác rùm beng. Kế đến là mùi cá viên chiên xông nồng nặc trong một không gian đang rất văn hoá. Đó chính là sự thiếu trách nhiệm với những người đang cố gắng thực hiện một lễ hội tốt nhất.