Hóa giải căng thẳng tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường mua vào và theo nhận định, trong ngắn hạn, tỷ giá tiếp tục xu hướng ổn định
Từ đầu tháng 4 và đặc biệt là 2 ngày qua, giá bán USD và EUR ở thị trường tự do thấp hơn các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường mua vào và theo nhận định, trong ngắn hạn, tỷ giá tiếp tục xu hướng ổn định. Tuy nhiên, trong dài hạn vẫn còn những mối lo.
Ngày 28/4, trong khi giá USD mua/bán của Vietcombank là 18.930 đồng/USD - 19.000 đồng/USD thì ở thị trường tự do lần lượt là 18.940 đồng/USD và 18.970 đồng/USD.
Tiền đồng đang lên ngôi
Bà Phan Thị Chinh, Phó tổng giám đốc BIDV nhận xét: “Đã lâu rồi, giá ngoại tệ trong và ngoài hệ thống ngân hàng gần tiệm cận với nhau, thậm chí giá bán ở thị trường tự do còn thấp hơn. Và đó là hệ quả tất yếu của chính sách quản lý từ Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Công Thương”.
Theo bà Chinh, cơ cấu ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng thương mại gồm có nguồn huy động và nguồn mua, hay còn gọi là nguồn ngoại tệ kinh doanh. Có những thời điểm của năm ngoái, trong khi nguồn huy động ngoại tệ trong ngân hàng thương mại dư thừa hàng tỷ USD thì nguồn ngoại tệ kinh doanh lại khan hiếm, dẫn tới hiện tượng “bình ngưng ngoại tệ”.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã kịp có biện pháp xử lý (ban hành Thông tư 25) và hiện tượng “bình ngưng” phần nào được giải tỏa. Điều này dẫn đến, nguồn ngoại tệ kinh doanh tại các ngân hàng dư dả hơn, và một hiệu ứng đi theo là các lực lượng sở hữu ngoại tệ trên thị trường đã bớt găm giữ, khiến cho tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thống (tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước và tỷ giá mua/bán của các ngân hàng thương mại) xích lại gần nhau hơn.
Các chính sách quản lý ngoại hối và chính sách quản lý nhập khẩu của Bộ Công Thương đã phát huy tác dụng, trong khi xuất khẩu tăng trở lại, dẫn đến kỳ vọng tăng tỷ giá đã giảm rất mạnh.Một lý do nữa, khi lãi suất VND và USD đang giữ ở mức chênh lệch khá xa nhau, ước 7% - 8% (lãi suất vay VND khoảng 14%, trong khi lãi suất USD chỉ 6% - 7%), đã thay đổi hành vi của một bộ phận lớn người dân và doanh nghiệp từ chỗ giữ USD chuyển sang nắm giữ VND.
Còn theo nhận xét của một nhà phân tích thì thực tế mong muốn này đến sớm hơn so với tính toán còn do một nguyên nhân khi lãi suất VND cao hơn lãi suất USD, trong khi nhiều doanh nghiệp trong diện điều chỉnh của điều 4 Thông tư 25 được phép vay ngoại tệ, họ đã vay và bán lại số ngoại tệ đó cho ngân hàng, lấy VND gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất cao hơn. Những “carry trade nội” này đã được hưởng lợi một cách hợp pháp nhưng cũng giúp ngân hàng chuyển hóa được nguồn ngoại tệ huy động - cho vay sang nguồn ngoại tệ kinh doanh, dẫn đến trạng thái ngoại tệ ngân hàng trở nên tốt hơn.
Chưa thể “kê cao gối mà ngủ”
Có thể thấy rằng, Ngân hàng Nhà nước khá hài lòng với tỷ giá hiện tại và đang tích cực mua vào nhưng theo một nhà phân tích thì đó mới chỉ là sự yên tâm trong ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ các yếu tố sau.
Thứ nhất, cân đối cán cân thanh toán tổng thể và cung cầu thị trường hàng ngày đang diễn biến theo mong đợi nên tỷ giá giảm nhưng đứng trên cân đối nguồn vốn của ngân hàng thì có vẻ diễn biến trái chiều.
Thực tế từ đầu năm đến nay, huy động USD tại các ngân hàng bị giảm thấp, thậm chí bị âm và cả trong tháng 4 này tình trạng trên vẫn chưa được cải thiện. Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng ngoại tệ tháng 3/2010 tăng 3,98% so với tháng 2/2010 và tăng 14,7 so với 31/12/2009. Con số này đến giữa tháng 4/2010, vẫn tiếp tục tăng tới 17%.
Nếu cứ đà này, thời gian tới, ngân hàng thương mại sẽ thiếu ngoại tệ để cho vay, mặc dù điều này không đáng lo vì dư nợ tín dụng ngoại tệ chủ yếu là ngắn hạn. Nhưng như thế, thị trường sẽ gây áp lực lên lãi suất ngoại tệ và mức khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ 1%/năm của Ngân hàng Nhà nước khó mà giữ được.
Thứ hai, theo chu kỳ hàng năm, vào cuối quý 2, đầu quý 3 trở đi, sức ép tỷ giá bao giờ cũng dội ngược lên hệ thống ngân hàng, trong hoàn cảnh trạng thái ngoại tệ huy động của ngân hàng thương mại không tốt thì đó cũng là một mối lo mà Ngân hàng Nhà nước không thể không tính đến ngay từ bây giờ.
Thứ ba, theo ông Lê Đắc Cù, Trưởng ban Nghiệp vụ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỷ giá ổn định trong thời gian gần đây là hệ quả tất yếu từ Nghị quyết 18/CP của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tăng trưởng ở mức hợp lý và đặt lạm phát trong tầm kiểm soát.
Không phải ngẫu nhiên, lãi suất trái phiếu chính phủ thị trường thứ cấp đã giảm tới 60 điểm. Đang từ mức 12%/năm, sau khi Nghị quyết 18 ra đời, lãi suất trái phiếu giảm nhanh xuống 11,7 - 11,8%/năm và hiện nay giữ ở mức tương đương với lãi suất trái phiếu thị trường sơ cấp như mấy đợt phát hành vừa qua của Bộ Tài chính: kỳ hạn 2 năm: 11,3%/năm; 3 năm: 11,4%/năm; 5 năm: 11,5%/năm.
Như vậy, phải chăng, một chính sách minh bạch, rõ ràng, đi trước không những triệt tiêu được kỳ vọng bất lợi cho quản lý mà còn dẫn dắt thị trường theo hướng lành mạnh hơn?
Ngày 28/4, trong khi giá USD mua/bán của Vietcombank là 18.930 đồng/USD - 19.000 đồng/USD thì ở thị trường tự do lần lượt là 18.940 đồng/USD và 18.970 đồng/USD.
Tiền đồng đang lên ngôi
Bà Phan Thị Chinh, Phó tổng giám đốc BIDV nhận xét: “Đã lâu rồi, giá ngoại tệ trong và ngoài hệ thống ngân hàng gần tiệm cận với nhau, thậm chí giá bán ở thị trường tự do còn thấp hơn. Và đó là hệ quả tất yếu của chính sách quản lý từ Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Công Thương”.
Theo bà Chinh, cơ cấu ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng thương mại gồm có nguồn huy động và nguồn mua, hay còn gọi là nguồn ngoại tệ kinh doanh. Có những thời điểm của năm ngoái, trong khi nguồn huy động ngoại tệ trong ngân hàng thương mại dư thừa hàng tỷ USD thì nguồn ngoại tệ kinh doanh lại khan hiếm, dẫn tới hiện tượng “bình ngưng ngoại tệ”.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã kịp có biện pháp xử lý (ban hành Thông tư 25) và hiện tượng “bình ngưng” phần nào được giải tỏa. Điều này dẫn đến, nguồn ngoại tệ kinh doanh tại các ngân hàng dư dả hơn, và một hiệu ứng đi theo là các lực lượng sở hữu ngoại tệ trên thị trường đã bớt găm giữ, khiến cho tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thống (tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước và tỷ giá mua/bán của các ngân hàng thương mại) xích lại gần nhau hơn.
Các chính sách quản lý ngoại hối và chính sách quản lý nhập khẩu của Bộ Công Thương đã phát huy tác dụng, trong khi xuất khẩu tăng trở lại, dẫn đến kỳ vọng tăng tỷ giá đã giảm rất mạnh.Một lý do nữa, khi lãi suất VND và USD đang giữ ở mức chênh lệch khá xa nhau, ước 7% - 8% (lãi suất vay VND khoảng 14%, trong khi lãi suất USD chỉ 6% - 7%), đã thay đổi hành vi của một bộ phận lớn người dân và doanh nghiệp từ chỗ giữ USD chuyển sang nắm giữ VND.
Còn theo nhận xét của một nhà phân tích thì thực tế mong muốn này đến sớm hơn so với tính toán còn do một nguyên nhân khi lãi suất VND cao hơn lãi suất USD, trong khi nhiều doanh nghiệp trong diện điều chỉnh của điều 4 Thông tư 25 được phép vay ngoại tệ, họ đã vay và bán lại số ngoại tệ đó cho ngân hàng, lấy VND gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất cao hơn. Những “carry trade nội” này đã được hưởng lợi một cách hợp pháp nhưng cũng giúp ngân hàng chuyển hóa được nguồn ngoại tệ huy động - cho vay sang nguồn ngoại tệ kinh doanh, dẫn đến trạng thái ngoại tệ ngân hàng trở nên tốt hơn.
Chưa thể “kê cao gối mà ngủ”
Có thể thấy rằng, Ngân hàng Nhà nước khá hài lòng với tỷ giá hiện tại và đang tích cực mua vào nhưng theo một nhà phân tích thì đó mới chỉ là sự yên tâm trong ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ các yếu tố sau.
Thứ nhất, cân đối cán cân thanh toán tổng thể và cung cầu thị trường hàng ngày đang diễn biến theo mong đợi nên tỷ giá giảm nhưng đứng trên cân đối nguồn vốn của ngân hàng thì có vẻ diễn biến trái chiều.
Thực tế từ đầu năm đến nay, huy động USD tại các ngân hàng bị giảm thấp, thậm chí bị âm và cả trong tháng 4 này tình trạng trên vẫn chưa được cải thiện. Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng ngoại tệ tháng 3/2010 tăng 3,98% so với tháng 2/2010 và tăng 14,7 so với 31/12/2009. Con số này đến giữa tháng 4/2010, vẫn tiếp tục tăng tới 17%.
Nếu cứ đà này, thời gian tới, ngân hàng thương mại sẽ thiếu ngoại tệ để cho vay, mặc dù điều này không đáng lo vì dư nợ tín dụng ngoại tệ chủ yếu là ngắn hạn. Nhưng như thế, thị trường sẽ gây áp lực lên lãi suất ngoại tệ và mức khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ 1%/năm của Ngân hàng Nhà nước khó mà giữ được.
Thứ hai, theo chu kỳ hàng năm, vào cuối quý 2, đầu quý 3 trở đi, sức ép tỷ giá bao giờ cũng dội ngược lên hệ thống ngân hàng, trong hoàn cảnh trạng thái ngoại tệ huy động của ngân hàng thương mại không tốt thì đó cũng là một mối lo mà Ngân hàng Nhà nước không thể không tính đến ngay từ bây giờ.
Thứ ba, theo ông Lê Đắc Cù, Trưởng ban Nghiệp vụ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỷ giá ổn định trong thời gian gần đây là hệ quả tất yếu từ Nghị quyết 18/CP của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tăng trưởng ở mức hợp lý và đặt lạm phát trong tầm kiểm soát.
Không phải ngẫu nhiên, lãi suất trái phiếu chính phủ thị trường thứ cấp đã giảm tới 60 điểm. Đang từ mức 12%/năm, sau khi Nghị quyết 18 ra đời, lãi suất trái phiếu giảm nhanh xuống 11,7 - 11,8%/năm và hiện nay giữ ở mức tương đương với lãi suất trái phiếu thị trường sơ cấp như mấy đợt phát hành vừa qua của Bộ Tài chính: kỳ hạn 2 năm: 11,3%/năm; 3 năm: 11,4%/năm; 5 năm: 11,5%/năm.
Như vậy, phải chăng, một chính sách minh bạch, rõ ràng, đi trước không những triệt tiêu được kỳ vọng bất lợi cho quản lý mà còn dẫn dắt thị trường theo hướng lành mạnh hơn?