Hoãn thông qua nghị quyết mở rộng Hà Nội: “Quy hoạch treo đáng quan ngại”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân bày tỏ quan điểm về việc hoãn thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới Hà Nội
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân bày tỏ quan điểm về việc hoãn thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới Hà Nội.
Việc thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới Thủ đô Hà Nội đã được hoãn lại so với lịch trình Nghị sự của Quốc hội kỳ này với lý do để Chính phủ bổ sung những cơ sở, lý luận trong Đề án. Vậy những nội dung mới là gì, thưa Bộ trưởng?
Hiện Chính phủ đang chỉ đạo chuẩn bị giải trình những nội dung mà các ý kiến đại biểu đã nêu trong các phiên thảo luận vừa qua, đặc biệt là những vấn đề mà theo Quốc hội là còn chưa rõ và đầy đủ. Nói chung là có nhiều lĩnh vực sẽ được bổ sung, làm rõ thêm.
Vậy quan điểm riêng của Bộ trưởng về những ý kiến thảo luận điều chỉnh địa giới Hà Nội vừa qua trên diễn đàn Quốc hội?
Quan điểm của tôi là là phải làm rõ, giải trình đầy đủ những gì đại biểu Quốc hội đặt ra để chủ trương này được mổ xẻ, phân tích kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định. Tôi nghĩ nhiều ý kiến đại biểu nêu ra là xác đáng.
Nhưng chẳng lẽ tất cả các ý kiến kiến nghị của đại biểu đều đúng?
Có nhiều ý kiến đã phát biểu, tôi không theo dõi hết để nói ý kiến nào đúng, ý kiến nào không đúng.
Trong nghiên cứu có nhiều phương án mở rộng, nhưng sao khi trình Đề án các phương án này lại bị rút lại?
Đề án trình ra có 2 phương án, và Chính phủ nhấn mạnh một phương án có nhiều ưu điểm hơn cả. Ưu điểm này được đánh giá bằng phương pháp chấm điểm trên cơ sở đưa ra các tiêu chí, đưa ra các hệ số thuộc nhiều lĩnh vực
Thưa ông, đặt giả thiết nếu Quốc hội không thông qua trong thời điểm này thì điều đó sẽ có tác động như thế nào đến Hà Nội và các địa phương liên quan? Có ý kiến lo ngại sẽ là một dự án lớn bị quy hoạch treo?
Tôi cho rằng không nên đặt vấn đề tác động ra sao trong thời điểm này. Việc này do đại biểu Quốc hội quyết định. Tất nhiên vấn đề nào cũng có ưu và nhược, nếu không giải quyết thì cũng có những bất cập.
Ví dụ nhân dân trong vùng đã có tâm lý từ trước, rồi hội đồng nhân dân các tỉnh cũng đã thông qua, nhất trí chủ trương sáp nhập. Còn ý kiến lo ngại nếu không thông qua sẽ là một quy hoạch treo khổng lồ, tôi cho rằng ý kiến này cũng xác đáng.
Chúng ta đã nêu ra hướng Hà Nội mở rộng, vì vậy trong tâm lý người dân có sự chờ đợi và nếu thời gian để lại quyết lâu chừng nào thì tâm lý này tồn tại đến chừng đó. Vậy thì rõ ràng là có quy hoạch treo đáng quan ngại cần phải xem xét.
Trên Hội trường Quốc hội, có nhiều ý kiến cho rằng điểm thiếu sót lớn là thiếu một tầm nhìn quy hoạch trong chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô?
Cần phải thấy chủ trương mà Chính phủ đưa ra là ở dạng đề án mang tính định hướng. Quy hoạch là vấn đề đi sau, vì theo quy định thì quy hoạch phải theo địa giới hành chính nên ở đây chưa có địa giới mới để mà quy hoạch mới. Nếu nay mai Quốc hội thông qua chủ trương này thì Chính phủ mới có cơ sở để sớm chỉ đạo quy hoạch thành phố Hà Nội theo địa giới hành chính mới.
Cũng có ý kiến lo ngại về khả năng quản lý khi quy mô Thủ đô quá rộng như trong Đề án trình lên?
Trong 100 thành phố và Thủ đô lớn trên thế giới được thống kê, thì có khoảng 16-17 thành phố có diện tích trên 3000 km2. Hà Nội nếu mở rộng thì cũng lớn vào khoảng 16, 17 thành phố đấy.
Ý kiến này cũng xác đáng khi lo lắng cho khả năng quản lý một diện tích lớn, nhưng như tôi đã nói, phương án mở rộng này đã được phân tích, cân nhắc kỹ về khả năng thực hiện và sự phù hợp.
Vậy vấn đề kinh phí cho việc mở rộng Thủ đô được tính toán như thế nào thưa Bộ trưởng?
Đúng là vốn là một vấn đề. Trong báo cáo bổ sung tôi đã nói về vốn đầu tư xây dựng phục vụ chủ trương này thì đặc biệt là phải huy động rất nhiều nguồn lực. Chẳng hạn trong xây dựng, chúng tôi vẫn có câu “đô thị nuôi đô thị”, rất nhiều dự án khu đô thị được xây dựng mà Nhà nước có tốn tiền đâu.
Tôi tin trong quy hoạch sẽ tạo ra nguồn lực, thu hút được nguồn lực, nhất là khi quy hoạch tốt, cơ chế, chính sách phù hợp thì không lo. Băn khoăn tốn nhiều tiền, ngân sách lấy đâu ra thì đã được giải trình rõ.
Những câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh phí, ngân sách, bộ máy, con người để thực hiện chủ trương rất quan trọng này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới những băn khoăn hiện nay về thời điểm thông qua việc mở rộng địa giới.
Tôi cho rằng đây là bài toán cần phải cân nhắc, tính toán cho lâu dài. Báo cáo của Chính phủ đã phân tích rõ tình trạng phát triển hiện nay của Thủ đô, đặc biệt là những bất cập và tương lai tất yếu phải ra sao.
Việc thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới Thủ đô Hà Nội đã được hoãn lại so với lịch trình Nghị sự của Quốc hội kỳ này với lý do để Chính phủ bổ sung những cơ sở, lý luận trong Đề án. Vậy những nội dung mới là gì, thưa Bộ trưởng?
Hiện Chính phủ đang chỉ đạo chuẩn bị giải trình những nội dung mà các ý kiến đại biểu đã nêu trong các phiên thảo luận vừa qua, đặc biệt là những vấn đề mà theo Quốc hội là còn chưa rõ và đầy đủ. Nói chung là có nhiều lĩnh vực sẽ được bổ sung, làm rõ thêm.
Vậy quan điểm riêng của Bộ trưởng về những ý kiến thảo luận điều chỉnh địa giới Hà Nội vừa qua trên diễn đàn Quốc hội?
Quan điểm của tôi là là phải làm rõ, giải trình đầy đủ những gì đại biểu Quốc hội đặt ra để chủ trương này được mổ xẻ, phân tích kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định. Tôi nghĩ nhiều ý kiến đại biểu nêu ra là xác đáng.
Nhưng chẳng lẽ tất cả các ý kiến kiến nghị của đại biểu đều đúng?
Có nhiều ý kiến đã phát biểu, tôi không theo dõi hết để nói ý kiến nào đúng, ý kiến nào không đúng.
Trong nghiên cứu có nhiều phương án mở rộng, nhưng sao khi trình Đề án các phương án này lại bị rút lại?
Đề án trình ra có 2 phương án, và Chính phủ nhấn mạnh một phương án có nhiều ưu điểm hơn cả. Ưu điểm này được đánh giá bằng phương pháp chấm điểm trên cơ sở đưa ra các tiêu chí, đưa ra các hệ số thuộc nhiều lĩnh vực
Thưa ông, đặt giả thiết nếu Quốc hội không thông qua trong thời điểm này thì điều đó sẽ có tác động như thế nào đến Hà Nội và các địa phương liên quan? Có ý kiến lo ngại sẽ là một dự án lớn bị quy hoạch treo?
Tôi cho rằng không nên đặt vấn đề tác động ra sao trong thời điểm này. Việc này do đại biểu Quốc hội quyết định. Tất nhiên vấn đề nào cũng có ưu và nhược, nếu không giải quyết thì cũng có những bất cập.
Ví dụ nhân dân trong vùng đã có tâm lý từ trước, rồi hội đồng nhân dân các tỉnh cũng đã thông qua, nhất trí chủ trương sáp nhập. Còn ý kiến lo ngại nếu không thông qua sẽ là một quy hoạch treo khổng lồ, tôi cho rằng ý kiến này cũng xác đáng.
Chúng ta đã nêu ra hướng Hà Nội mở rộng, vì vậy trong tâm lý người dân có sự chờ đợi và nếu thời gian để lại quyết lâu chừng nào thì tâm lý này tồn tại đến chừng đó. Vậy thì rõ ràng là có quy hoạch treo đáng quan ngại cần phải xem xét.
Trên Hội trường Quốc hội, có nhiều ý kiến cho rằng điểm thiếu sót lớn là thiếu một tầm nhìn quy hoạch trong chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô?
Cần phải thấy chủ trương mà Chính phủ đưa ra là ở dạng đề án mang tính định hướng. Quy hoạch là vấn đề đi sau, vì theo quy định thì quy hoạch phải theo địa giới hành chính nên ở đây chưa có địa giới mới để mà quy hoạch mới. Nếu nay mai Quốc hội thông qua chủ trương này thì Chính phủ mới có cơ sở để sớm chỉ đạo quy hoạch thành phố Hà Nội theo địa giới hành chính mới.
Cũng có ý kiến lo ngại về khả năng quản lý khi quy mô Thủ đô quá rộng như trong Đề án trình lên?
Trong 100 thành phố và Thủ đô lớn trên thế giới được thống kê, thì có khoảng 16-17 thành phố có diện tích trên 3000 km2. Hà Nội nếu mở rộng thì cũng lớn vào khoảng 16, 17 thành phố đấy.
Ý kiến này cũng xác đáng khi lo lắng cho khả năng quản lý một diện tích lớn, nhưng như tôi đã nói, phương án mở rộng này đã được phân tích, cân nhắc kỹ về khả năng thực hiện và sự phù hợp.
Vậy vấn đề kinh phí cho việc mở rộng Thủ đô được tính toán như thế nào thưa Bộ trưởng?
Đúng là vốn là một vấn đề. Trong báo cáo bổ sung tôi đã nói về vốn đầu tư xây dựng phục vụ chủ trương này thì đặc biệt là phải huy động rất nhiều nguồn lực. Chẳng hạn trong xây dựng, chúng tôi vẫn có câu “đô thị nuôi đô thị”, rất nhiều dự án khu đô thị được xây dựng mà Nhà nước có tốn tiền đâu.
Tôi tin trong quy hoạch sẽ tạo ra nguồn lực, thu hút được nguồn lực, nhất là khi quy hoạch tốt, cơ chế, chính sách phù hợp thì không lo. Băn khoăn tốn nhiều tiền, ngân sách lấy đâu ra thì đã được giải trình rõ.
Những câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh phí, ngân sách, bộ máy, con người để thực hiện chủ trương rất quan trọng này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới những băn khoăn hiện nay về thời điểm thông qua việc mở rộng địa giới.
Tôi cho rằng đây là bài toán cần phải cân nhắc, tính toán cho lâu dài. Báo cáo của Chính phủ đã phân tích rõ tình trạng phát triển hiện nay của Thủ đô, đặc biệt là những bất cập và tương lai tất yếu phải ra sao.