Hoạt động ngân hàng: “Một năm tiến bộ”
"Năm 2006 là năm các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao", ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng cho biết
"Năm 2006 là năm các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao", ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng cho biết.
Thưa ông, những nét chính trong hoạt động của ngành ngân hàng năm 2006 là gì?
Trước hết phải nói năm 2006 là năm đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ (thêm 2,5 tỷ USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế.
Đặc biệt, hệ thống các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần đã có những bước tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh.... Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt xấp xỉ gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so cuối năm 2005 và lần đầu tiên vượt mức GDP (gần bằng 120% GDP).
Vốn tự có đạt 83.000 tỷ đồng, tăng 36% so cuối năm 2005 và về cơ bản đã chuyển toàn bộ các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất cũng đạt đến 250 tỷ đồng. Nhờ đó đã nâng tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn ngành đạt xấp xỉ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu (8%).
Chất lượng tài sản đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ tồn đọng tính trên cùng một chuẩn mực kế toán đã giảm từ khoảng 5% cuối năm 2005 xuống còn 3,5% cuối năm 2006. Hàng loạt sản phẩm ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã được áp dụng và hoạt động kinh doanh bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán và chuyển tiền...
Năm 2006 là năm các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17%- 18%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đạt trên mức 30%.
Vậy những vấn đề gì của hoạt động ngân hàng còn tồn tại mà theo ông cần phải tiếp tục tập trung giải quyết?
Mặc dù đạt được những kết quả trên nhưng theo tôi còn những vấn đề (cả về vĩ mô và vi mô) cần chú ý:
Nổi bật là việc chưa hoàn thiện công cụ chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp tạo điều kiện để thực hiện cơ chế “lãi suất mục tiêu và lạm phát mục tiêu” khi Ngân hàng Nhà nước trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại.
Công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đặc biệt là giám sát từ xa còn chậm đổi mới theo chuẩn mực quốc tế. Cấu trúc hệ thống Ngân hàng Nhà nước chưa đủ hiệu lực để đảm bảo thực thi vai trò là một ngân hàng Trung ương hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
Các ngân hàng thương mại về cơ bản vẫn là ngân hàng quy mô nhỏ, chưa hình thành được những tập đoàn tài chính hùng mạnh làm trụ cột cho hệ thống tài chính. Chất lượng tín dụng (thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu) đã được cải thiện nhưng vẫn cao và tiềm ẩn rủi ro đối với an toàn hệ thống.
Một điểm yếu đặc biệt của các ngân hàng thương mại Việt Nam so khu vực và quốc tế là trình độ quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp...
Tiến độ cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long còn chậm có phải là một tồn tại không? Nguyên nhân của sự chậm trễ là gì?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng coi đây là một trong những vấn đề tồn tại trong năm 2006.
Sau hơn 1 năm triển khai việc thí điểm cổ phần hoá, một số công việc chính chưa hoàn thành đúng tiến độ đề ra do quy mô và tính chất hoạt động của hai ngân hàng này có nhiều đặc thù so với các công ty Nhà nước thuộc các lĩnh vực khác. Các quy định pháp lý về cổ phần hoá hiện hành còn một số nội dung chưa hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Ví dụ quy định về kiểm kê đánh giá lại tài sản và xử lý tài chính (kể cả truy cứu trách nhiệm cá nhân) trước khi định giá ngân hàng là vấn đề mà các ngân hàng thương mại Nhà nước không thể thực hiện được trong thời gian ngắn và trên thực tế cũng không cần thiết nếu lựa chọn phương pháp định giá theo dòng chiết khấu (là phương pháp để định giá ngân hàng phổ biến hiện nay).
Một nguyên nhân khác cũng gây nên sự chậm trễ là chúng ta còn rất thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng các điều khoản tham chiếu cũng như đàm phán về phạm vi công viên và chi phí tư vấn để lựa chọn công ty tư vấn phù hợp. Đây cũng là khâu gây kéo dài thời gian.
Nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2007 và các năm tiếp theo là gì?
Trước tiên là phải khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với yêu cầu của đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các luật quan trọng như: Luật Ngân hàng trung ương, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát ngân hàng làm nền tảng pháp lý cho việc đẩy mạnh hơn nữa cải cách hệ thống ngân hàng.
Thứ hai là đổi mới căn bản hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo các chuẩn mực và nguyên tắc của Uỷ ban Basel, đảm bảo an toàn, minh bạch và hiệu lực của hoạt động ngân hàng cả trong điều kiện có sự tham gia thị trường của các định chế tài chính 100% vốn nước ngoài và sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn tài chính cũng như tiến trình tự do hoá nhanh hơn các giao dịch tài khoản vốn.
Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giám sát ngân hàng, giám sát bảo hiểm và giám sát thị trường chứng khoán dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và một ủy ban giám sát hệ thống tài chính của Chính phủ.
Thứ ba là đẩy mạnh kế hoạch cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước. Năm 2007 hoàn tất cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến phát hành cổ phiếu ra công chúng vào đầu quý III/2007.
Đồng thời tiến hành ngay việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại, trước hết là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam, trên cơ sở Nghị định 187 sửa đổi và thay đổi phương thức chỉ đạo cổ phần hóa. Dự kiến việc cổ phần hóa hai ngân hàng này sẽ hoàn tất vào cuối quý IV/2007 hoặc quý I/2008.
Thứ tư là đầu tư phát triển công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực coi đây là vấn đề then chốt của tiến trình cải cách.
Thứ năm là khẩn trương nghiên cứu từng bước đưa vào áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát, về kế toán, kiểm toán; về quản lý rủi ro cũng như các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại... nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, công nghệ, nhân lực và trình độ quản lý hoạt động ngân hàng ngang tầm khu vực và quốc tế.
Thưa ông, những nét chính trong hoạt động của ngành ngân hàng năm 2006 là gì?
Trước hết phải nói năm 2006 là năm đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ (thêm 2,5 tỷ USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế.
Đặc biệt, hệ thống các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần đã có những bước tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh.... Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt xấp xỉ gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so cuối năm 2005 và lần đầu tiên vượt mức GDP (gần bằng 120% GDP).
Vốn tự có đạt 83.000 tỷ đồng, tăng 36% so cuối năm 2005 và về cơ bản đã chuyển toàn bộ các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất cũng đạt đến 250 tỷ đồng. Nhờ đó đã nâng tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn ngành đạt xấp xỉ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu (8%).
Chất lượng tài sản đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ tồn đọng tính trên cùng một chuẩn mực kế toán đã giảm từ khoảng 5% cuối năm 2005 xuống còn 3,5% cuối năm 2006. Hàng loạt sản phẩm ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã được áp dụng và hoạt động kinh doanh bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán và chuyển tiền...
Năm 2006 là năm các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17%- 18%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đạt trên mức 30%.
Vậy những vấn đề gì của hoạt động ngân hàng còn tồn tại mà theo ông cần phải tiếp tục tập trung giải quyết?
Mặc dù đạt được những kết quả trên nhưng theo tôi còn những vấn đề (cả về vĩ mô và vi mô) cần chú ý:
Nổi bật là việc chưa hoàn thiện công cụ chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp tạo điều kiện để thực hiện cơ chế “lãi suất mục tiêu và lạm phát mục tiêu” khi Ngân hàng Nhà nước trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại.
Công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đặc biệt là giám sát từ xa còn chậm đổi mới theo chuẩn mực quốc tế. Cấu trúc hệ thống Ngân hàng Nhà nước chưa đủ hiệu lực để đảm bảo thực thi vai trò là một ngân hàng Trung ương hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
Các ngân hàng thương mại về cơ bản vẫn là ngân hàng quy mô nhỏ, chưa hình thành được những tập đoàn tài chính hùng mạnh làm trụ cột cho hệ thống tài chính. Chất lượng tín dụng (thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu) đã được cải thiện nhưng vẫn cao và tiềm ẩn rủi ro đối với an toàn hệ thống.
Một điểm yếu đặc biệt của các ngân hàng thương mại Việt Nam so khu vực và quốc tế là trình độ quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp...
Tiến độ cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long còn chậm có phải là một tồn tại không? Nguyên nhân của sự chậm trễ là gì?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng coi đây là một trong những vấn đề tồn tại trong năm 2006.
Sau hơn 1 năm triển khai việc thí điểm cổ phần hoá, một số công việc chính chưa hoàn thành đúng tiến độ đề ra do quy mô và tính chất hoạt động của hai ngân hàng này có nhiều đặc thù so với các công ty Nhà nước thuộc các lĩnh vực khác. Các quy định pháp lý về cổ phần hoá hiện hành còn một số nội dung chưa hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Ví dụ quy định về kiểm kê đánh giá lại tài sản và xử lý tài chính (kể cả truy cứu trách nhiệm cá nhân) trước khi định giá ngân hàng là vấn đề mà các ngân hàng thương mại Nhà nước không thể thực hiện được trong thời gian ngắn và trên thực tế cũng không cần thiết nếu lựa chọn phương pháp định giá theo dòng chiết khấu (là phương pháp để định giá ngân hàng phổ biến hiện nay).
Một nguyên nhân khác cũng gây nên sự chậm trễ là chúng ta còn rất thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng các điều khoản tham chiếu cũng như đàm phán về phạm vi công viên và chi phí tư vấn để lựa chọn công ty tư vấn phù hợp. Đây cũng là khâu gây kéo dài thời gian.
Nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2007 và các năm tiếp theo là gì?
Trước tiên là phải khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với yêu cầu của đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các luật quan trọng như: Luật Ngân hàng trung ương, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát ngân hàng làm nền tảng pháp lý cho việc đẩy mạnh hơn nữa cải cách hệ thống ngân hàng.
Thứ hai là đổi mới căn bản hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo các chuẩn mực và nguyên tắc của Uỷ ban Basel, đảm bảo an toàn, minh bạch và hiệu lực của hoạt động ngân hàng cả trong điều kiện có sự tham gia thị trường của các định chế tài chính 100% vốn nước ngoài và sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn tài chính cũng như tiến trình tự do hoá nhanh hơn các giao dịch tài khoản vốn.
Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giám sát ngân hàng, giám sát bảo hiểm và giám sát thị trường chứng khoán dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và một ủy ban giám sát hệ thống tài chính của Chính phủ.
Thứ ba là đẩy mạnh kế hoạch cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước. Năm 2007 hoàn tất cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến phát hành cổ phiếu ra công chúng vào đầu quý III/2007.
Đồng thời tiến hành ngay việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại, trước hết là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam, trên cơ sở Nghị định 187 sửa đổi và thay đổi phương thức chỉ đạo cổ phần hóa. Dự kiến việc cổ phần hóa hai ngân hàng này sẽ hoàn tất vào cuối quý IV/2007 hoặc quý I/2008.
Thứ tư là đầu tư phát triển công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực coi đây là vấn đề then chốt của tiến trình cải cách.
Thứ năm là khẩn trương nghiên cứu từng bước đưa vào áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát, về kế toán, kiểm toán; về quản lý rủi ro cũng như các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại... nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, công nghệ, nhân lực và trình độ quản lý hoạt động ngân hàng ngang tầm khu vực và quốc tế.