Hoạt động quảng cáo: Bàn việc "lập lại trật tự"
Ý kiến của các bên liên quan xung quanh dự thảo Luật Quảng cáo, thay thế Pháp lệnh Quảng cáo hiện hành
Ngày 11/11/2008, tại Tp.HCM, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước từ Nghệ An đến Cà Mau, doanh nghiệp quảng cáo và các cơ quan thông tấn báo chí cho dự thảo Luật Quảng cáo, thay thế Pháp lệnh Quảng cáo hiện hành.
Phù hợp với luật pháp và điều ước quốc tế
Dự thảo Luật Quảng cáo gồm 5 chương, 46 điều, được xây dựng trên cơ sở kết quả hội nghị 5 năm thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo, phù hợp với hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; đồng thời có tiếp thu và chọn lọc kinh nghiệm ở một số nước như Singapore, Malaysia, Anh, Pháp, Trung Quốc...
Mục 1 chương III về phương tiện quảng cáo và các yêu cầu về nội dung, hình thức quảng cáo (từ điều 16 - điều 20), nội dung có kế thừa một số nội dung tại điều 6, 7, 8, 9 của Pháp lệnh Quảng cáo.
Theo đó, quy định về các phương tiện quảng cáo trong dự thảo khá bao quát, điều chỉnh được hầu hết các phương tiện quảng cáo trên thực tế, cụ thể: bỏ quy định về một số phương tiện tại Pháp lệnh như hội chợ, triển lãm; vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước; hàng hóa; bổ sung thêm phương tiện truyền dẫn, phát sóng trên mạng viễn thông, phương tiện điện tử, phương tiện dùng đoàn người để quảng cáo; quy định về tiếng nói, chữ viết thể hiện trong các sản phẩm quảng cáo, kể cả những trường hợp không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt...
Tuy nhiên, dự thảo Luật Quảng cáo ở nhiều nội dung còn khá mập mờ, chưa cụ thể, chưa có các hình thức chế tài cụ thể.
Ví dụ về nội dung quảng cáo trên báo chí, Điều 23 quy định: báo nói, báo hình được quảng cáo không quá 5% thời gian phát sóng của 1 kênh phát thành, 1 kênh truyền hình trong 1 ngày trừ kênh, hệ chuyên quảng cáo và không được xen quảng cáo vào chương trình thời sự hoặc chương trình có thời lượng phát sóng dưới 15 phút; kích thước của sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 7% khuôn hình.
Bà Phạm Thanh Thảo, Trưởng phòng Báo chí xuất bản - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Dương, thắc mắc: “Quy định cần cấm không cho chạy phim trên màn ảnh phía dưới khung hình, vì quá dễ gây phản cảm thay vì lại quy định tỷ lệ diện tích chiếm dụng là 7% sẽ gây ngộ nhận”.
Về quy định cấm quảng cáo các sản phẩm thay sữa mẹ, Điều 7, khoản 5 quy định: cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả dùng cho trẻ từ khi sinh cho đến 6 tháng tuổi.
Ông Hào Vũ, đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Long An, đề xuất: “Không nên cấm quảng cáo sữa bột thay thế sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi, vì trên thực tế có những người mẹ thiếu sữa cho con ngay từ lúc mới sinh buộc phải thay thế bằng sữa bột”.
Ông đề nghị bộ, ngành chức năng nên có những quy định và hướng dẫn cụ thể cách sử dụng sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi thay vì cấm người mẹ sử dụng.
Kiến nghị về thuế và lệ phí
Một trong những ý kiến đóng góp gây chú ý nhiều nhất tại hội nghị là các ý kiến, kiến nghị về thu thuế, lệ phí quảng cáo trên khoảng không của đại diện đến từ Tp.HCM.
Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tp.HCM đặt vấn đề: “Tại sao Luật không quy định thu thuế chiếm dụng khoảng không, tức không gian khai thác quảng cáo? Hiện nay Nhà nước đang mất một khoản thu rất lớn đối với các hoạt động quảng cáo nơi công cộng”.
Ông Vinh lập luận, việc thu thuế, lệ phí quảng cáo trên không không phải là biện pháp tận thu mà là để hạn chế việc quảng cáo tùy tiện, gây mất mỹ quan đô thị, nhất là tại Tp.HCM đang thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Ông cũng đề nghị nên quy định việc khống chế số m2 diện tích các bảng hiệu quảng cáo ngoài trời, trên không trung, nếu vượt quá quy định cho phép thì hoặc cấm, buộc dừng quảng cáo, hoặc thu lệ phí theo hình thức lũy tiến. “Thu nhập từ các hình thức quảng cáo tại Tp.HCM nói riêng, cả nước nói chung là rất lớn. Các hình thức quảng cáo trên không vì thế cũng rất nhiều, rất phức tạp và chiếm mất không gian mỹ quan cần có của một đô thị; nên cần áp dụng thu thuế quảng cáo trên không”, ông Vinh nhấn mạnh.
Vừa qua, tại Tp.HCM cũng đã xuất hiện một doanh nghiệp quảng cáo cho người quảng cáo mặc đồ rằn ri, cầm vũ khí (đồ chơi) chạy rong khắp thành phố để quảng cáo cho một trò chơi điện tử dễ gây ngộ nhận hay khó chịu cho nhiều người; hay có doanh nghiệp dán cả áp phích xuống mặt đất, ngay giao lộ để quảng cáo hành vi này, theo nhiều đại biểu là rất dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ông Lê Quang Vinh đề nghị thêm vào mục “cấm quảng cáo ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông”.
Nhiều đại biểu thống nhất ý kiến là: trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hiện nay, nhiều phương tiện, loại hình quảng cáo mới xuất hiện mà cơ quan quản lý nhà nước không thể nắm bắt kịp, do đó cần có các điều khoản mở để tránh việc “đóng khung” trong pháp luật.
Mặt khác, Luật Quảng cáo cũng cần nhắm đến hạn chế những hành vi sử dụng phương tiện quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
Phù hợp với luật pháp và điều ước quốc tế
Dự thảo Luật Quảng cáo gồm 5 chương, 46 điều, được xây dựng trên cơ sở kết quả hội nghị 5 năm thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo, phù hợp với hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; đồng thời có tiếp thu và chọn lọc kinh nghiệm ở một số nước như Singapore, Malaysia, Anh, Pháp, Trung Quốc...
Mục 1 chương III về phương tiện quảng cáo và các yêu cầu về nội dung, hình thức quảng cáo (từ điều 16 - điều 20), nội dung có kế thừa một số nội dung tại điều 6, 7, 8, 9 của Pháp lệnh Quảng cáo.
Theo đó, quy định về các phương tiện quảng cáo trong dự thảo khá bao quát, điều chỉnh được hầu hết các phương tiện quảng cáo trên thực tế, cụ thể: bỏ quy định về một số phương tiện tại Pháp lệnh như hội chợ, triển lãm; vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước; hàng hóa; bổ sung thêm phương tiện truyền dẫn, phát sóng trên mạng viễn thông, phương tiện điện tử, phương tiện dùng đoàn người để quảng cáo; quy định về tiếng nói, chữ viết thể hiện trong các sản phẩm quảng cáo, kể cả những trường hợp không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt...
Tuy nhiên, dự thảo Luật Quảng cáo ở nhiều nội dung còn khá mập mờ, chưa cụ thể, chưa có các hình thức chế tài cụ thể.
Ví dụ về nội dung quảng cáo trên báo chí, Điều 23 quy định: báo nói, báo hình được quảng cáo không quá 5% thời gian phát sóng của 1 kênh phát thành, 1 kênh truyền hình trong 1 ngày trừ kênh, hệ chuyên quảng cáo và không được xen quảng cáo vào chương trình thời sự hoặc chương trình có thời lượng phát sóng dưới 15 phút; kích thước của sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 7% khuôn hình.
Bà Phạm Thanh Thảo, Trưởng phòng Báo chí xuất bản - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Dương, thắc mắc: “Quy định cần cấm không cho chạy phim trên màn ảnh phía dưới khung hình, vì quá dễ gây phản cảm thay vì lại quy định tỷ lệ diện tích chiếm dụng là 7% sẽ gây ngộ nhận”.
Về quy định cấm quảng cáo các sản phẩm thay sữa mẹ, Điều 7, khoản 5 quy định: cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả dùng cho trẻ từ khi sinh cho đến 6 tháng tuổi.
Ông Hào Vũ, đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Long An, đề xuất: “Không nên cấm quảng cáo sữa bột thay thế sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi, vì trên thực tế có những người mẹ thiếu sữa cho con ngay từ lúc mới sinh buộc phải thay thế bằng sữa bột”.
Ông đề nghị bộ, ngành chức năng nên có những quy định và hướng dẫn cụ thể cách sử dụng sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi thay vì cấm người mẹ sử dụng.
Kiến nghị về thuế và lệ phí
Một trong những ý kiến đóng góp gây chú ý nhiều nhất tại hội nghị là các ý kiến, kiến nghị về thu thuế, lệ phí quảng cáo trên khoảng không của đại diện đến từ Tp.HCM.
Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tp.HCM đặt vấn đề: “Tại sao Luật không quy định thu thuế chiếm dụng khoảng không, tức không gian khai thác quảng cáo? Hiện nay Nhà nước đang mất một khoản thu rất lớn đối với các hoạt động quảng cáo nơi công cộng”.
Ông Vinh lập luận, việc thu thuế, lệ phí quảng cáo trên không không phải là biện pháp tận thu mà là để hạn chế việc quảng cáo tùy tiện, gây mất mỹ quan đô thị, nhất là tại Tp.HCM đang thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Ông cũng đề nghị nên quy định việc khống chế số m2 diện tích các bảng hiệu quảng cáo ngoài trời, trên không trung, nếu vượt quá quy định cho phép thì hoặc cấm, buộc dừng quảng cáo, hoặc thu lệ phí theo hình thức lũy tiến. “Thu nhập từ các hình thức quảng cáo tại Tp.HCM nói riêng, cả nước nói chung là rất lớn. Các hình thức quảng cáo trên không vì thế cũng rất nhiều, rất phức tạp và chiếm mất không gian mỹ quan cần có của một đô thị; nên cần áp dụng thu thuế quảng cáo trên không”, ông Vinh nhấn mạnh.
Vừa qua, tại Tp.HCM cũng đã xuất hiện một doanh nghiệp quảng cáo cho người quảng cáo mặc đồ rằn ri, cầm vũ khí (đồ chơi) chạy rong khắp thành phố để quảng cáo cho một trò chơi điện tử dễ gây ngộ nhận hay khó chịu cho nhiều người; hay có doanh nghiệp dán cả áp phích xuống mặt đất, ngay giao lộ để quảng cáo hành vi này, theo nhiều đại biểu là rất dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ông Lê Quang Vinh đề nghị thêm vào mục “cấm quảng cáo ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông”.
Nhiều đại biểu thống nhất ý kiến là: trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hiện nay, nhiều phương tiện, loại hình quảng cáo mới xuất hiện mà cơ quan quản lý nhà nước không thể nắm bắt kịp, do đó cần có các điều khoản mở để tránh việc “đóng khung” trong pháp luật.
Mặt khác, Luật Quảng cáo cũng cần nhắm đến hạn chế những hành vi sử dụng phương tiện quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.