Hội chứng ru ngủ?
Thật đáng lo nếu đi tìm lời giải cho bài toán phát triển đất nước bằng những lời tự ru ngủ
Gần đây, tạp chí uy tín The Economist đưa ra một dự báo về tình hình kinh tế của nhiều nước trên thế giới vào năm 2010, dựa trên các số liệu và phương pháp đáng tin cậy.
Dự báo này đề cập đến Việt Nam chúng ta - có đối chiếu với một số nước trong khu vực gần giống nhau về điều kiện phát triển - theo đó vào năm 2010 tăng trưởng GDP của nước ta là 7,5% với thu nhập bình quân đầu người 970 USD, trong khi các con số tương ứng của Thái Lan là 4,8% và 4.270 USD, Malaysia là 5,3% và 5.810 USD, Philippines là 5,1% và 1.710 USD.
Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu khác có tựa đề Foresights 2020, căn cứ vào ý kiến của hơn 1.600 doanh nhân, các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng, đã dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại từ năm 2011 trở đi với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 4,6%, thấp hơn Philippines và Thái Lan (4,7%), Malaysia (4,8%) và cả Indonesia (5%).
Thật ra, mức tăng trưởng của một nền kinh tế chỉ căn cứ vào con số cơ học là tỷ lệ phần trăm cũng chẳng nói lên được điều gì, mà quan trọng là xuất phát điểm của tăng trưởng là bao nhiêu? Một bài toán đơn giản: GDP của chúng ta hiện nay là 52,8 tỷ USD, nếu nhân với mức tăng trưởng 8,4% thì số tăng trưởng tuyệt đối cũng chỉ mới 4,4 tỷ USD.
Nếu sử dụng phép tính ấy đối với Thái Lan (172 tỷ USD x 6,5%) thì mức tăng tuyệt đối của họ lên tới 11 tỷ USD. Như vậy mới thấy không có gì đáng tự hào về "mức tăng trưởng đứng hàng thứ hai ở châu Á và hàng đầu khu vực", khi mà sau bốn năm nữa thì thu nhập của người Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong nhóm các nước có mức tăng trưởng không bằng nước ta.
Những đối chiếu và so sánh với bên ngoài trên đây phần nào giải thích về nỗi lo âu tụt hậu, và nếu nhìn nền kinh tế trong mối tương quan ấy chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa sâu xa về đánh giá của Ngân hàng Thế giới khi cho rằng Việt Nam thuộc nhóm 60 nước có môi trường kinh doanh khó khăn nhất thế giới.
Đặt mọi việc lên bàn cân một cách lạnh lùng như thế chẳng phải để bi quan về một tương lai phát triển, bởi thực tế đã chứng minh rằng từ ngày đổi mới đến nay, nền kinh tế của chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt những thành quả đáng kể và đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Thế nhưng nếu không đối chiếu với bên ngoài để nhìn rõ mình thì chẳng khác nào các bậc cha mẹ rất bằng lòng khi nhìn con cái từng ngày khôn lớn, nhưng rồi một hôm đưa con đến trường mới giật mình nhận ra rằng con mình không bằng bạn bè cùng trang lứa.
Ai cũng biết là không có cuộc đua nào chỉ có một người trên đường chạy, nhưng hình như chúng ta cũng dễ thoả mãn với những từ ngữ mỹ miều, và thật đáng lo nếu đi tìm lời giải cho bài toán phát triển đất nước bằng những lời tự ru ngủ. Chẳng hạn đôi lúc chúng ta tự mê hoặc mình với "tỷ lệ người biết đọc, biết viết lên đến 90%". Thời buổi hội nhập toàn cầu, chỉ biết đọc biết viết vẫn chưa đủ mà cần phải biết việc, biết làm.
Về khoản này chúng ta kém thiên hạ với chỉ 30% lao động được đào tạo, 70% còn lại do năng suất thấp nên giá nhân công rẻ, vậy mà chúng ta lại xem đây là một lợi thế! Chẳng phải chúng ta tự đánh thấp giá trị của mình mà các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận ra điều ấy khi làm một phép tính về hiệu quả năng suất so sánh với tiền lương. Ai trách nhiệm về điều này nếu không phải là ngành giáo dục, mà phải cần đến hàng chục năm mới có thể giải quyết được sự khủng hoảng có tính hệ thống như hiện nay.
Sau ngày trở thành thành viên của WTO, chúng ta lại thêm cảm giác được vuốt ve trước những lời khen tặng và những đánh giá hào phóng của các tổ chức phi chính phủ hay các tập đoàn đa quốc gia dành cho nền kinh tế của Việt Nam, như "đang sẵn sàng giương buồm ra biển lớn", hay "chuẩn bị cất cánh".
Chẳng qua là họ làm cho chúng ta vui đấy thôi. Một chiếc máy bay muốn cất cánh thì phải tăng tốc thật nhanh vì chiều dài đường băng có hạn. Liệu có đường băng nào đủ dài cho nền kinh tế chúng ta cất cánh với tốc độ tăng trưởng như hiện nay? (Ở nước láng giềng Trung Quốc, suốt 10 năm đầu cải cách tăng trưởng kinh tế hàng năm của họ lên đến 14 - 15% là bình thường).
Xin đừng quên khoái cảm được vuốt ve sẽ hạn chế khả năng tư duy cái mới, vốn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để thành công trong thời kỳ hội nhập.
Dự báo này đề cập đến Việt Nam chúng ta - có đối chiếu với một số nước trong khu vực gần giống nhau về điều kiện phát triển - theo đó vào năm 2010 tăng trưởng GDP của nước ta là 7,5% với thu nhập bình quân đầu người 970 USD, trong khi các con số tương ứng của Thái Lan là 4,8% và 4.270 USD, Malaysia là 5,3% và 5.810 USD, Philippines là 5,1% và 1.710 USD.
Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu khác có tựa đề Foresights 2020, căn cứ vào ý kiến của hơn 1.600 doanh nhân, các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng, đã dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại từ năm 2011 trở đi với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 4,6%, thấp hơn Philippines và Thái Lan (4,7%), Malaysia (4,8%) và cả Indonesia (5%).
Thật ra, mức tăng trưởng của một nền kinh tế chỉ căn cứ vào con số cơ học là tỷ lệ phần trăm cũng chẳng nói lên được điều gì, mà quan trọng là xuất phát điểm của tăng trưởng là bao nhiêu? Một bài toán đơn giản: GDP của chúng ta hiện nay là 52,8 tỷ USD, nếu nhân với mức tăng trưởng 8,4% thì số tăng trưởng tuyệt đối cũng chỉ mới 4,4 tỷ USD.
Nếu sử dụng phép tính ấy đối với Thái Lan (172 tỷ USD x 6,5%) thì mức tăng tuyệt đối của họ lên tới 11 tỷ USD. Như vậy mới thấy không có gì đáng tự hào về "mức tăng trưởng đứng hàng thứ hai ở châu Á và hàng đầu khu vực", khi mà sau bốn năm nữa thì thu nhập của người Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong nhóm các nước có mức tăng trưởng không bằng nước ta.
Những đối chiếu và so sánh với bên ngoài trên đây phần nào giải thích về nỗi lo âu tụt hậu, và nếu nhìn nền kinh tế trong mối tương quan ấy chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa sâu xa về đánh giá của Ngân hàng Thế giới khi cho rằng Việt Nam thuộc nhóm 60 nước có môi trường kinh doanh khó khăn nhất thế giới.
Đặt mọi việc lên bàn cân một cách lạnh lùng như thế chẳng phải để bi quan về một tương lai phát triển, bởi thực tế đã chứng minh rằng từ ngày đổi mới đến nay, nền kinh tế của chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt những thành quả đáng kể và đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Thế nhưng nếu không đối chiếu với bên ngoài để nhìn rõ mình thì chẳng khác nào các bậc cha mẹ rất bằng lòng khi nhìn con cái từng ngày khôn lớn, nhưng rồi một hôm đưa con đến trường mới giật mình nhận ra rằng con mình không bằng bạn bè cùng trang lứa.
Ai cũng biết là không có cuộc đua nào chỉ có một người trên đường chạy, nhưng hình như chúng ta cũng dễ thoả mãn với những từ ngữ mỹ miều, và thật đáng lo nếu đi tìm lời giải cho bài toán phát triển đất nước bằng những lời tự ru ngủ. Chẳng hạn đôi lúc chúng ta tự mê hoặc mình với "tỷ lệ người biết đọc, biết viết lên đến 90%". Thời buổi hội nhập toàn cầu, chỉ biết đọc biết viết vẫn chưa đủ mà cần phải biết việc, biết làm.
Về khoản này chúng ta kém thiên hạ với chỉ 30% lao động được đào tạo, 70% còn lại do năng suất thấp nên giá nhân công rẻ, vậy mà chúng ta lại xem đây là một lợi thế! Chẳng phải chúng ta tự đánh thấp giá trị của mình mà các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận ra điều ấy khi làm một phép tính về hiệu quả năng suất so sánh với tiền lương. Ai trách nhiệm về điều này nếu không phải là ngành giáo dục, mà phải cần đến hàng chục năm mới có thể giải quyết được sự khủng hoảng có tính hệ thống như hiện nay.
Sau ngày trở thành thành viên của WTO, chúng ta lại thêm cảm giác được vuốt ve trước những lời khen tặng và những đánh giá hào phóng của các tổ chức phi chính phủ hay các tập đoàn đa quốc gia dành cho nền kinh tế của Việt Nam, như "đang sẵn sàng giương buồm ra biển lớn", hay "chuẩn bị cất cánh".
Chẳng qua là họ làm cho chúng ta vui đấy thôi. Một chiếc máy bay muốn cất cánh thì phải tăng tốc thật nhanh vì chiều dài đường băng có hạn. Liệu có đường băng nào đủ dài cho nền kinh tế chúng ta cất cánh với tốc độ tăng trưởng như hiện nay? (Ở nước láng giềng Trung Quốc, suốt 10 năm đầu cải cách tăng trưởng kinh tế hàng năm của họ lên đến 14 - 15% là bình thường).
Xin đừng quên khoái cảm được vuốt ve sẽ hạn chế khả năng tư duy cái mới, vốn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để thành công trong thời kỳ hội nhập.