Hội nhập... đúng giờ
Chuyện người Việt xài giờ dây thun đã được nhiều đối tác kinh doanh quốc tế truyền tai nhau như một kinh nghiệm
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, một trong những người được bầu chọn là “Đại sứ hàng Việt” nói vui: “Tôi thích nhất trong hàng Việt Nam là... vợ Việt Nam. Còn tôi sợ nhất trong hàng Việt Nam là... giờ Việt Nam, giờ dây thun”.
Ai nghe cũng cười, song có gì đó chua chát đọng lại.
Có một câu châm ngôn sống mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đã biết, đại ý nói rằng mỗi người đều sở hữu một nguồn tài nguyên công bằng nhất: thời gian. Ai cũng có 24 giờ một ngày, không thể kéo dài hay thu ngắn, không thể gian lận hay đánh cắp. Vấn đề là sử dụng khoảng thời gian này một cách khôn ngoan và hiệu quả nhất.
Ai cũng biết là nên tiết kiệm thời gian, nhưng hình như chúng ta vẫn quen với việc sử dụng thoải mái, “vô tư” nguồn tài nguyên này. Trung bình một ngày, chúng ta ném bao nhiêu thời gian của mình vào những việc vô ích? Ngồi xuống mà tính, có lẽ phải giật mình. Những cuộc họp lê thê không có kết luận. Những lúc ngồi giết thời gian bằng việc chơi game, tán gẫu...
Và nhiều nhất, có lẽ là việc “dây thun” thời gian trong những chương trình hội thảo, hội nghị.
“Mặc nhiên chúng ta phải trừ hao ít ra là nửa tiếng so với thời gian ghi trên thư mời”, một chuyên viên tổ chức sự kiện của một hội doanh nghiệp chia sẻ. Lâu dần, ai cũng thỏa hiệp với thói quen đi dự họp, dự hội nghị, dự các chương trình sự kiện doanh nghiệp theo phong cách trừ hao như vậy. Nửa giờ, thậm chí là một giờ đến trễ hơn so với thư mời, chúng ta chẳng lấy làm áy náy vì mọi người xung quanh đều hành xử như thế.
Đã có ai thử làm một phép toán. Cứ tính mỗi doanh nhân làm ra ít nhất 400.000 đồng một giờ làm việc, mỗi cuộc hội nghị 100 người, mỗi người đánh cắp của xã hội nửa giờ, nhân với khoảng 200 (giả định) cuộc họp như thế trên cả nước mỗi ngày thì một số tiền không nhỏ của xã hội đã bị phung phí chỉ vì một thói quen xấu.
Như thế, cứ mỗi ngày, cả nước mất trắng 4 tỉ đồng. Mà hình như không ai buồn băn khoăn. Chúng ta mặc nhiên xem đó là thông lệ mà không nghĩ là mỗi người đang “góp phần” đánh cắp một lượng tiền của xã hội trong hoàn cảnh đất nước còn rất nghèo.
Chuyện người Việt xài giờ dây thun đã được nhiều đối tác kinh doanh quốc tế truyền tai nhau như một kinh nghiệm cần phải biết khi làm ăn tại Việt Nam. Biết vậy nhưng cũng có không ít chuyên viên cao cấp nước ngoài đến Việt Nam dự hội họp đã phải kêu trời khi đụng phải “quy luật thực tế” này của doanh nhân Việt.
Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về “Doing business in Vietnam 2010” (Kinh doanh tại Việt Nam năm 2010), chỉ số về thời gian tiêu tốn cho một thủ tục tiếp tục được xem là quan ngại lớn nhất. Ngoài những thủ tục nhiêu khê về xuất nhập hàng hóa, thì việc mở một tài khoản ngân hàng, đăng một thông báo tuyển dụng, mở một nhà kho hay đơn giản hơn là kéo một đường dây điện thoại, mở một thuê bao Internet... đều tiêu tốn nhiều thời gian. Tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh đều được tính toán theo hai chỉ số cơ bản: thời gian và tiền bạc.
Và trong những nhận xét lẫn những so sánh với các quốc gia khác, vấn đề thời gian trong việc thu xếp công việc kinh doanh tại Việt Nam được lưu ý như là vấn đề đáng để các nhà đầu tư suy nghĩ nhất.
Sẽ không bao giờ là muộn nếu ta thôi hành xử theo kiểu đánh cắp tài nguyên - thời gian của người khác bằng việc tuân thủ nguyên tắc: đúng giờ! Hội nhập quốc tế có lẽ cần bắt đầu từ những việc tưởng chừng là nhỏ nhặt ấy.
Trần Vũ Nguyên (TBKTSG)
Ai nghe cũng cười, song có gì đó chua chát đọng lại.
Có một câu châm ngôn sống mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đã biết, đại ý nói rằng mỗi người đều sở hữu một nguồn tài nguyên công bằng nhất: thời gian. Ai cũng có 24 giờ một ngày, không thể kéo dài hay thu ngắn, không thể gian lận hay đánh cắp. Vấn đề là sử dụng khoảng thời gian này một cách khôn ngoan và hiệu quả nhất.
Ai cũng biết là nên tiết kiệm thời gian, nhưng hình như chúng ta vẫn quen với việc sử dụng thoải mái, “vô tư” nguồn tài nguyên này. Trung bình một ngày, chúng ta ném bao nhiêu thời gian của mình vào những việc vô ích? Ngồi xuống mà tính, có lẽ phải giật mình. Những cuộc họp lê thê không có kết luận. Những lúc ngồi giết thời gian bằng việc chơi game, tán gẫu...
Và nhiều nhất, có lẽ là việc “dây thun” thời gian trong những chương trình hội thảo, hội nghị.
“Mặc nhiên chúng ta phải trừ hao ít ra là nửa tiếng so với thời gian ghi trên thư mời”, một chuyên viên tổ chức sự kiện của một hội doanh nghiệp chia sẻ. Lâu dần, ai cũng thỏa hiệp với thói quen đi dự họp, dự hội nghị, dự các chương trình sự kiện doanh nghiệp theo phong cách trừ hao như vậy. Nửa giờ, thậm chí là một giờ đến trễ hơn so với thư mời, chúng ta chẳng lấy làm áy náy vì mọi người xung quanh đều hành xử như thế.
Đã có ai thử làm một phép toán. Cứ tính mỗi doanh nhân làm ra ít nhất 400.000 đồng một giờ làm việc, mỗi cuộc hội nghị 100 người, mỗi người đánh cắp của xã hội nửa giờ, nhân với khoảng 200 (giả định) cuộc họp như thế trên cả nước mỗi ngày thì một số tiền không nhỏ của xã hội đã bị phung phí chỉ vì một thói quen xấu.
Như thế, cứ mỗi ngày, cả nước mất trắng 4 tỉ đồng. Mà hình như không ai buồn băn khoăn. Chúng ta mặc nhiên xem đó là thông lệ mà không nghĩ là mỗi người đang “góp phần” đánh cắp một lượng tiền của xã hội trong hoàn cảnh đất nước còn rất nghèo.
Chuyện người Việt xài giờ dây thun đã được nhiều đối tác kinh doanh quốc tế truyền tai nhau như một kinh nghiệm cần phải biết khi làm ăn tại Việt Nam. Biết vậy nhưng cũng có không ít chuyên viên cao cấp nước ngoài đến Việt Nam dự hội họp đã phải kêu trời khi đụng phải “quy luật thực tế” này của doanh nhân Việt.
Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về “Doing business in Vietnam 2010” (Kinh doanh tại Việt Nam năm 2010), chỉ số về thời gian tiêu tốn cho một thủ tục tiếp tục được xem là quan ngại lớn nhất. Ngoài những thủ tục nhiêu khê về xuất nhập hàng hóa, thì việc mở một tài khoản ngân hàng, đăng một thông báo tuyển dụng, mở một nhà kho hay đơn giản hơn là kéo một đường dây điện thoại, mở một thuê bao Internet... đều tiêu tốn nhiều thời gian. Tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh đều được tính toán theo hai chỉ số cơ bản: thời gian và tiền bạc.
Và trong những nhận xét lẫn những so sánh với các quốc gia khác, vấn đề thời gian trong việc thu xếp công việc kinh doanh tại Việt Nam được lưu ý như là vấn đề đáng để các nhà đầu tư suy nghĩ nhất.
Sẽ không bao giờ là muộn nếu ta thôi hành xử theo kiểu đánh cắp tài nguyên - thời gian của người khác bằng việc tuân thủ nguyên tắc: đúng giờ! Hội nhập quốc tế có lẽ cần bắt đầu từ những việc tưởng chừng là nhỏ nhặt ấy.
Trần Vũ Nguyên (TBKTSG)