Hôm nay, trần lãi suất huy động VND lên 12%
Hôm nay (29/4), trần lãi suất thỏa thuận huy động VND giữa các ngân hàng được nâng lên 12% thay cho mức 11% trước đó
Hôm nay (29/4), trần lãi suất thỏa thuận huy động VND giữa các ngân hàng được nâng lên 12% thay cho mức 11% trước đó.
Ngày 28/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) có thông báo về kết quả cuộc họp giữa đại diện các thành viên tại khu vực miền Bắc và miền Nam.
Trong hai ngày 22 và 25/4, thông qua VNBA, 38/49 đại diện lãnh đạo các ngân hàng thành viên đã cùng trao đổi các vấn đề nổi lên liên quan đến việc thực hiện trần thỏa thuận lãi suất hiện nay.
Theo VNBA, tất cả các thành viên đều thống nhất rằng sự đồng thuận trần lãi suất 11%/năm trước đó, thực hiện từ 2/4, là ngắn hạn; theo đó, tùy diễn biến tình hình của thị trường tiền tệ, sẽ có sự đồng thuận mới cho phù hợp với thị trường.
Và thời điểm này, khi cầu vốn của nhiều thành viên lại có dấu hiệu căng thẳng, thị trường xuất hiện một số trường hợp “phá rào” trong thời gian qua; vấn đề chỉnh trần lãi suất thỏa thuận lại được đề cập đến như một yêu cầu cấp thiết.
Tại những cuộc họp trên, các hội viên VNBA cùng có chung quan điểm rằng thời điểm này chưa nên bỏ sự đồng thuận mà VNBA vẫn nên tiếp tục thực hiện.
Sau khi trao đổi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện sự đồng thuận lãi suất huy động thời gian qua, vì sự an toàn của hệ thống và đảm bảo sự ổn định thị trường tiền tệ tạo cơ sở cho các ngân hàng kinh doanh, 37/38 lãnh đạo các ngân hàng hội viên dự họp đã thống nhất tiếp tục thực hiện sự đồng thuận về lãi suất huy động vốn bằng VND và bằng USD trong thời gian trước mắt và VNBA sẽ có đệ trình ý kiến này lên Thủ tướng Chính phủ.
Có 3 phương án đã được đưa ra để thảo luận và biểu quyết. Phương án 1, giữ nguyên mức lãi suất như hiện nay, có 20/38 ngân hàng đồng ý. Phương án 2, nâng mức lãi suất huy động VND lên 12%/năm, mức lãi suất huy động USD vẫn giữ 6%/năm, có 10/38 ngân hàng đồng ý. Và phương án 3, phân chia ra làm 3 nhóm ngân hàng có 3 mức huy động khác nhau, có 7/38 ngân hàng đồng ý.
Một điểm đáng chú ý, là cơ sở để VNBA đưa ra cùng các hội viên xem xét điều chỉnh lại mức trần lãi suất thỏa thuận. Tại cuộc họp ở phía Bắc (ngày 22/4), VNBA mới chỉ có dự báo về lạm phát tháng 4 của một cơ quan chức năng là khoảng 1,5%, nhưng khi họp tại phía Nam đã có con số chính thức là 2,2%.
Theo VNBA, để từng bước thực hiện lãi suất thực dương, Hiệp hội đã báo cáo kết quả cuộc họp phía Nam cho các đại diện ở phía Bắc và xin ý kiến đại diện các khối ngân hàng thương mại về mức độ đồng thuận nên thực hiện theo phương án 2 cho tất cả các hội viên ở cả hai miền.
Cụ thể, với lãi suất huy động VND, các kỳ hạn trên 6 tháng là 12%/năm và ccác hình thức huy động (kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm…), trả lãi sau; các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 6 tháng là 11,5%/năm, trả lãi sau.
Trần lãi suất huy động USD tiếp tục duy trì ở mức 6%/năm, trả lãi sau.
Thời gian áp dụng được thống nhất thực hiện ngay trong ngày 29/4.
VNBA cũng đã có thông báo cụ thể để các hội viên có kế hoạch triển khai thực hiện các mức lãi suất đã đồng thuận trong toàn hệ thống nhằm giữ ổn định mặt bằng lãi suất của thị trường, hạn chế sự dịch chuyển vốn giữa các ngân hàng, bảo đảm vốn cho kinh doanh của mỗi thành viên, góp phần kiềm chế lạm phát.
Ngày 28/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) có thông báo về kết quả cuộc họp giữa đại diện các thành viên tại khu vực miền Bắc và miền Nam.
Trong hai ngày 22 và 25/4, thông qua VNBA, 38/49 đại diện lãnh đạo các ngân hàng thành viên đã cùng trao đổi các vấn đề nổi lên liên quan đến việc thực hiện trần thỏa thuận lãi suất hiện nay.
Theo VNBA, tất cả các thành viên đều thống nhất rằng sự đồng thuận trần lãi suất 11%/năm trước đó, thực hiện từ 2/4, là ngắn hạn; theo đó, tùy diễn biến tình hình của thị trường tiền tệ, sẽ có sự đồng thuận mới cho phù hợp với thị trường.
Và thời điểm này, khi cầu vốn của nhiều thành viên lại có dấu hiệu căng thẳng, thị trường xuất hiện một số trường hợp “phá rào” trong thời gian qua; vấn đề chỉnh trần lãi suất thỏa thuận lại được đề cập đến như một yêu cầu cấp thiết.
Tại những cuộc họp trên, các hội viên VNBA cùng có chung quan điểm rằng thời điểm này chưa nên bỏ sự đồng thuận mà VNBA vẫn nên tiếp tục thực hiện.
Sau khi trao đổi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện sự đồng thuận lãi suất huy động thời gian qua, vì sự an toàn của hệ thống và đảm bảo sự ổn định thị trường tiền tệ tạo cơ sở cho các ngân hàng kinh doanh, 37/38 lãnh đạo các ngân hàng hội viên dự họp đã thống nhất tiếp tục thực hiện sự đồng thuận về lãi suất huy động vốn bằng VND và bằng USD trong thời gian trước mắt và VNBA sẽ có đệ trình ý kiến này lên Thủ tướng Chính phủ.
Có 3 phương án đã được đưa ra để thảo luận và biểu quyết. Phương án 1, giữ nguyên mức lãi suất như hiện nay, có 20/38 ngân hàng đồng ý. Phương án 2, nâng mức lãi suất huy động VND lên 12%/năm, mức lãi suất huy động USD vẫn giữ 6%/năm, có 10/38 ngân hàng đồng ý. Và phương án 3, phân chia ra làm 3 nhóm ngân hàng có 3 mức huy động khác nhau, có 7/38 ngân hàng đồng ý.
Một điểm đáng chú ý, là cơ sở để VNBA đưa ra cùng các hội viên xem xét điều chỉnh lại mức trần lãi suất thỏa thuận. Tại cuộc họp ở phía Bắc (ngày 22/4), VNBA mới chỉ có dự báo về lạm phát tháng 4 của một cơ quan chức năng là khoảng 1,5%, nhưng khi họp tại phía Nam đã có con số chính thức là 2,2%.
Theo VNBA, để từng bước thực hiện lãi suất thực dương, Hiệp hội đã báo cáo kết quả cuộc họp phía Nam cho các đại diện ở phía Bắc và xin ý kiến đại diện các khối ngân hàng thương mại về mức độ đồng thuận nên thực hiện theo phương án 2 cho tất cả các hội viên ở cả hai miền.
Cụ thể, với lãi suất huy động VND, các kỳ hạn trên 6 tháng là 12%/năm và ccác hình thức huy động (kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm…), trả lãi sau; các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 6 tháng là 11,5%/năm, trả lãi sau.
Trần lãi suất huy động USD tiếp tục duy trì ở mức 6%/năm, trả lãi sau.
Thời gian áp dụng được thống nhất thực hiện ngay trong ngày 29/4.
VNBA cũng đã có thông báo cụ thể để các hội viên có kế hoạch triển khai thực hiện các mức lãi suất đã đồng thuận trong toàn hệ thống nhằm giữ ổn định mặt bằng lãi suất của thị trường, hạn chế sự dịch chuyển vốn giữa các ngân hàng, bảo đảm vốn cho kinh doanh của mỗi thành viên, góp phần kiềm chế lạm phát.