Hợp tác công-tư: Chìa khóa phát triển cơ sở hạ tầng
Hợp tác Nhà nước - tư nhân để bù đắp 2,5 tỷ USD thiếu hụt mỗi năm cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam là giải pháp phù hợp
Lần đầu tiên hình thức hợp tác công tư (PPP) trong cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng được đặt ra trong khuôn khổ Diễn đàn Nhật Bản-Việt Nam diễn ra ngày 20/3 tại Hà Nội.
Diễn đàn này do Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Bộ Kinh tế-Thương mại- Công nghiệp Nhật Bản (METI) phối hợp tổ chức.
Mô hình này đang ngày càng được thừa nhận tại Việt Nam, tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho khu vực tư nhân của cả Việt Nam và Nhật Bản.
Để hội nhập WTO thành công và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 7,5-8%, theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam phải tăng lên khoảng 11-12% GDP thay vì mức 9-10% như hiện nay.
Tuy nhiên, với những hạn chế về ngân sách và việc Việt Nam sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi, thì tìm kiếm nguồn vốn bù đắp cho khoản thiếu hụt đầu tư về cơ sở hạ tầng ước khoảng 2,5 tỉ USD mỗi năm từ khu vực tư nhân đang là lời giải hợp lý nhất.
Thế mạnh của khu vực tư nhân
Chỉ tính riêng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2020 cũng cho thấy một con số rất lớn, trung bình hàng năm cần 117.744 nghìn tỷ đồng, tương đương 7,4 tỷ USD.
Trong khi đó khả năng đáp ứng của các nguồn vốn hiện có cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như vốn ngân sách, ODA, trái phiếu Chính phủ, vv chỉ vào khoảng 2-3 tỷ USD, tương đương 20%-30% nhu cầu.
Các chuyên gia Nhật Bản nhận định đã đến lúc Việt Nam không chỉ dựa vào nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà cần tạo ra cơ chế để làm sao thu hút được nguồn vốn trong tư nhân.
Tư nhân ở đây có hai luồng. Thứ nhất là các doanh nghiệp của Việt Nam và thứ hai là các doanh nghiệp nước ngoài. Các dự án cơ sở hạ tầng trước đây thường được coi là nhiệm vụ của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Fukunari Kimura thuộc Đại học Keio, có nhiều lĩnh vực mà hợp tác Nhà nước và tư nhân mang lại hiệu quả. Đó không phải là lĩnh vực có thể áp dụng phương pháp cổ phần hoá hay Nhà nước có thể tham gia trực tiếp.
Giáo sư Fukunari Kimura khuyến nghị mô hình hợp tác Nhà nước và tư nhân cần được áp dụng trong các trường hợp dự án không khả thi về mặt kinh tế, bất ổn định quá lớn để bù đắp bảo hiểm tư nhân, sự tham gia của khu vực tư nhân giúp nâng cao hiệu quả.
Thực tế mô hình PPP vẫn còn rất mới ở Việt Nam. Một câu hỏi lớn được đặt ra là mô hình này đã phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam chưa?
Câu trả lời mà ông Kazuhiko Bando, Phó Vụ trưởng Bộ Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản đưa ra là “có” và “chưa”.
Nói là “có” vì ở Việt Nam đã tồn tại mô hình nhà máy điện Phú Mỹ III ở thành phố Hồ Chí Minh đã có sự hợp tác đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân. Còn nói là “không” vì hầu hết các doanh tư nhân nước ngoài không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản đều nhận thấy rằng nếu đầu tư theo hình thức này vẫn chưa đảm bảo hiệu quả bởi lẽ các chế độ liên quan về mặt pháp lý chưa được hoàn thiện, tỉ lệ tham gia giữa Nhà nước và tư nhân chưa được quy định rõ ràng.
“Ở đây cần sự đối thoại cũng như trao đổi giữa các cơ quan phụ trách của Việt Nam với các doanh nghiệp tư nhân trong đó có các doanh nghiệp của Nhật Bản để làm rõ hơn nữa các vấn đề được quy định trong các quy chế về mặt pháp lý”, ông Kazuhiko Bando đề xuất.
Từ kinh nghiệm đã thực hiện dự án theo mô hình PPP tại Nhật Bản, ông Kazuhiko Bando, cho biết cho đến hiện nay chưa có một chuẩn mực nào để lựa chọn dự án áp dụng mô hình PPP mà phải tuỳ theo tính chất của dự án có thể phối hợp nguồn vốn công.
Nguồn vốn công này có thể là ngân sách của Nhà nước Việt Nam hoặc thông qua tín dụng vay ODA cộng với việc kết hợp đầu tư khai thác nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân.
“Chúng ta biết kết hợp một cách hiệu quả chúng ta sẽ thành công trong việc áp dụng mô hình này”, ông Kazuhiko Bando khẳng định.
Những cơ hội mở ra
Từ góc nhìn của Hiệp hội xúc tiến PPP châu Á, ông Shinichiro Ohta, Phó chủ tịch hội cho rằng có 3 vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư cần thiết để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Theo quan điểm các doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản, Việt Nam cần tăng cường cải thiện môi trường đầu tư. Mặc dù đã được cải thiện nhiều trên cơ sở thực hiện sáng kiến chung Việt Nam Nhật Bản nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn cho rằng cần cải thiện hơn nữa trên hai vấn đề cụ thể.
Thứ nhất tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, đặc biệt các quy định dưới luật cần được hoàn thiện một cách nhanh chóng, với độ minh bạch cao.
Thứ hai là đẩy mạnh dịch vụ một cửa đối với đầu tư của khu vực tư nhân. Khi tiến hành các dự án về cơ sở hạ tầng Việt Nam cần phải đảm bảo thực hiện một số quy định khác nhau, thậm chí đòi hỏi phải có sự đồng bộ về quy hoạch tổng thể trong từng lĩnh vực riêng. Chính vì vậy, môi trường để thực hiện quá trình này là chìa khoá thúc đẩy đầu tư của lĩnh vực tư nhân.
Để tăng khả năng đầu tư và cung cấp dịch vụ của khu vực tư nhân trước mắt, theo ông Trần Bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thúc đẩy tiến trình hợp tác Nhà nước-tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần cho phép doanh nghiệp tham gia thị trường trái phiếu, nhằm tạo điều kiện vốn dài hạn.
Để tạo điều kiện và hỗ trợ cho các dự án lớn, việc hình thành và phát triển mô hình quỹ đầu tư phát triển đô thị ở các địa phương là hết sức cần thiết.
Quỹ đầu tư phát triển đô thị sẽ phát huy tác dụng như nguồn vốn “mồi” để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, ông Bộ cho rằng dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nên cần đưa ra những ưu đãi cụ thể, có thể Nhà nước cấp vốn cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Ông Bộ cũng cho biết trong thời gian tới đây, những dự án được ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư tham gia theo phương thức PPP bao gồm đường bộ cao tốc Bắc Nam với dự án Cầu Giẽ- Ninh Bình, dự án Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây, đường bộ cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ, các dự án thuộc đề án Hai hành lang-một vành đai như đường bộ cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lạng Sơn, đường Hồ Chí Minh, các cầu lớn trên đường Hồ Chí Minh (cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh)
Trong lĩnh vực đường sắt, dự kiến trong giai đoạn đến năm 2010 sẽ khởi công dự án đường sắt nội đô thành phố Hà Nội (Nhổn-Ga Hà Nội) từ nguồn vốn ODA của Pháp và dự án đường sắt nội đô thành phố Hồ Chí Minh (Chợ Bến Thành –Suối Tiên) từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Đồng thời đang nghiên cứu triển khai một số dự án đường sắt nội đô và giao thông đô thị khác của 2 thành phố.
Diễn đàn này do Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Bộ Kinh tế-Thương mại- Công nghiệp Nhật Bản (METI) phối hợp tổ chức.
Mô hình này đang ngày càng được thừa nhận tại Việt Nam, tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho khu vực tư nhân của cả Việt Nam và Nhật Bản.
Để hội nhập WTO thành công và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 7,5-8%, theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam phải tăng lên khoảng 11-12% GDP thay vì mức 9-10% như hiện nay.
Tuy nhiên, với những hạn chế về ngân sách và việc Việt Nam sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi, thì tìm kiếm nguồn vốn bù đắp cho khoản thiếu hụt đầu tư về cơ sở hạ tầng ước khoảng 2,5 tỉ USD mỗi năm từ khu vực tư nhân đang là lời giải hợp lý nhất.
Thế mạnh của khu vực tư nhân
Chỉ tính riêng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2020 cũng cho thấy một con số rất lớn, trung bình hàng năm cần 117.744 nghìn tỷ đồng, tương đương 7,4 tỷ USD.
Trong khi đó khả năng đáp ứng của các nguồn vốn hiện có cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như vốn ngân sách, ODA, trái phiếu Chính phủ, vv chỉ vào khoảng 2-3 tỷ USD, tương đương 20%-30% nhu cầu.
Các chuyên gia Nhật Bản nhận định đã đến lúc Việt Nam không chỉ dựa vào nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà cần tạo ra cơ chế để làm sao thu hút được nguồn vốn trong tư nhân.
Tư nhân ở đây có hai luồng. Thứ nhất là các doanh nghiệp của Việt Nam và thứ hai là các doanh nghiệp nước ngoài. Các dự án cơ sở hạ tầng trước đây thường được coi là nhiệm vụ của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Fukunari Kimura thuộc Đại học Keio, có nhiều lĩnh vực mà hợp tác Nhà nước và tư nhân mang lại hiệu quả. Đó không phải là lĩnh vực có thể áp dụng phương pháp cổ phần hoá hay Nhà nước có thể tham gia trực tiếp.
Giáo sư Fukunari Kimura khuyến nghị mô hình hợp tác Nhà nước và tư nhân cần được áp dụng trong các trường hợp dự án không khả thi về mặt kinh tế, bất ổn định quá lớn để bù đắp bảo hiểm tư nhân, sự tham gia của khu vực tư nhân giúp nâng cao hiệu quả.
Thực tế mô hình PPP vẫn còn rất mới ở Việt Nam. Một câu hỏi lớn được đặt ra là mô hình này đã phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam chưa?
Câu trả lời mà ông Kazuhiko Bando, Phó Vụ trưởng Bộ Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản đưa ra là “có” và “chưa”.
Nói là “có” vì ở Việt Nam đã tồn tại mô hình nhà máy điện Phú Mỹ III ở thành phố Hồ Chí Minh đã có sự hợp tác đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân. Còn nói là “không” vì hầu hết các doanh tư nhân nước ngoài không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản đều nhận thấy rằng nếu đầu tư theo hình thức này vẫn chưa đảm bảo hiệu quả bởi lẽ các chế độ liên quan về mặt pháp lý chưa được hoàn thiện, tỉ lệ tham gia giữa Nhà nước và tư nhân chưa được quy định rõ ràng.
“Ở đây cần sự đối thoại cũng như trao đổi giữa các cơ quan phụ trách của Việt Nam với các doanh nghiệp tư nhân trong đó có các doanh nghiệp của Nhật Bản để làm rõ hơn nữa các vấn đề được quy định trong các quy chế về mặt pháp lý”, ông Kazuhiko Bando đề xuất.
Từ kinh nghiệm đã thực hiện dự án theo mô hình PPP tại Nhật Bản, ông Kazuhiko Bando, cho biết cho đến hiện nay chưa có một chuẩn mực nào để lựa chọn dự án áp dụng mô hình PPP mà phải tuỳ theo tính chất của dự án có thể phối hợp nguồn vốn công.
Nguồn vốn công này có thể là ngân sách của Nhà nước Việt Nam hoặc thông qua tín dụng vay ODA cộng với việc kết hợp đầu tư khai thác nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân.
“Chúng ta biết kết hợp một cách hiệu quả chúng ta sẽ thành công trong việc áp dụng mô hình này”, ông Kazuhiko Bando khẳng định.
Những cơ hội mở ra
Từ góc nhìn của Hiệp hội xúc tiến PPP châu Á, ông Shinichiro Ohta, Phó chủ tịch hội cho rằng có 3 vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư cần thiết để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Theo quan điểm các doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản, Việt Nam cần tăng cường cải thiện môi trường đầu tư. Mặc dù đã được cải thiện nhiều trên cơ sở thực hiện sáng kiến chung Việt Nam Nhật Bản nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn cho rằng cần cải thiện hơn nữa trên hai vấn đề cụ thể.
Thứ nhất tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, đặc biệt các quy định dưới luật cần được hoàn thiện một cách nhanh chóng, với độ minh bạch cao.
Thứ hai là đẩy mạnh dịch vụ một cửa đối với đầu tư của khu vực tư nhân. Khi tiến hành các dự án về cơ sở hạ tầng Việt Nam cần phải đảm bảo thực hiện một số quy định khác nhau, thậm chí đòi hỏi phải có sự đồng bộ về quy hoạch tổng thể trong từng lĩnh vực riêng. Chính vì vậy, môi trường để thực hiện quá trình này là chìa khoá thúc đẩy đầu tư của lĩnh vực tư nhân.
Để tăng khả năng đầu tư và cung cấp dịch vụ của khu vực tư nhân trước mắt, theo ông Trần Bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thúc đẩy tiến trình hợp tác Nhà nước-tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần cho phép doanh nghiệp tham gia thị trường trái phiếu, nhằm tạo điều kiện vốn dài hạn.
Để tạo điều kiện và hỗ trợ cho các dự án lớn, việc hình thành và phát triển mô hình quỹ đầu tư phát triển đô thị ở các địa phương là hết sức cần thiết.
Quỹ đầu tư phát triển đô thị sẽ phát huy tác dụng như nguồn vốn “mồi” để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, ông Bộ cho rằng dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nên cần đưa ra những ưu đãi cụ thể, có thể Nhà nước cấp vốn cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Ông Bộ cũng cho biết trong thời gian tới đây, những dự án được ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư tham gia theo phương thức PPP bao gồm đường bộ cao tốc Bắc Nam với dự án Cầu Giẽ- Ninh Bình, dự án Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây, đường bộ cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ, các dự án thuộc đề án Hai hành lang-một vành đai như đường bộ cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lạng Sơn, đường Hồ Chí Minh, các cầu lớn trên đường Hồ Chí Minh (cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh)
Trong lĩnh vực đường sắt, dự kiến trong giai đoạn đến năm 2010 sẽ khởi công dự án đường sắt nội đô thành phố Hà Nội (Nhổn-Ga Hà Nội) từ nguồn vốn ODA của Pháp và dự án đường sắt nội đô thành phố Hồ Chí Minh (Chợ Bến Thành –Suối Tiên) từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Đồng thời đang nghiên cứu triển khai một số dự án đường sắt nội đô và giao thông đô thị khác của 2 thành phố.