Hợp tác phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam - EU
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 77 dự án năng lượng tái tạo, năng lượng gió và năng lượng mặt trời quy mô lớn, nhỏ đã được đăng ký đầu tư tại Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 77 dự án năng lượng tái tạo, năng lượng gió và năng lượng mặt trời quy mô lớn, nhỏ đã được đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng công suất lên tới 5000 MW.
Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng, tiềm năng về năng lượng gió của Việt Nam có thể lên tới 500.000 MW, gấp khoảng 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La. Theo định hướng của chính phủ, tỳ lệ năng lượng tái tạo sẽ đạt khoảng 4,5% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030.
Và chủ đề của chương trình Hội nhập phát sóng ngày 28/6 trên VTV1 chính là thúc đẩy phát triển năng lượng sạch của Việt Nam.
Những con số này phần nào đã cho thấy sự khởi động nhanh chóng của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bắt kịp với xu hướng diễn ra trong khu vực và thế giới trong việc hướng tới năng lượng xanh và bền vững.
Theo khách mời của chương trình, ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam - cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng về năng lượng gió và mặt trời, và đã đến lúc các nhà lãnh đạo cần phải lưu tâm đến việc khai thác sử dụng các tiềm năng này.
Điều đầu tiên Việt Nam cần làm chính là thay đổi suy nghĩ rằng việc chuyển đổi từ “năng lượng nâu” sang “năng lượng xanh” là rất đắt đỏ.
Ông Bruno cho hay, việc mà Việt Nam có thể học được từ các nước EU và các nền kinh tế mới nổi là với cách tiếp cận hợp lý, gồm cả chiến lược và kế hoạch hành động thì Việt Nam có thể phát triển năng lượng tái tạo với chi phí rẻ hơn rất nhiều. Và cuối cùng, quan trọng không kém, chính là tạo ra một thị trường mà cơ chế giá khiến đầu tư năng lượng xanh hấp dẫn hơn để thu hút đâu tư vào ngành năng lượng này.
Liên minh Châu Âu (EU) và Chính phủ Việt Nam đã ký tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững, theo đó, EU đã cam kết hỗ trợ 350 triệu Euro vốn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để phát triển năng lượng bền vững.
Chia sẻ về nguồn vốn này, ông Bruno nói rằng: “Đây là chương trình mang tính cải cách cả một hệ thống, nhưng cùng lúc đó cung cấp vốn cho các dự án và có ngân sách riêng để hỗ trợ các dự án này. Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ Việt Nam đưa điện tới các vùng sâu vùng xa, nơi nhân dân chưa được sử dụng điện”.
Ông Kim Ik Pyo - Trưởng Bộ phận Phát triển Năng lượng mặt trời, Công ty Hanwha Energy - nhận định, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời và công ty này cũng lên kế hoạch đầu tư nhiều dự án điện mặt trời với công suất từ 500.000 đến 600.000 MW tại Việt Nam.
Khi được hỏi liệu rằng các nhà đầu tư châu Âu có quan tâm đến việc đầu tư năng lượng gió tại Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên không, ông Bruno cho rằng, các nhà đầu tư tới từ Châu Âu đang rất quan tâm đến vấn đề đó, tuy nhiên, lý do mà các nhà đầu tư quốc tế còn chần chừ là bởi họ đang chờ Chính phủ Việt Nam tăng mức giá ưu đãi cho năng lượng tái tạo.
Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó chính là nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao trong khi ràng buộc về môi trường ngày càng chặt chẽ hơn.
Cùng tham gia vào COP21, Việt Nam khẳng định đã, đang và tiếp tục chủ động có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể ở tầm quốc gia và quốc tế và phát triển năng lượng tái tạo chính là hành động cụ thể hóa những cam kết trên.
Chương trình “Hội nhập: Thách thức và Cơ hội” phát sóng vào khung giờ 22h45 - 23h15, Thứ tư hàng tuần trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng, tiềm năng về năng lượng gió của Việt Nam có thể lên tới 500.000 MW, gấp khoảng 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La. Theo định hướng của chính phủ, tỳ lệ năng lượng tái tạo sẽ đạt khoảng 4,5% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030.
Và chủ đề của chương trình Hội nhập phát sóng ngày 28/6 trên VTV1 chính là thúc đẩy phát triển năng lượng sạch của Việt Nam.
Những con số này phần nào đã cho thấy sự khởi động nhanh chóng của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bắt kịp với xu hướng diễn ra trong khu vực và thế giới trong việc hướng tới năng lượng xanh và bền vững.
Theo khách mời của chương trình, ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam - cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng về năng lượng gió và mặt trời, và đã đến lúc các nhà lãnh đạo cần phải lưu tâm đến việc khai thác sử dụng các tiềm năng này.
Điều đầu tiên Việt Nam cần làm chính là thay đổi suy nghĩ rằng việc chuyển đổi từ “năng lượng nâu” sang “năng lượng xanh” là rất đắt đỏ.
Ông Bruno cho hay, việc mà Việt Nam có thể học được từ các nước EU và các nền kinh tế mới nổi là với cách tiếp cận hợp lý, gồm cả chiến lược và kế hoạch hành động thì Việt Nam có thể phát triển năng lượng tái tạo với chi phí rẻ hơn rất nhiều. Và cuối cùng, quan trọng không kém, chính là tạo ra một thị trường mà cơ chế giá khiến đầu tư năng lượng xanh hấp dẫn hơn để thu hút đâu tư vào ngành năng lượng này.
Liên minh Châu Âu (EU) và Chính phủ Việt Nam đã ký tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững, theo đó, EU đã cam kết hỗ trợ 350 triệu Euro vốn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để phát triển năng lượng bền vững.
Chia sẻ về nguồn vốn này, ông Bruno nói rằng: “Đây là chương trình mang tính cải cách cả một hệ thống, nhưng cùng lúc đó cung cấp vốn cho các dự án và có ngân sách riêng để hỗ trợ các dự án này. Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ Việt Nam đưa điện tới các vùng sâu vùng xa, nơi nhân dân chưa được sử dụng điện”.
Ông Kim Ik Pyo - Trưởng Bộ phận Phát triển Năng lượng mặt trời, Công ty Hanwha Energy - nhận định, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời và công ty này cũng lên kế hoạch đầu tư nhiều dự án điện mặt trời với công suất từ 500.000 đến 600.000 MW tại Việt Nam.
Khi được hỏi liệu rằng các nhà đầu tư châu Âu có quan tâm đến việc đầu tư năng lượng gió tại Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên không, ông Bruno cho rằng, các nhà đầu tư tới từ Châu Âu đang rất quan tâm đến vấn đề đó, tuy nhiên, lý do mà các nhà đầu tư quốc tế còn chần chừ là bởi họ đang chờ Chính phủ Việt Nam tăng mức giá ưu đãi cho năng lượng tái tạo.
Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó chính là nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao trong khi ràng buộc về môi trường ngày càng chặt chẽ hơn.
Cùng tham gia vào COP21, Việt Nam khẳng định đã, đang và tiếp tục chủ động có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể ở tầm quốc gia và quốc tế và phát triển năng lượng tái tạo chính là hành động cụ thể hóa những cam kết trên.
Chương trình “Hội nhập: Thách thức và Cơ hội” phát sóng vào khung giờ 22h45 - 23h15, Thứ tư hàng tuần trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.