HSBC “không cho là VN-Index sẽ còn giảm nhiều”
Chuyên gia phân tích của HSBC “tin là đã đến lúc có cách nhìn khác về chứng khoán Việt Nam”
Trong báo cáo Vietnam Insight mới ra, Ngân hàng HSBC cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng sẽ khởi sắc trong năm 2011.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhận định, những rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam cũng là một vấn đề mà các nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi tham gia thị trường.
Khác với những báo cáo Vietnam Monitor gần đây, trong đó, HSBC thường “chê” chứng khoán Việt Nam đắt so với các thị trường khác trong khu vực, ở báo cáo Vietnam Insight này, chuyên gia phân tích của HSBC “tin là đã đến lúc có cách nhìn khác về chứng khoán Việt Nam”.
Theo HSBC, với mức giá trị vốn hóa chỉ mới đạt 34 tỷ USD hiện nay của sàn Tp.HCM, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể được xếp ngang hàng với những thị trường mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan…, mà mới chỉ được xếp cùng nhóm với các thị trường Pakistan và Sri Lanka. Tuy vậy, HSBC nhận định, với sự gia tăng của giá cổ phiếu ở hầu khắp các thị trường khác, thì thị trường Việt Nam bắt đầu “trở lại màn hình radar” của giới đầu tư quốc tế.
So với hai thị trường “đồng hạng” Pakistan và Sri Lanka, HSBC nhận xét, thị trường Việt Nam có cơ hội tốt hơn, vì có giá trị giao dịch bình quân hàng ngày tại thị trường Việt Nam cao gần gấp đôi so với hai thị trường kia.
Theo số liệu mà HSBC đưa ra, trong vòng 3 tháng qua, bình quân mỗi ngày giá trị giao dịch trên sàn Tp.HCM đạt 44 triệu USD, so với mức 28-29 triệu USD của hai thị trường kia. Tuy vậy, mức giá trị giao dịch ngày này vẫn vô cùng khiêm tốn so với mức 23,164 tỷ USD của sàn Thượng Hải hay 1,2 tỷ USD của thị trường Thái Lan.
HSBC đưa ra 5 lý do để chứng minh cho những cơ hội mà thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đem lại.
Thứ nhất là triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam. Theo HSBC, mức dự báo tăng trưởng mà giới chuyên môn dành cho Việt Nam trong năm 2011 vào khoảng 7,1%, cao hơn 15% so với mức dự báo 6,1% dành cho khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản.
Thứ hai, Việt Nam đang đẩy mạnh công tác cải tổ thị trường, lấp đầy những lỗ hổng pháp lý. Những động thái gần đây của cơ quan chức năng Việt Nam như tăng hệ số an toàn vốn tối thiểu, siết chặt kiểm soát giao dịch nội bộ, tăng cường quy định công bố thông tin, tăng thời gian giao dịch trên thị trường chứng khoán, giảm từ T+3 xuống T+2, tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở một số ngành… được HSBC đánh giá cao.
Thứ ba, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam đang được đẩy mạnh; thứ tư, Đại hội Đảng sắp diễn ra có thể được xem là chất xúc tác trong ngắn hạn cho thị trường.
Và thứ năm, giá cổ phiếu ở Việt Nam xem ra đã hợp lý. Đánh giá này của HSBC khác hẳn với quan điểm của ngân hàng này gần đây khi liên tục cho rằng chứng khoán Việt Nam chưa đủ rẻ để đầu tư. Theo HSBC, hệ số giá/thu nhập (P/E) của thị trường Việt Nam hiện đang thấp hơn 38% so với thị trường châu Á không bao gồm Nhật Bản, 21% so với chính thị trường Việt Nam từ năm 2008…
“Với những lý do trên, chúng tôi không cho là VN-Index sẽ còn giảm nhiều từ mức hiện nay”, HSBC dự báo.
Tuy nhiên, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ những rủi ro mà nhà đầu tư có thể vấp phải ở thị trường Việt Nam.
Những rủi ro kinh tế vĩ mô mà HSBC đưa ra về kinh tế Việt Nam bao gồm thâm hụt thương mại, đồng VND chịu áp lực mất giá, và mối lo lạm phát.
HSBC cho biết, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu thâm hụt thương mại 12 tỷ USD trong năm nay, không vượt quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo HSBC, mục tiêu này là trong tầm tay, vì tới thời điểm này của năm, Việt Nam mới thâm hụt thương mại 8,2 tỷ USD, tương đương 18% kim ngạch xuất khẩu. Tuy vậy, “thâm hụt thương mại chưa thể được giải quyết chừng nào Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển”, báo cáo nhận định.
Về tỷ giá VND, HSBC nhận xét, nỗ lực chống thâm hụt thương mại của Việt Nam đã dẫn tới rủi ro mất giá đồng nội tệ. Từ tháng 11/2009 tới nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của VND so với USD đã giảm 10%, tạo ra những thách thức khác như giá cả gia tăng và xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.
HSBC dự báo, tỷ giá VND (bình quân liên ngân hàng) sẽ lên mức 19.800 đồng/USD trong thời gian từ nay tới cuối năm từ mức 18.932 đồng/USD hiện nay. Còn về lạm phát, ngân hàng này cho rằng, mức lạm phát ở Việt Nam sẽ đạt mức 8,7% vào cuối năm nay và 8,5% vào cuối năm 2011, so với mục tiêu 8% cho năm 2010 của Chính phủ.
Báo cáo này cũng đề cập tới rủi ro từ chính sách vĩ mô thiếu nhất quán của Việt Nam. Một ví dụ mà HSBC đưa ra là việc Việt Nam giảm tỷ giá đồng nội tệ có thể khiến thị trường bất ngờ và gây ra những tác dụng không mong muốn.
Bên cạnh đó, theo HSBC, vấn đề minh bạch thông tin còn hạn chế ở Việt Nam cũng là một điểm mà các nhà đầu tư ngoại cần lưu ý. Chẳng hạn, không phải doanh nghiệp niêm yết nào cũng có bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp đúng lúc thông tin tài chính bằng tiếng Anh, hay các công ty niêm yết chỉ phải công bố báo cáo tài chính kiểm toán mỗi năm một lần…
Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhận định, những rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam cũng là một vấn đề mà các nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi tham gia thị trường.
Khác với những báo cáo Vietnam Monitor gần đây, trong đó, HSBC thường “chê” chứng khoán Việt Nam đắt so với các thị trường khác trong khu vực, ở báo cáo Vietnam Insight này, chuyên gia phân tích của HSBC “tin là đã đến lúc có cách nhìn khác về chứng khoán Việt Nam”.
Theo HSBC, với mức giá trị vốn hóa chỉ mới đạt 34 tỷ USD hiện nay của sàn Tp.HCM, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể được xếp ngang hàng với những thị trường mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan…, mà mới chỉ được xếp cùng nhóm với các thị trường Pakistan và Sri Lanka. Tuy vậy, HSBC nhận định, với sự gia tăng của giá cổ phiếu ở hầu khắp các thị trường khác, thì thị trường Việt Nam bắt đầu “trở lại màn hình radar” của giới đầu tư quốc tế.
So với hai thị trường “đồng hạng” Pakistan và Sri Lanka, HSBC nhận xét, thị trường Việt Nam có cơ hội tốt hơn, vì có giá trị giao dịch bình quân hàng ngày tại thị trường Việt Nam cao gần gấp đôi so với hai thị trường kia.
Theo số liệu mà HSBC đưa ra, trong vòng 3 tháng qua, bình quân mỗi ngày giá trị giao dịch trên sàn Tp.HCM đạt 44 triệu USD, so với mức 28-29 triệu USD của hai thị trường kia. Tuy vậy, mức giá trị giao dịch ngày này vẫn vô cùng khiêm tốn so với mức 23,164 tỷ USD của sàn Thượng Hải hay 1,2 tỷ USD của thị trường Thái Lan.
HSBC đưa ra 5 lý do để chứng minh cho những cơ hội mà thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đem lại.
Thứ nhất là triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam. Theo HSBC, mức dự báo tăng trưởng mà giới chuyên môn dành cho Việt Nam trong năm 2011 vào khoảng 7,1%, cao hơn 15% so với mức dự báo 6,1% dành cho khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản.
Thứ hai, Việt Nam đang đẩy mạnh công tác cải tổ thị trường, lấp đầy những lỗ hổng pháp lý. Những động thái gần đây của cơ quan chức năng Việt Nam như tăng hệ số an toàn vốn tối thiểu, siết chặt kiểm soát giao dịch nội bộ, tăng cường quy định công bố thông tin, tăng thời gian giao dịch trên thị trường chứng khoán, giảm từ T+3 xuống T+2, tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở một số ngành… được HSBC đánh giá cao.
Thứ ba, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam đang được đẩy mạnh; thứ tư, Đại hội Đảng sắp diễn ra có thể được xem là chất xúc tác trong ngắn hạn cho thị trường.
Và thứ năm, giá cổ phiếu ở Việt Nam xem ra đã hợp lý. Đánh giá này của HSBC khác hẳn với quan điểm của ngân hàng này gần đây khi liên tục cho rằng chứng khoán Việt Nam chưa đủ rẻ để đầu tư. Theo HSBC, hệ số giá/thu nhập (P/E) của thị trường Việt Nam hiện đang thấp hơn 38% so với thị trường châu Á không bao gồm Nhật Bản, 21% so với chính thị trường Việt Nam từ năm 2008…
“Với những lý do trên, chúng tôi không cho là VN-Index sẽ còn giảm nhiều từ mức hiện nay”, HSBC dự báo.
Tuy nhiên, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ những rủi ro mà nhà đầu tư có thể vấp phải ở thị trường Việt Nam.
Những rủi ro kinh tế vĩ mô mà HSBC đưa ra về kinh tế Việt Nam bao gồm thâm hụt thương mại, đồng VND chịu áp lực mất giá, và mối lo lạm phát.
HSBC cho biết, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu thâm hụt thương mại 12 tỷ USD trong năm nay, không vượt quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo HSBC, mục tiêu này là trong tầm tay, vì tới thời điểm này của năm, Việt Nam mới thâm hụt thương mại 8,2 tỷ USD, tương đương 18% kim ngạch xuất khẩu. Tuy vậy, “thâm hụt thương mại chưa thể được giải quyết chừng nào Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển”, báo cáo nhận định.
Về tỷ giá VND, HSBC nhận xét, nỗ lực chống thâm hụt thương mại của Việt Nam đã dẫn tới rủi ro mất giá đồng nội tệ. Từ tháng 11/2009 tới nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của VND so với USD đã giảm 10%, tạo ra những thách thức khác như giá cả gia tăng và xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.
HSBC dự báo, tỷ giá VND (bình quân liên ngân hàng) sẽ lên mức 19.800 đồng/USD trong thời gian từ nay tới cuối năm từ mức 18.932 đồng/USD hiện nay. Còn về lạm phát, ngân hàng này cho rằng, mức lạm phát ở Việt Nam sẽ đạt mức 8,7% vào cuối năm nay và 8,5% vào cuối năm 2011, so với mục tiêu 8% cho năm 2010 của Chính phủ.
Báo cáo này cũng đề cập tới rủi ro từ chính sách vĩ mô thiếu nhất quán của Việt Nam. Một ví dụ mà HSBC đưa ra là việc Việt Nam giảm tỷ giá đồng nội tệ có thể khiến thị trường bất ngờ và gây ra những tác dụng không mong muốn.
Bên cạnh đó, theo HSBC, vấn đề minh bạch thông tin còn hạn chế ở Việt Nam cũng là một điểm mà các nhà đầu tư ngoại cần lưu ý. Chẳng hạn, không phải doanh nghiệp niêm yết nào cũng có bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp đúng lúc thông tin tài chính bằng tiếng Anh, hay các công ty niêm yết chỉ phải công bố báo cáo tài chính kiểm toán mỗi năm một lần…