HSBC: USD còn mất giá so với VND
Ngân hàng HSBC cho rằng, xu hướng tăng giá của VND so với USD sẽ còn tiếp tục trong năm nay và tăng tốc trong năm tới
Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố một bản báo cáo mới nhận định về triển vọng phát triển kinh tế cũng như dự báo thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam.
Đáng chú ý, các chuyên gia của HSBC cho rằng, xu hướng tăng giá của VND so với USD sẽ còn tiếp tục trong năm nay và tăng tốc trong năm tới.
VND đã, đang và sẽ còn tăng giá
Kết thúc năm 2007, tỷ giá USD/VND là 1 USD đổi được 16.016 đồng, thấp hơn một chút so với mức 16.056 đồng cuối năm 2006. Điều này trái ngược với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là giảm giá VND so với USD khoảng 1%.
Thậm chí cả trước khi mục tiêu 1% này được chính thức giảm xuống mức 0,5% vào ngày 12/12/2007, tình hình thực tế đã cho thấy, mục tiêu này là không phù hợp. Khi đó, tỷ giá USD/VND, cả chính thức và trên thị trường tự do, đã bắt đầu giảm mạnh so với mục tiêu được đặt ra cho thời điểm cuối năm là khoảng 1 USD đổi được 16.100 đồng.
Điều này xảy ra trong bối cảnh ưu tiên trong chính sách tiền tệ của Việt Nam chuyển sang kiểm soát lạm phát và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dường như đã chấp nhận sự thật rằng, việc giảm giá VND đã không còn phù hợp với ưu tiên mới là chống lạm phát.
Các chuyên gia của HSBC dự báo, xu hướng tăng giá mới này của VND so với USD sẽ còn tiếp tục và dần tăng tốc trong thời gian tới, với mức tăng 1% của VND so với đồng “bạc xanh” trong năm 2008 và 2% trong năm 2009.
Nới rộng biên độ tỷ giá và tác động hạn chế
Vào ngày 24/12, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND lên mức +/-0,75% từ mức +/-0,5% so với tỷ giá chính thức. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước diễn ra gần 1 năm sau lần nới rộng biên độ tỷ giá trước đó từ mức +/-0,25% lên mức +/-0,5% và phù hợp với kỳ vọng của thị trường, cũng như mục tiêu dài hạn là tự do hóa hệ thống tỷ giá hối đoái.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc nới rộng biên độ tỷ giá này chỉ dừng ở mức hạn chế. Thực tế này một phần là kết quả của cách thức thực thi chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và chức năng của biên độ giao dịch tỷ giá. Ở Việt Nam, tỷ giá USD/VND vẫn được quản lý thông qua tỷ giá chính thức liên ngân hàng cố định hàng ngày. Với mức tỷ giá cố định này, biên độ giao dịch thực hiện chức năng kiềm chế sự biến động tỷ giá ngoài ý muốn.
Thực tế cho thấy, tỷ giá USD/VND được giao dịch trên thị trường liên tục ở sát ngưỡng trên, hoặc ngưỡng dưới của biên độ biến động cho phép. Do đó, bản thân việc nới rộng biên độ tỷ giá sẽ không thể tăng mức độ linh hoạt của tỷ giá USD/VND hàng ngày. Thay vào đó, ảnh hưởng quan trọng nhất của việc nới rộng biên độ là đồng VND ngay lập tức tăng giá thêm 0,25% so với USD như giới hạn cho phép.
Lý do của tình trạng này là do mức tỷ giá USD/VND cân bằng thị trường thực tế thường ở ngoài phạm vi của biên độ tỷ giá. Đây lại là kết quả của việc các cơ quan chức năng không có những biện pháp tích cực và phù hợp để can thiệp vào thị trường hối đoái để đảm bảo thị trường thường xuyên ở trạng thái cân bằng. Thay vào đó, việc mua bán USD và VND từ các ngân hàng trong nước được thực hiện một cách thụ động theo từng trường hợp một.
Kết cục là, khi sự cân bằng của các luồng tiền dịch chuyển, tỷ giá trên thị trường tự do có thể nhanh chóng dịch chuyển từ cực này sang cực kia của biên độ tỷ giá. Điều này có thể thấy rõ trong năm 2007. Vào giữa tháng 8, VND sụt giá tới 0,5% so với USD, lao lên ngưỡng trên của biên độ trong vòng 2 tuần. Nhưng đến cuối tháng 9, VND lại mất giá tới 1% so với USD và lao xuống ngưỡng dưới cùng của biên độ.
Việc nới rộng biên độ tỷ giá chỉ đơn thuần làm tăng khả năng biến động linh hoạt của tỷ giá trong trường hợp tâm trạng của các nhà đầu tư trên thị trường thay đổi. Một giải pháp tốt hơn để khuyến khích mức độ linh hoạt của thị trường tiền tệ nên là các biện pháp can thiệp tiền tệ thường xuyên để giữ tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do gần với mức tỷ giá chính thức hơn. Biện pháp này đã được cơ quan chức năng của Việt Nam thử áp dụng vào đầu năm ngoái.
Thêm vào đó, cần từ từ cho phép việc dao động rộng hơn xung quanh tỷ giá chính thức thông qua nhiều hình thức can thiệp. Biện pháp này cũng có thể đảm bảo sự cân bằng và tính thanh khoản tốt hơn trên thị trường ngoại hối - một bước quan trọng và cần thiết trong việc phát triển chế độ tiền tệ nói chung.
Đáng chú ý, các chuyên gia của HSBC cho rằng, xu hướng tăng giá của VND so với USD sẽ còn tiếp tục trong năm nay và tăng tốc trong năm tới.
VND đã, đang và sẽ còn tăng giá
Kết thúc năm 2007, tỷ giá USD/VND là 1 USD đổi được 16.016 đồng, thấp hơn một chút so với mức 16.056 đồng cuối năm 2006. Điều này trái ngược với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là giảm giá VND so với USD khoảng 1%.
Thậm chí cả trước khi mục tiêu 1% này được chính thức giảm xuống mức 0,5% vào ngày 12/12/2007, tình hình thực tế đã cho thấy, mục tiêu này là không phù hợp. Khi đó, tỷ giá USD/VND, cả chính thức và trên thị trường tự do, đã bắt đầu giảm mạnh so với mục tiêu được đặt ra cho thời điểm cuối năm là khoảng 1 USD đổi được 16.100 đồng.
Điều này xảy ra trong bối cảnh ưu tiên trong chính sách tiền tệ của Việt Nam chuyển sang kiểm soát lạm phát và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dường như đã chấp nhận sự thật rằng, việc giảm giá VND đã không còn phù hợp với ưu tiên mới là chống lạm phát.
Các chuyên gia của HSBC dự báo, xu hướng tăng giá mới này của VND so với USD sẽ còn tiếp tục và dần tăng tốc trong thời gian tới, với mức tăng 1% của VND so với đồng “bạc xanh” trong năm 2008 và 2% trong năm 2009.
Nới rộng biên độ tỷ giá và tác động hạn chế
Vào ngày 24/12, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND lên mức +/-0,75% từ mức +/-0,5% so với tỷ giá chính thức. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước diễn ra gần 1 năm sau lần nới rộng biên độ tỷ giá trước đó từ mức +/-0,25% lên mức +/-0,5% và phù hợp với kỳ vọng của thị trường, cũng như mục tiêu dài hạn là tự do hóa hệ thống tỷ giá hối đoái.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc nới rộng biên độ tỷ giá này chỉ dừng ở mức hạn chế. Thực tế này một phần là kết quả của cách thức thực thi chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và chức năng của biên độ giao dịch tỷ giá. Ở Việt Nam, tỷ giá USD/VND vẫn được quản lý thông qua tỷ giá chính thức liên ngân hàng cố định hàng ngày. Với mức tỷ giá cố định này, biên độ giao dịch thực hiện chức năng kiềm chế sự biến động tỷ giá ngoài ý muốn.
Thực tế cho thấy, tỷ giá USD/VND được giao dịch trên thị trường liên tục ở sát ngưỡng trên, hoặc ngưỡng dưới của biên độ biến động cho phép. Do đó, bản thân việc nới rộng biên độ tỷ giá sẽ không thể tăng mức độ linh hoạt của tỷ giá USD/VND hàng ngày. Thay vào đó, ảnh hưởng quan trọng nhất của việc nới rộng biên độ là đồng VND ngay lập tức tăng giá thêm 0,25% so với USD như giới hạn cho phép.
Lý do của tình trạng này là do mức tỷ giá USD/VND cân bằng thị trường thực tế thường ở ngoài phạm vi của biên độ tỷ giá. Đây lại là kết quả của việc các cơ quan chức năng không có những biện pháp tích cực và phù hợp để can thiệp vào thị trường hối đoái để đảm bảo thị trường thường xuyên ở trạng thái cân bằng. Thay vào đó, việc mua bán USD và VND từ các ngân hàng trong nước được thực hiện một cách thụ động theo từng trường hợp một.
Kết cục là, khi sự cân bằng của các luồng tiền dịch chuyển, tỷ giá trên thị trường tự do có thể nhanh chóng dịch chuyển từ cực này sang cực kia của biên độ tỷ giá. Điều này có thể thấy rõ trong năm 2007. Vào giữa tháng 8, VND sụt giá tới 0,5% so với USD, lao lên ngưỡng trên của biên độ trong vòng 2 tuần. Nhưng đến cuối tháng 9, VND lại mất giá tới 1% so với USD và lao xuống ngưỡng dưới cùng của biên độ.
Việc nới rộng biên độ tỷ giá chỉ đơn thuần làm tăng khả năng biến động linh hoạt của tỷ giá trong trường hợp tâm trạng của các nhà đầu tư trên thị trường thay đổi. Một giải pháp tốt hơn để khuyến khích mức độ linh hoạt của thị trường tiền tệ nên là các biện pháp can thiệp tiền tệ thường xuyên để giữ tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do gần với mức tỷ giá chính thức hơn. Biện pháp này đã được cơ quan chức năng của Việt Nam thử áp dụng vào đầu năm ngoái.
Thêm vào đó, cần từ từ cho phép việc dao động rộng hơn xung quanh tỷ giá chính thức thông qua nhiều hình thức can thiệp. Biện pháp này cũng có thể đảm bảo sự cân bằng và tính thanh khoản tốt hơn trên thị trường ngoại hối - một bước quan trọng và cần thiết trong việc phát triển chế độ tiền tệ nói chung.