HUD và kế hoạch “thu phí nhãn hiệu”: Mơ ước vội tan?
Kế hoạch “thu phí nhãn hiệu” của HUD sẽ rất khó thực hiện khi quay về với mô hình tổng công ty
Bản dự thảo quy chế quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) được chính thức đưa ra vào tháng 6/2012, hiện vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến các bên liên quan, nhưng có thể thấy với quyết định dừng thí điểm mô hình tập đoàn để quay về với mô hình tổng công ty được công bố mới đây, kế hoạch này nhiều khả năng sẽ phải gác lại.
Theo dự thảo quy chế, đối tượng được sử dụng nhãn hiệu là “công ty con” của HUD, bao gồm các tổng công ty, công ty do HUD nắm giữ quyền chi phối. Ngoài ra, đối tượng được sử dụng nhãn hiệu còn bao gồm các công ty liên kết là các tổng công ty, công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối, các công ty tự nguyện tham gia liên kết với tập đoàn.
Nhưng đáng chú ý hơn cả, là các doanh nghiệp thuộc nhóm "doanh nghiệp khác" cũng có thể sử dụng nhãn hiệu nếu có nguyện vọng sử dụng và tự nguyện ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với HUD.
Về phí sử dụng nhãn hiệu, dự thảo quy chế quy định giá trị quyền sử dụng thương hiệu là khoản tiền ban đầu phải trả một lần hoặc nhiều lần cho tập đoàn để nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc được lượng hóa bằng một phần của vốn góp của tập đoàn vào các công ty/đơn vị sử dụng nhãn hiệu hoặc tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Ngoài ra, đơn vị nhận sử dụng nhãn hiệu còn phải đóng phí duy trì và phát triển thương hiệu, là khoản tiền phải trả cho tập đoàn hàng năm liên tục trong suốt thời gian sử dụng hợp pháp nhãn hiệu.
Đặc biệt, mức phí duy trì và phát triển thương hiệu sẽ được tính theo một tỉ lệ % trên tổng doanh thu hàng năm hoặc rên tổng lợi nhuận trước thuế hoặc một tỉ lệ % khác do Hội đồng Thành viên quyết định. Tuy nhiên, mức phí tối thiểu mà các công ty/đơn vị sử dụng nhãn hiệu tập đoàn phải trả không được thấp hơn 500 triệu đồng/năm, không phụ thuộc vào phương thức tính phí duy trì và phát triển thương hiệu nêu trên.
Dự thảo cũng quy định tùy từng giai đoạn và tình hình đặc thù của từng công ty/đơn vị sử dụng nhãn hiệu, Hội đồng Thành viên có thể xem xét miễn, giảm, điều chỉnh phí nói trên.
Tuy nhiên, với quyết định dừng thí điểm mô hình tập đoàn, số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng cần sử dụng nhãn hiệu của HUD sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, khác với trước đây nhiều doanh nghiệp muốn khoác lên mình tấm áo mang tên một ông lớn nào đó để thuận tiện trong kinh doanh, thì hiện nay, xu hướng này đã giảm xuống, nhất là sau vụ đổ bể của Vinashin.
Trước HUD, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cũng đã áp dụng quy chế sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và cũng đã đưa ra mức phí "tối thiểu 500 triệu". Mức phí này đã được áp dụng và đưa vào sổ sách tài chính của nhiều thành viên mang tính liên kết, như trường hợp Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVCR) mà VnEconomy từng đề cập.
Theo dự thảo quy chế, đối tượng được sử dụng nhãn hiệu là “công ty con” của HUD, bao gồm các tổng công ty, công ty do HUD nắm giữ quyền chi phối. Ngoài ra, đối tượng được sử dụng nhãn hiệu còn bao gồm các công ty liên kết là các tổng công ty, công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối, các công ty tự nguyện tham gia liên kết với tập đoàn.
Nhưng đáng chú ý hơn cả, là các doanh nghiệp thuộc nhóm "doanh nghiệp khác" cũng có thể sử dụng nhãn hiệu nếu có nguyện vọng sử dụng và tự nguyện ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với HUD.
Về phí sử dụng nhãn hiệu, dự thảo quy chế quy định giá trị quyền sử dụng thương hiệu là khoản tiền ban đầu phải trả một lần hoặc nhiều lần cho tập đoàn để nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc được lượng hóa bằng một phần của vốn góp của tập đoàn vào các công ty/đơn vị sử dụng nhãn hiệu hoặc tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Ngoài ra, đơn vị nhận sử dụng nhãn hiệu còn phải đóng phí duy trì và phát triển thương hiệu, là khoản tiền phải trả cho tập đoàn hàng năm liên tục trong suốt thời gian sử dụng hợp pháp nhãn hiệu.
Đặc biệt, mức phí duy trì và phát triển thương hiệu sẽ được tính theo một tỉ lệ % trên tổng doanh thu hàng năm hoặc rên tổng lợi nhuận trước thuế hoặc một tỉ lệ % khác do Hội đồng Thành viên quyết định. Tuy nhiên, mức phí tối thiểu mà các công ty/đơn vị sử dụng nhãn hiệu tập đoàn phải trả không được thấp hơn 500 triệu đồng/năm, không phụ thuộc vào phương thức tính phí duy trì và phát triển thương hiệu nêu trên.
Dự thảo cũng quy định tùy từng giai đoạn và tình hình đặc thù của từng công ty/đơn vị sử dụng nhãn hiệu, Hội đồng Thành viên có thể xem xét miễn, giảm, điều chỉnh phí nói trên.
Tuy nhiên, với quyết định dừng thí điểm mô hình tập đoàn, số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng cần sử dụng nhãn hiệu của HUD sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, khác với trước đây nhiều doanh nghiệp muốn khoác lên mình tấm áo mang tên một ông lớn nào đó để thuận tiện trong kinh doanh, thì hiện nay, xu hướng này đã giảm xuống, nhất là sau vụ đổ bể của Vinashin.
Trước HUD, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cũng đã áp dụng quy chế sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và cũng đã đưa ra mức phí "tối thiểu 500 triệu". Mức phí này đã được áp dụng và đưa vào sổ sách tài chính của nhiều thành viên mang tính liên kết, như trường hợp Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVCR) mà VnEconomy từng đề cập.