Hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp: Nhiều bất cập
Nhiều luật gia được mời góp ý đều tỏ ra khá bức xúc trước những bất cập của hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp
Tại hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định thay thế Nghị định 139 về hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 1/4, nhiều luật gia được mời góp ý đều tỏ ra khá bức xúc.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico mở màn bằng một câu thơ: “Hết cao ngang luật, lại bằng thông tư!”. Theo ông Đức, dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đã có nhiều quy định mới mang tính đột phá, tháo gỡ được một số “vòng kim cô”, giải thoát nhiều trường hợp bế tắc cho doanh nghiệp.
Nhưng, chính sự mạnh dạn vượt bậc này, với những nội dung bao trùm cả thông tư lẫn Luật Doanh nghiệp, lại dẫn đến nhiều bất cập.
Không biết thế nào là vi phạm pháp luật?
Luật sư Trương Thanh Đức nói, quy định “không ai được quyền sử dụng con dấu của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cá nhân của mình hay của người khác. Cá nhân, tổ chức chiếm hữu và cất giữ con dấu gây cản trở cho hoạt động doanh nghiệp là vi phạm pháp luật” chưa đủ rõ, dẫn đến tình trạng không biết thế nào là vi phạm pháp luật.
Ví dụ việc sử dụng con dấu để đóng vào văn bản xác nhận giao dịch mua bán phương tiện giao thông cơ giới của những cá nhân làm việc tại doanh nghiệp là hoàn toàn phục vụ lợi ích cá nhân, nhưng lại được phép theo quy định của Bộ Công an. Hay việc người đại diện theo pháp luật cẩn thận cất giữ con dấu trong két rồi thường xuyên đi ra khỏi trụ sở doanh nghiệp sẽ ít nhiều có thể dẫn đến việc gây cản trở hoạt động doanh nghiệp thì có phải là vi phạm pháp luật hay không?.
Khá nhiều quy định không khả thi khác cũng được các luật sư lần lượt chỉ ra. Theo Luật sư Đỗ Trọng Hải, Công ty Luật Bizlink, Luật Doanh nghiệp quy định hội đồng quản trị của công ty cổ phần bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác là giám đốc hoặc tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 5 năm và cũng có quyền miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Trong công ty TNHH, hội đồng thành viên cũng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng với giám đốc hoặc tổng giám đốc. Như vậy, xét về bản chất, quan hệ giữa tổng giám đốc và hội đồng thành viên, hội đồng quản trị là quan hệ lao động.
“Tuy nhiên, theo pháp luật về lao động, không có loại hợp đồng lao động có hạn đến 5 năm và việc chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ các điều kiện về chấm dứt hợp đồng lao động. Bởi vậy, việc xác định nhiệm kỳ, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ này sẽ gặp vướng mắc nếu xem xét ở khía cạnh Luật Lao động. Theo chúng tôi, nghị định thay thế cần quy định rõ quyền của hội đồng thành viên hay hội đồng quản trị được toàn quyền về việc này căn cứ trên hợp đồng đã ký”, ông Hải kiến nghị.
Doanh nghiệp sẵn sàng “biến mất”
Nhận xét về quy định thực hiện góp vốn và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật sư Lê Nga, Công ty Luật Thiên Cơ nói: “Vừa mở cửa ra đã vội vàng đóng lại!”.
Theo Luật sư Nga, về cơ bản, quy định này đề cập được vấn đề vướng mắc lớn của các doanh nghiệp hiện nay là mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên về việc góp vốn với tư cách thành viên.
“Tuy nhiên, việc quy định về việc thay đổi thành viên giống như vừa mở ra cho doanh nghiệp một cánh cửa đã vội đóng lại ngay, bởi lẽ cuối cùng thì việc cơ quan đăng ký kinh doanh có đăng ký thay đổi thành viên cho công ty hay không vẫn phụ thuộc vào thành viên không ký tên vào danh sách thành viên”, Luật sư Nga diễn giải.
Luật sư Nga cũng tỏ ra rất băn khoăn về quy định ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: “Theo tôi, quy định cả trong Luật và các văn bản hướng dẫn đều không phát huy tác dụng trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế là rất nhiều doanh nghiệp mượn chứng chỉ để đăng ký ngành nghề, trong đó có doanh nghiệp mới thành lập phải bổ nhiệm tới trên dưới 10 trưởng phòng có chứng chỉ cho phù hợp với quy định tại điều này. Việc này không ai giám sát, kiểm tra và cũng không có cơ sở xác định xem những người có chứng chỉ được bổ nhiệm đó có thật sự làm việc ở công ty hay không. Một điều luật quy định ra mà không có tác dụng gì thì quy định làm gì?”.
Còn Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam lại lo ngại rằng đi cùng với quy định về ngành nghề kinh doanh, cần có quy định về nguyên tắc, tiêu chí ban hành chứng chỉ hành nghề, tránh tình trạng “lạm phát” chứng chỉ hành nghề. “Vì một chứng chỉ được cấp sau một khoá học ngắn hạn 2 đến 3 tháng có thể thay thế bằng đại học được không?”, ông Tiền hỏi.
Th.S Nguyễn Thị Yến, Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội kiến nghị dự thảo nghị định nên quy định các thủ tục, quy trình về giải thể doanh nghiệp cần đơn giản hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp, vì một lý do nào đó mà không hoạt động nữa sẽ tiến hành thủ tục giải thể, bởi vì, nếu thủ tục quá phức tạp, doanh nghiệp sẵn sàng “biến mất” mà không cần thông qua thủ tục giải thể. Khi đó, việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên quan sẽ trở nên khó khăn hơn.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico mở màn bằng một câu thơ: “Hết cao ngang luật, lại bằng thông tư!”. Theo ông Đức, dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đã có nhiều quy định mới mang tính đột phá, tháo gỡ được một số “vòng kim cô”, giải thoát nhiều trường hợp bế tắc cho doanh nghiệp.
Nhưng, chính sự mạnh dạn vượt bậc này, với những nội dung bao trùm cả thông tư lẫn Luật Doanh nghiệp, lại dẫn đến nhiều bất cập.
Không biết thế nào là vi phạm pháp luật?
Luật sư Trương Thanh Đức nói, quy định “không ai được quyền sử dụng con dấu của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cá nhân của mình hay của người khác. Cá nhân, tổ chức chiếm hữu và cất giữ con dấu gây cản trở cho hoạt động doanh nghiệp là vi phạm pháp luật” chưa đủ rõ, dẫn đến tình trạng không biết thế nào là vi phạm pháp luật.
Ví dụ việc sử dụng con dấu để đóng vào văn bản xác nhận giao dịch mua bán phương tiện giao thông cơ giới của những cá nhân làm việc tại doanh nghiệp là hoàn toàn phục vụ lợi ích cá nhân, nhưng lại được phép theo quy định của Bộ Công an. Hay việc người đại diện theo pháp luật cẩn thận cất giữ con dấu trong két rồi thường xuyên đi ra khỏi trụ sở doanh nghiệp sẽ ít nhiều có thể dẫn đến việc gây cản trở hoạt động doanh nghiệp thì có phải là vi phạm pháp luật hay không?.
Khá nhiều quy định không khả thi khác cũng được các luật sư lần lượt chỉ ra. Theo Luật sư Đỗ Trọng Hải, Công ty Luật Bizlink, Luật Doanh nghiệp quy định hội đồng quản trị của công ty cổ phần bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác là giám đốc hoặc tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 5 năm và cũng có quyền miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Trong công ty TNHH, hội đồng thành viên cũng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng với giám đốc hoặc tổng giám đốc. Như vậy, xét về bản chất, quan hệ giữa tổng giám đốc và hội đồng thành viên, hội đồng quản trị là quan hệ lao động.
“Tuy nhiên, theo pháp luật về lao động, không có loại hợp đồng lao động có hạn đến 5 năm và việc chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ các điều kiện về chấm dứt hợp đồng lao động. Bởi vậy, việc xác định nhiệm kỳ, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ này sẽ gặp vướng mắc nếu xem xét ở khía cạnh Luật Lao động. Theo chúng tôi, nghị định thay thế cần quy định rõ quyền của hội đồng thành viên hay hội đồng quản trị được toàn quyền về việc này căn cứ trên hợp đồng đã ký”, ông Hải kiến nghị.
Doanh nghiệp sẵn sàng “biến mất”
Nhận xét về quy định thực hiện góp vốn và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật sư Lê Nga, Công ty Luật Thiên Cơ nói: “Vừa mở cửa ra đã vội vàng đóng lại!”.
Theo Luật sư Nga, về cơ bản, quy định này đề cập được vấn đề vướng mắc lớn của các doanh nghiệp hiện nay là mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên về việc góp vốn với tư cách thành viên.
“Tuy nhiên, việc quy định về việc thay đổi thành viên giống như vừa mở ra cho doanh nghiệp một cánh cửa đã vội đóng lại ngay, bởi lẽ cuối cùng thì việc cơ quan đăng ký kinh doanh có đăng ký thay đổi thành viên cho công ty hay không vẫn phụ thuộc vào thành viên không ký tên vào danh sách thành viên”, Luật sư Nga diễn giải.
Luật sư Nga cũng tỏ ra rất băn khoăn về quy định ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: “Theo tôi, quy định cả trong Luật và các văn bản hướng dẫn đều không phát huy tác dụng trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế là rất nhiều doanh nghiệp mượn chứng chỉ để đăng ký ngành nghề, trong đó có doanh nghiệp mới thành lập phải bổ nhiệm tới trên dưới 10 trưởng phòng có chứng chỉ cho phù hợp với quy định tại điều này. Việc này không ai giám sát, kiểm tra và cũng không có cơ sở xác định xem những người có chứng chỉ được bổ nhiệm đó có thật sự làm việc ở công ty hay không. Một điều luật quy định ra mà không có tác dụng gì thì quy định làm gì?”.
Còn Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam lại lo ngại rằng đi cùng với quy định về ngành nghề kinh doanh, cần có quy định về nguyên tắc, tiêu chí ban hành chứng chỉ hành nghề, tránh tình trạng “lạm phát” chứng chỉ hành nghề. “Vì một chứng chỉ được cấp sau một khoá học ngắn hạn 2 đến 3 tháng có thể thay thế bằng đại học được không?”, ông Tiền hỏi.
Th.S Nguyễn Thị Yến, Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội kiến nghị dự thảo nghị định nên quy định các thủ tục, quy trình về giải thể doanh nghiệp cần đơn giản hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp, vì một lý do nào đó mà không hoạt động nữa sẽ tiến hành thủ tục giải thể, bởi vì, nếu thủ tục quá phức tạp, doanh nghiệp sẵn sàng “biến mất” mà không cần thông qua thủ tục giải thể. Khi đó, việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên quan sẽ trở nên khó khăn hơn.