Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hội đồng trọng tài lao động
Bộ LĐTB-XH vừa ban hành Thông tư số 22/2007/TT-BLTBXH và Thông tư số 23/2007/TT-BLTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và Hội đồng trọng tài lao động.
Bộ LĐTB-XH vừa ban hành Thông tư số 22/2007/TT-BLTBXH và Thông tư số 23/2007/TT-BLTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và Hội đồng trọng tài lao động.
Hội đồng Hòa giải có nhiệm vụ hòa giải tất cả các vụ tranh chấp lao động cá nhân, tập thể xảy ra tại doanh nghiệp theo yêu cầu của 1 hoặc 2 bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài có nhiệm vụ hòa giải các tranh chấp tập thể về lợi ích giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động; giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công theo quy định.
Khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, thành viên Hội đồng hòa giải (hoặc hòa giải viên) phải nhanh chóng tiến hành tìm hiểu vụ việc và dự kiến phương án hòa giải. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Chủ tịch Hội đồng hòa giải (hoặc hòa giải viên) phải thông báo bằng văn bản về việc triệu tập các bên tranh chấp lao động, người làm chứng (nếu cần) và tổ chức phiên họp hòa giải vụ tranh chấp lao động. Nếu đại diện của 1 hoặc 2 bên tranh chấp là thành viên của Hội đồng hòa giải, thì cử đại diện để tham gia phiên họp hòa giải theo đúng quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được đình công, tại phiên họp Hội đồng trọng tài lao động, Thư ký Hội đồng trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và đưa ra phương án hòa giải để các thành viên hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín.
Chủ tịch Hội đồng sẽ đưa ra phương án hòa giải. Nếu 2 bên tranh chấp không chấp nhận phương án hòa giải đưa ra hoặc đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà 1 trong 2 bên vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành, trong đó ghi rõ ý kiến của các bên.
Đối với doanh nghiệp không được đình công, tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động phải tổ chức phiên họp để giải quyết. Nếu hòa giải không thành, Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động. Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động được thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu có trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng trọng tài lao động có mặt tán thành phương án giải quyết thì Quyết định đó có hiệu lực. Trường hợp 1 bên tranh chấp hoặc cả 2 bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hội đồng Hòa giải có nhiệm vụ hòa giải tất cả các vụ tranh chấp lao động cá nhân, tập thể xảy ra tại doanh nghiệp theo yêu cầu của 1 hoặc 2 bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài có nhiệm vụ hòa giải các tranh chấp tập thể về lợi ích giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động; giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công theo quy định.
Khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, thành viên Hội đồng hòa giải (hoặc hòa giải viên) phải nhanh chóng tiến hành tìm hiểu vụ việc và dự kiến phương án hòa giải. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Chủ tịch Hội đồng hòa giải (hoặc hòa giải viên) phải thông báo bằng văn bản về việc triệu tập các bên tranh chấp lao động, người làm chứng (nếu cần) và tổ chức phiên họp hòa giải vụ tranh chấp lao động. Nếu đại diện của 1 hoặc 2 bên tranh chấp là thành viên của Hội đồng hòa giải, thì cử đại diện để tham gia phiên họp hòa giải theo đúng quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được đình công, tại phiên họp Hội đồng trọng tài lao động, Thư ký Hội đồng trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và đưa ra phương án hòa giải để các thành viên hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín.
Chủ tịch Hội đồng sẽ đưa ra phương án hòa giải. Nếu 2 bên tranh chấp không chấp nhận phương án hòa giải đưa ra hoặc đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà 1 trong 2 bên vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành, trong đó ghi rõ ý kiến của các bên.
Đối với doanh nghiệp không được đình công, tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động phải tổ chức phiên họp để giải quyết. Nếu hòa giải không thành, Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động. Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động được thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu có trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng trọng tài lao động có mặt tán thành phương án giải quyết thì Quyết định đó có hiệu lực. Trường hợp 1 bên tranh chấp hoặc cả 2 bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.