Huy động vốn và cung tiền tăng khá mạnh
Đến cuối tháng 5/2012, huy động vốn của các tổ chức tín dụng và tổng phương tiện thanh toán đã tăng khá mạnh so với cuối 2011
Đến cuối tháng 5/2012, huy động vốn của các tổ chức tín dụng và tổng phương tiện thanh toán đã tăng khá mạnh so với cuối năm 2011.
Thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012 công bố ngày 27/5 đưa ra một số dữ liệu đáng chú ý liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ.
Cụ thể, thông cáo cho biết: so với 31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 4,47% và tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 5,42%, cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên; tỷ giá ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại tệ tăng.
Như vậy, cả cung tiền và huy động vốn đều đã tăng khá mạnh sau những tháng khởi động chậm chạp đầu năm. Đây cũng là những mức khá cao so với diễn biến trong cùng kỳ so sánh ở năm 2011 (đến cuối tháng 5/2011 huy động chỉ tăng 1,4% và cung tiền chỉ tăng 1,57% so với cuối năm 2010).
Diễn biến trên gắn chặt với những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ, cũng như ở hoạt động đưa VND ra mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.
Về huy động vốn, tốc độ tăng trưởng đã mạnh lên kể từ đầu tháng 3/2012, sau khi Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu sẽ giảm dần trần lãi suất huy động với tốc độ khá nhanh về cuối năm. Thực tế từ tháng 3 đến nay đã 3 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động VND từ 14%/năm đã rút về còn 11%/năm chỉ trong chưa đầy ba tháng.
Tín hiệu và thực tế trên đã góp phần thúc đẩy dòng tiền gửi vào hệ thống, tranh thủ lãi suất cao trước khi điều chỉnh, cũng như tạo cơ cấu thuận lợi hơn cho các ngân hàng ở các kỳ hạn dài hơn.
Còn ở cung tiền, hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước liên tục gia tăng kể từ cuối năm 2011 đến nay. Nhà điều hành cũng liên tục phát hành tín phiếu ngắn hạn với khối lượng lớn để trung hòa tác động. Từ tháng 5, quy mô và tần suất phát hành đã bắt đầu thu hẹp.
Với những diễn biến trên, thanh khoản hệ thống ngân hàng một lần nữa được khẳng định là đã cải thiện rõ rệt so với cuối năm 2011 và đầu 2012. Thậm chí có hiện tượng dư thừa vốn khả dụng và lãi suất trên liên ngân hàng cũng đã liên tục giảm mạnh.
Những yếu tố thuận lợi đó, cùng với xu hướng giảm lãi suất đã và đang thể hiện, có thể góp phần thúc đẩy tín dụng tăng trưởng trở lại, sau khi có trạng thái âm kéo dài.
Tuy nhiên, thông cáo của Chính phủ cũng “quên” đề cập đến tăng trưởng tín dụng cụ thể đến nay như thế nào; Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa cập nhật tình hình trong tháng 4 dù đã gần hết tháng 5; còn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông tin chung chung là, trong tháng 5 tăng trưởng tín dụng cũng đã tăng dần trở lại.
Thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012 công bố ngày 27/5 đưa ra một số dữ liệu đáng chú ý liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ.
Cụ thể, thông cáo cho biết: so với 31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 4,47% và tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 5,42%, cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên; tỷ giá ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại tệ tăng.
Như vậy, cả cung tiền và huy động vốn đều đã tăng khá mạnh sau những tháng khởi động chậm chạp đầu năm. Đây cũng là những mức khá cao so với diễn biến trong cùng kỳ so sánh ở năm 2011 (đến cuối tháng 5/2011 huy động chỉ tăng 1,4% và cung tiền chỉ tăng 1,57% so với cuối năm 2010).
Diễn biến trên gắn chặt với những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ, cũng như ở hoạt động đưa VND ra mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.
Về huy động vốn, tốc độ tăng trưởng đã mạnh lên kể từ đầu tháng 3/2012, sau khi Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu sẽ giảm dần trần lãi suất huy động với tốc độ khá nhanh về cuối năm. Thực tế từ tháng 3 đến nay đã 3 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động VND từ 14%/năm đã rút về còn 11%/năm chỉ trong chưa đầy ba tháng.
Tín hiệu và thực tế trên đã góp phần thúc đẩy dòng tiền gửi vào hệ thống, tranh thủ lãi suất cao trước khi điều chỉnh, cũng như tạo cơ cấu thuận lợi hơn cho các ngân hàng ở các kỳ hạn dài hơn.
Còn ở cung tiền, hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước liên tục gia tăng kể từ cuối năm 2011 đến nay. Nhà điều hành cũng liên tục phát hành tín phiếu ngắn hạn với khối lượng lớn để trung hòa tác động. Từ tháng 5, quy mô và tần suất phát hành đã bắt đầu thu hẹp.
Với những diễn biến trên, thanh khoản hệ thống ngân hàng một lần nữa được khẳng định là đã cải thiện rõ rệt so với cuối năm 2011 và đầu 2012. Thậm chí có hiện tượng dư thừa vốn khả dụng và lãi suất trên liên ngân hàng cũng đã liên tục giảm mạnh.
Những yếu tố thuận lợi đó, cùng với xu hướng giảm lãi suất đã và đang thể hiện, có thể góp phần thúc đẩy tín dụng tăng trưởng trở lại, sau khi có trạng thái âm kéo dài.
Tuy nhiên, thông cáo của Chính phủ cũng “quên” đề cập đến tăng trưởng tín dụng cụ thể đến nay như thế nào; Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa cập nhật tình hình trong tháng 4 dù đã gần hết tháng 5; còn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông tin chung chung là, trong tháng 5 tăng trưởng tín dụng cũng đã tăng dần trở lại.