Iceland neo buộc đồng tiền, quốc hữu hóa ngân hàng
Iceland tuyên bố vay 4 tỷ Euro của Nga, neo buộc đồng nội tệ vào Euro và quốc hữu hóa ngân hàng lớn thứ hai nước này
Iceland vừa tuyên bố vay 4 tỷ Euro (tương đương 5,43 tỷ USD) của Nga, neo buộc đồng nội tệ Krona vào đồng Euro và quốc hữu hóa ngân hàng lớn thứ hai của nước này.
Những diễn biến đầy căng thẳng trên xuất hiện ở Iceland sau khi đồng nội tệ của quốc gia châu Âu này sụt giảm mạnh và lượng nợ xấu tăng vọt trong hệ thống tài chính, đẩy cuộc khủng hoảng tài chính lên một nấc thang mới.
Theo tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Iceland, đồng Krona của nước này từ ngày hôm nay sẽ có mức tỷ giá cố định là 131 Krona tương đương 1 Euro. Trong những ngày tới, Ngân hàng Trung ương Iceland sẽ có những động thái tiếp theo để tăng tỷ giá cho đồng nội tệ.
Trước khi tuyên bố trên được đưa ra, đồng Krona đã rơi xuống mức 1 Euro đổi được 243,5 Krona. Trong vòng 30 ngày trở lại đây, đồng Krona đã mất giá 31% so với USD do tình trạng kẹt tín dụng toàn cầu đã khiến nền kinh tế Iceland - vốn phụ thuộc nhiều vào vay nợ - điêu đứng. Hiện các ngân hàng ở Iceland đã có lượng vay nợ lên tới số tiền gấp 12 lần quy mô nền kinh tế nước này.
Theo giới phân tích, động thái trên của Iceland là một động thái gây bất ngờ lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, sự neo buộc đồng tiền như vậy là không hề đáng tin cậy, vì sự neo buộc đáng tin cậy phải được dựa trên những bộ giải pháp hợp lý để ổn định nền kinh tế.
Đêm qua (6/10) theo giờ địa phương, Thủ tướng Iceland là Geir Haarde đã tuyên bố bảo vệ các tài khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân trong hệ thống ngân hàng và cho phép các nhà chức trách có thẩm quyền được tiếp quản tài sản của các ngân hàng.
Sau tuyên bố này của ông Haarde, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's xếp hạng tín nhiệm chính phủ dài hạn của Iceland từ mức BBB+/A-1 xuống còn BBB+/A-2 và xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ từ mức A-/A-2 xuống còn BBB/A-3.
Trong ngày hôm nay, Cơ quan Giám sát tài chính Iceland cũng đã tiếp quản ngân hàng cho vay lớn thứ hai ở nước này là Landsbanki Islands hf, do ngân hàng này có nguy cơ vỡ nợ, đồng thời, cấp khoản vay 500 triệu Euro cho ngân hàng lớn nhất nước này là Kaupthing Bank hf.
Về khoản vay 4 tỷ Euro, lãi suất cao hơn lãi suất Libor trên thị trường liên ngân hàng ở London 0,5%, mà Nga dành cho Iceland để tăng cường dự trữ ngoại hối, giới phân tích cho rằng, Nga muốn đang muốn chứng minh nước này là một cường quốc kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ các nước khác trong cuộc đối đầu với khủng hoảng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, khoản vay này chỉ là “muối bỏ bể” và khó có thể đoán biết được lượng thanh khoản mà nền kinh tế Iceland cần vào thời điểm này.
Trước khi những diễn biến trên xảy ra ở Iceland, giới quan sát đã cho rằng, nước này có thể sẽ là nạn nhân cấp quốc gia đầu tiên của khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Một lý do là Iceland vay nợ nước ngoài quá nhiều, lý do khác là thâm hụt cán cân vãng lai của nước này lên tới mức 34% GDP.
Một số nhà kinh tế cũng khẳng định, ngành ngân hàng có quy mô cực lớn của Iceland đồng nghĩa với việc nước này “ở vị trí nguy hiểm nhất trong thế giới phát triển trong việc đối đầu với khủng hoảng”.
(Theo Bloomberg, IHT, Reuters)
Những diễn biến đầy căng thẳng trên xuất hiện ở Iceland sau khi đồng nội tệ của quốc gia châu Âu này sụt giảm mạnh và lượng nợ xấu tăng vọt trong hệ thống tài chính, đẩy cuộc khủng hoảng tài chính lên một nấc thang mới.
Theo tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Iceland, đồng Krona của nước này từ ngày hôm nay sẽ có mức tỷ giá cố định là 131 Krona tương đương 1 Euro. Trong những ngày tới, Ngân hàng Trung ương Iceland sẽ có những động thái tiếp theo để tăng tỷ giá cho đồng nội tệ.
Trước khi tuyên bố trên được đưa ra, đồng Krona đã rơi xuống mức 1 Euro đổi được 243,5 Krona. Trong vòng 30 ngày trở lại đây, đồng Krona đã mất giá 31% so với USD do tình trạng kẹt tín dụng toàn cầu đã khiến nền kinh tế Iceland - vốn phụ thuộc nhiều vào vay nợ - điêu đứng. Hiện các ngân hàng ở Iceland đã có lượng vay nợ lên tới số tiền gấp 12 lần quy mô nền kinh tế nước này.
Theo giới phân tích, động thái trên của Iceland là một động thái gây bất ngờ lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, sự neo buộc đồng tiền như vậy là không hề đáng tin cậy, vì sự neo buộc đáng tin cậy phải được dựa trên những bộ giải pháp hợp lý để ổn định nền kinh tế.
Đêm qua (6/10) theo giờ địa phương, Thủ tướng Iceland là Geir Haarde đã tuyên bố bảo vệ các tài khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân trong hệ thống ngân hàng và cho phép các nhà chức trách có thẩm quyền được tiếp quản tài sản của các ngân hàng.
Sau tuyên bố này của ông Haarde, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's xếp hạng tín nhiệm chính phủ dài hạn của Iceland từ mức BBB+/A-1 xuống còn BBB+/A-2 và xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ từ mức A-/A-2 xuống còn BBB/A-3.
Trong ngày hôm nay, Cơ quan Giám sát tài chính Iceland cũng đã tiếp quản ngân hàng cho vay lớn thứ hai ở nước này là Landsbanki Islands hf, do ngân hàng này có nguy cơ vỡ nợ, đồng thời, cấp khoản vay 500 triệu Euro cho ngân hàng lớn nhất nước này là Kaupthing Bank hf.
Về khoản vay 4 tỷ Euro, lãi suất cao hơn lãi suất Libor trên thị trường liên ngân hàng ở London 0,5%, mà Nga dành cho Iceland để tăng cường dự trữ ngoại hối, giới phân tích cho rằng, Nga muốn đang muốn chứng minh nước này là một cường quốc kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ các nước khác trong cuộc đối đầu với khủng hoảng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, khoản vay này chỉ là “muối bỏ bể” và khó có thể đoán biết được lượng thanh khoản mà nền kinh tế Iceland cần vào thời điểm này.
Trước khi những diễn biến trên xảy ra ở Iceland, giới quan sát đã cho rằng, nước này có thể sẽ là nạn nhân cấp quốc gia đầu tiên của khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Một lý do là Iceland vay nợ nước ngoài quá nhiều, lý do khác là thâm hụt cán cân vãng lai của nước này lên tới mức 34% GDP.
Một số nhà kinh tế cũng khẳng định, ngành ngân hàng có quy mô cực lớn của Iceland đồng nghĩa với việc nước này “ở vị trí nguy hiểm nhất trong thế giới phát triển trong việc đối đầu với khủng hoảng”.
(Theo Bloomberg, IHT, Reuters)