IFC đầu tư 480 tỷ đồng, ABBank đầy “room”
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) sẽ đầu tư 480 tỷ đồng nhằm nắm 10% vốn điều lệ của Ngân hàng An Bình (ABBank)
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC, thuộc Ngân hàng Thế giới) sẽ đầu tư 480 tỷ đồng nhằm nắm 10% vốn điều lệ của Ngân hàng An Bình (ABBank).
Trong thông tin gửi VnEconomy chiều nay (28/12), ABBank cho biết ngày 24/12/2010, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 3128/QĐ - NHNN chấp thuận cho ngân hàng này phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2010.
Theo đó, ABBank sẽ phát hành trực tiếp 600.000 trái phiếu cho các nhà đầu tư riêng lẻ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, với tổng mệnh giá phát hành là 600 tỷ đồng, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Thời điểm phát hành dự kiến một lần duy nhất vào 30/12/2010.
Dự kiến thời điểm chuyển đổi là 30/12/2012, tỷ lệ chuyển đổi là 1:100 (một trái phiếu đổi thành một trăm cổ phiếu phổ thông).
Theo kế hoạch dự kiến, cổ đông chiến lược nước ngoài hiện nay là Maybank (Malaysia) cũng sẽ mua 120 tỷ đồng trái phiếu nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu 20% sau khi chuyển đổi.
Đặc biệt, dự án đầu tư công bố trước đó của IFC dự kiến cũng sẽ hiện thực khi đối tác này đăng ký mua 480 tỷ đồng trái phiếu nhằm sở hữu 10% vốn điều lệ sau khi chuyển đổi.
Dự kiến tại thời điểm chuyển đổi thành cổ phiếu, vốn điều lệ của ABBank đạt 4.800 tỷ đồng, trong đó tổng vốn góp của các cổ đông nước ngoài nói trên là 30%, phù hợp với quy định của Pháp luật về tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
Như vậy, với sự tham gia của IFC, “room” cho nhà đầu tư nước ngoài tại ABBank dự kiến sẽ được lấp đầy.
Về những kế hoạch trên, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ABBank cho biết: “Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ trực tiếp giúp ngân hàng bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các dự án, đồng thời cải thiện cơ cấu vốn theo hướng cơ cấu lại nguồn vốn trung, dài hạn và tăng quy mô tín dụng.
ABBank sẽ sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho các dự án (bao gồm dự án của các tập đoàn và công ty lớn, các doanh nghiệp SMEs); cơ cấu lại nguồn vốn trung dài hạn và tăng quy mô tín dụng; phát triển mạng lưới, thị phần và phát triển sản phẩm, dịch vụ, mua sắm tài sản trang thiết bị”.
Trong thông tin gửi VnEconomy chiều nay (28/12), ABBank cho biết ngày 24/12/2010, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 3128/QĐ - NHNN chấp thuận cho ngân hàng này phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2010.
Theo đó, ABBank sẽ phát hành trực tiếp 600.000 trái phiếu cho các nhà đầu tư riêng lẻ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, với tổng mệnh giá phát hành là 600 tỷ đồng, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Thời điểm phát hành dự kiến một lần duy nhất vào 30/12/2010.
Dự kiến thời điểm chuyển đổi là 30/12/2012, tỷ lệ chuyển đổi là 1:100 (một trái phiếu đổi thành một trăm cổ phiếu phổ thông).
Theo kế hoạch dự kiến, cổ đông chiến lược nước ngoài hiện nay là Maybank (Malaysia) cũng sẽ mua 120 tỷ đồng trái phiếu nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu 20% sau khi chuyển đổi.
Đặc biệt, dự án đầu tư công bố trước đó của IFC dự kiến cũng sẽ hiện thực khi đối tác này đăng ký mua 480 tỷ đồng trái phiếu nhằm sở hữu 10% vốn điều lệ sau khi chuyển đổi.
Dự kiến tại thời điểm chuyển đổi thành cổ phiếu, vốn điều lệ của ABBank đạt 4.800 tỷ đồng, trong đó tổng vốn góp của các cổ đông nước ngoài nói trên là 30%, phù hợp với quy định của Pháp luật về tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
Như vậy, với sự tham gia của IFC, “room” cho nhà đầu tư nước ngoài tại ABBank dự kiến sẽ được lấp đầy.
Về những kế hoạch trên, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ABBank cho biết: “Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ trực tiếp giúp ngân hàng bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các dự án, đồng thời cải thiện cơ cấu vốn theo hướng cơ cấu lại nguồn vốn trung, dài hạn và tăng quy mô tín dụng.
ABBank sẽ sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho các dự án (bao gồm dự án của các tập đoàn và công ty lớn, các doanh nghiệp SMEs); cơ cấu lại nguồn vốn trung dài hạn và tăng quy mô tín dụng; phát triển mạng lưới, thị phần và phát triển sản phẩm, dịch vụ, mua sắm tài sản trang thiết bị”.