IMF bi quan về kinh tế thế giới
"Khả năng thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng trước mắt là có thật, và không tránh khỏi những bất ổn xã hội"
"Khả năng thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng trước mắt là có thật, và không tránh khỏi những bất ổn xã hội".
Nhận định này mới được Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) D.Strauss-Kahn đưa ra. Ông đánh giá kinh tế thế giới đang trong tình trạng thực sự bị đe dọa: sản xuất công nghiệp bị suy giảm chưa từng thấy, tâm lý bất an vô hiệu hoá mọi biện pháp kích cầu. Do vậy, nhu cầu khẩn cấp hiện nay là phải sử dụng một liều thuốc kích thích thật mạnh.
Năm 2009 sẽ cực kỳ khó khăn
Ông Strauss-Kahn nhấn mạnh, gần như chắc chắn bản phúc trình của IMF, công bố đầu năm tới, sẽ bi quan hơn bao giờ hết. Vì toàn bộ kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái, năm 2009 sẽ là năm cực kỳ khó khăn và sẽ không có dấu hiệu phục hồi trước đầu năm 2010.
Trong bản báo cáo công bố hồi đầu tháng 11, IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 sẽ không hơn 2,2%, so với tỷ lệ tăng trưởng 2008 là 3,7%. Các biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của thế giới trong thời gian qua là chưa đủ mạnh. Một "liều thuốc” kích thích mạnh đối với nền kinh tế thế giới phải tối thiểu là 1.200 tỷ USD, tương đương 2% tổng sản lượng toàn cầu.
Theo IMF, các quốc gia cần lấy ngân sách nhà nước đầu tư vào các đại công trình để kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu hệ thống tài chính thế giới không được nhanh chóng cải cách, đem lại phúc lợi cho tất cả mọi tầng lớp dân cư thì sẽ khó tránh được bất ổn xã hội xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới kể cả tại những nước giàu nhất.
IMF nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm như hiện nay, niềm hy vọng trông cậy vào "đầu máy" Trung Quốc kéo kinh tế thế giới thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng không có cơ may trở thành hiện thực. Theo ông Strauss-Kahn, những nước đang lên như Trung Quốc cũng không đủ sức bù đắp cho quy mô suy thoái tại các nước công nghiệp.
Hiện nay, khó khăn trên thế giới đã tác động đến thương mại Trung Quốc. Xuất khẩu của nước này trong tháng 11 đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cuối tuần qua đã tuyên bố năm 2009 sẽ là năm cực kỳ khó khăn cho công ăn việc làm ở nước này.
Các nền kinh tế tiếp tục lún sâu vào suy thoái
Những cảnh báo kể trên của IMF và WB là có cơ sở, trong bối cảnh các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang lún sâu vào suy thoái, bất chấp hàng nghìn tỷ USD đã được sử dụng để chống khủng hoảng tài chính và kích cầu kinh tế.
Tại châu Á - khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng vừa đưa ra nhận định, năm 2009 sẽ đầy thách thức với châu lục này. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế đang trỗi dậy tại Đông Á sẽ giảm xuống 5,7%, so với mức ước đạt 6,9% năm 2008.
Trong khi đó tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau khi suy thoái kinh tế đẩy hàng loạt nhà sản xuất vào cảnh phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 6,7% trong tháng qua, tình trạng giảm phát đang hiện hữu. Bộ Lao động Mỹ ngày 16/12 cho biết chỉ số giá tiêu dùng, thước đo chính của lạm phát, đã giảm 1,7% trong tháng 11 vừa qua và là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/1947.
Một số nhà kinh tế lo ngại, vì chỉ số này giảm 2 tháng liên tiếp và chứng tỏ xu hướng thiểu phát của nền kinh tế. Ngày 16/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phải quyết định cắt giảm lãi suất chủ chốt, từ mức 1% xuống mức thấp kỷ lục mới 0 - 0,25%, nhằm kiểm soát giá cả.
Kinh tế khu vực đồng Euro và Anh cũng đang ngày một lún sâu hơn vào suy thoái. Tính đến tháng 12/2008, toàn bộ 15 nước thành viên khối khu vực đồng Euro (Eurozone) thông báo nền kinh tế của những nước này trong quý 3 đều trong tình trạng xấu nhất từ trước đến nay.
Đến nay, các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại khu vực đồng Euro đã tăng trưởng âm trong 7 tháng liên tục. GDP của khu vực này dự đoán sẽ tăng trưởng âm 0,6% trong quý 4/2008. Nền kinh tế khu vực xấu đi đã gây sức ép buộc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) phải xem xét khả năng tiếp tục cắt giảm mức lãi suất, trong khi mức lãi suất hiện đã giảm xuống còn 2,5%.
Trước nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick mới đây cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự như IMF. Trong những mối đe dọa lớn nhất mà ông dự kiến có thể xảy ra trong năm tới, có cả việc các hệ thống tín dụng không hiệu quả, nạn thất nghiệp gia tăng ở tất cả các nước và tình trạng khó khăn ngày càng nghiêm trọng hơn đối với các nước nghèo nhất thế giới.
Nhận định này mới được Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) D.Strauss-Kahn đưa ra. Ông đánh giá kinh tế thế giới đang trong tình trạng thực sự bị đe dọa: sản xuất công nghiệp bị suy giảm chưa từng thấy, tâm lý bất an vô hiệu hoá mọi biện pháp kích cầu. Do vậy, nhu cầu khẩn cấp hiện nay là phải sử dụng một liều thuốc kích thích thật mạnh.
Năm 2009 sẽ cực kỳ khó khăn
Ông Strauss-Kahn nhấn mạnh, gần như chắc chắn bản phúc trình của IMF, công bố đầu năm tới, sẽ bi quan hơn bao giờ hết. Vì toàn bộ kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái, năm 2009 sẽ là năm cực kỳ khó khăn và sẽ không có dấu hiệu phục hồi trước đầu năm 2010.
Trong bản báo cáo công bố hồi đầu tháng 11, IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 sẽ không hơn 2,2%, so với tỷ lệ tăng trưởng 2008 là 3,7%. Các biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của thế giới trong thời gian qua là chưa đủ mạnh. Một "liều thuốc” kích thích mạnh đối với nền kinh tế thế giới phải tối thiểu là 1.200 tỷ USD, tương đương 2% tổng sản lượng toàn cầu.
Theo IMF, các quốc gia cần lấy ngân sách nhà nước đầu tư vào các đại công trình để kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu hệ thống tài chính thế giới không được nhanh chóng cải cách, đem lại phúc lợi cho tất cả mọi tầng lớp dân cư thì sẽ khó tránh được bất ổn xã hội xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới kể cả tại những nước giàu nhất.
IMF nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm như hiện nay, niềm hy vọng trông cậy vào "đầu máy" Trung Quốc kéo kinh tế thế giới thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng không có cơ may trở thành hiện thực. Theo ông Strauss-Kahn, những nước đang lên như Trung Quốc cũng không đủ sức bù đắp cho quy mô suy thoái tại các nước công nghiệp.
Hiện nay, khó khăn trên thế giới đã tác động đến thương mại Trung Quốc. Xuất khẩu của nước này trong tháng 11 đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cuối tuần qua đã tuyên bố năm 2009 sẽ là năm cực kỳ khó khăn cho công ăn việc làm ở nước này.
Các nền kinh tế tiếp tục lún sâu vào suy thoái
Những cảnh báo kể trên của IMF và WB là có cơ sở, trong bối cảnh các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang lún sâu vào suy thoái, bất chấp hàng nghìn tỷ USD đã được sử dụng để chống khủng hoảng tài chính và kích cầu kinh tế.
Tại châu Á - khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng vừa đưa ra nhận định, năm 2009 sẽ đầy thách thức với châu lục này. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế đang trỗi dậy tại Đông Á sẽ giảm xuống 5,7%, so với mức ước đạt 6,9% năm 2008.
Trong khi đó tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau khi suy thoái kinh tế đẩy hàng loạt nhà sản xuất vào cảnh phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 6,7% trong tháng qua, tình trạng giảm phát đang hiện hữu. Bộ Lao động Mỹ ngày 16/12 cho biết chỉ số giá tiêu dùng, thước đo chính của lạm phát, đã giảm 1,7% trong tháng 11 vừa qua và là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/1947.
Một số nhà kinh tế lo ngại, vì chỉ số này giảm 2 tháng liên tiếp và chứng tỏ xu hướng thiểu phát của nền kinh tế. Ngày 16/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phải quyết định cắt giảm lãi suất chủ chốt, từ mức 1% xuống mức thấp kỷ lục mới 0 - 0,25%, nhằm kiểm soát giá cả.
Kinh tế khu vực đồng Euro và Anh cũng đang ngày một lún sâu hơn vào suy thoái. Tính đến tháng 12/2008, toàn bộ 15 nước thành viên khối khu vực đồng Euro (Eurozone) thông báo nền kinh tế của những nước này trong quý 3 đều trong tình trạng xấu nhất từ trước đến nay.
Đến nay, các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại khu vực đồng Euro đã tăng trưởng âm trong 7 tháng liên tục. GDP của khu vực này dự đoán sẽ tăng trưởng âm 0,6% trong quý 4/2008. Nền kinh tế khu vực xấu đi đã gây sức ép buộc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) phải xem xét khả năng tiếp tục cắt giảm mức lãi suất, trong khi mức lãi suất hiện đã giảm xuống còn 2,5%.
Trước nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick mới đây cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự như IMF. Trong những mối đe dọa lớn nhất mà ông dự kiến có thể xảy ra trong năm tới, có cả việc các hệ thống tín dụng không hiệu quả, nạn thất nghiệp gia tăng ở tất cả các nước và tình trạng khó khăn ngày càng nghiêm trọng hơn đối với các nước nghèo nhất thế giới.