IMF kêu gọi chuyển hướng chống khủng hoảng
IMF kêu gọi các nước định hướng lại và bắt đầu thực hiện chiến lược thoát khỏi các chính sách được thực thi thời khủng hoảng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa kêu gọi các nền kinh tế trên thế giới định hướng lại và bắt đầu thực hiện chiến lược thoát khỏi các chính sách được thực thi trong thời khủng hoảng. Đồng thời, các chính phủ phải cắt giảm thâm hụt ngân sách và coi đây là biện pháp duy trì khả năng phục hồi kinh tế về lâu dài.
Trong nghiên cứu mới nhất, nhan đề "Thoát khỏi các chính sách can thiệp thời khủng hoảng", IMF nhấn mạnh nền kinh tế thế giới đang hồi phục nhờ chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính chống khủng hoảng và nay đã đến lúc cần khẩn cấp tính đến việc chuyển hướng những chính sách này.
Ngừng kích cầu phải đi kèm chính sách
Đánh giá cao vai trò của các chính sách trong chống khủng hoảng kinh tế, các chuyên gia của IMF cho rằng, chi phí cho cuộc chiến chống khủng hoảng với các gói kích cầu tiêu dùng trên toàn cầu đã lên tới hàng nghìn tỷ USD, có ý nghĩa quan trọng giúp phục hồi kinh tế, nhưng tiến độ phục hồi sẽ chậm lại nếu không có sự hỗ trợ chính sách.
IMF khuyến cáo các nước vẫn cần ưu tiên duy trì phục hồi kinh tế, nhưng khi sự tăng trưởng kinh tế đã bền vững, nợ công được cải thiện và khu vực kinh tế tư nhân đủ sức thúc đẩy nền kinh tế trong nước, là thời điểm cần chuyển hướng chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính.
Các nhà kinh tế IMF cảnh báo các nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới cần duy trì các gói kích thích kinh tế trong năm 2010, và bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ và tài chính vào năm tiếp theo nếu tiến độ phục hồi kinh tế tiếp tục tiến triển. Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh có thể siết chặt tiền tệ và tài chính ngay trong năm 2010, đặc biệt trong một số trường hợp đặc thù có thể cần siết chặt chính sách này trước khi nền kinh tế phục hồi.
Tuy nhiên, định chế tài chính này khẳng định hiện còn quá sớm để các nước ngừng tất cả các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Tiến trình này phải mất nhiều năm và phải đi kèm với nhiều biện pháp và lựa chọn chính sách. Việc loại bỏ các gói kích cầu kinh tế có thể thực hiện theo nhiều giai đoạn.
Việc ngừng các biện pháp hỗ trợ nên diễn ra khi thời điểm đã chín muồi với các lựa chọn chính sách thích hợp, trước hết cần ưu tiên thực hiện chiến lược thoát khỏi chính sách hỗ trợ tài chính, sau đó sẽ thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ. Một khuôn khổ quy chế tài chính mới và nhiều nguồn vốn hơn nữa là cần thiết để loại trừ các nguy cơ xuất phát từ việc chấm dứt thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ.
Phải đảo ngược xu thế tăng nợ công
Theo IMF, các nước phát triển cần chuyển mức thâm hụt ngân sách 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện nay thành mức thặng dư ngân sách khoảng 3,7% GDP trong những năm tới. Để làm được điều này, nỗ lực cần thiết nhất là phải ổn định chi tiêu, bao gồm chi tiêu cho hệ thống y tế và lương hưu, tăng cường quản lý thuế... nhằm duy trì mức tăng trưởng bền vững trên toàn cầu.
IMF nhấn mạnh rằng, di sản của khủng hoảng kinh tế là nợ công tăng cao đặc biệt ở các nền kinh tế tiên tiến, do khủng hoảng làm mất nhiều nguồn thu ngân sách chứ không phải do các gói kích cầu kinh tế.
Tổ chức gồm 186 quốc gia thành viên này cũng cảnh báo nếu mức nợ cao tiếp tục duy trì cùng một lúc ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới, mức lãi sẽ tiếp tục tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư của khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế của toàn cầu. Vì vậy, mục tiêu chiến lược để thoát khỏi khủng hoảng là đảo ngược xu thế tăng nợ công.
Ngay sau khi IMF đưa ra các khuyến nghị về chuyển hướng chính sách chống khủng hoảng kinh tế nêu trên, người đứng đầu định chế tài chính này, ông Strauss-Kahn còn tuyên bố IMF muốn có thêm quyền lực để kiểm soát và thúc đẩy ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Đồng thời, IMF muốn được trao một vai trò lớn hơn trong các kế hoạch cấp vốn khẩn cấp.
Trong nghiên cứu mới nhất, nhan đề "Thoát khỏi các chính sách can thiệp thời khủng hoảng", IMF nhấn mạnh nền kinh tế thế giới đang hồi phục nhờ chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính chống khủng hoảng và nay đã đến lúc cần khẩn cấp tính đến việc chuyển hướng những chính sách này.
Ngừng kích cầu phải đi kèm chính sách
Đánh giá cao vai trò của các chính sách trong chống khủng hoảng kinh tế, các chuyên gia của IMF cho rằng, chi phí cho cuộc chiến chống khủng hoảng với các gói kích cầu tiêu dùng trên toàn cầu đã lên tới hàng nghìn tỷ USD, có ý nghĩa quan trọng giúp phục hồi kinh tế, nhưng tiến độ phục hồi sẽ chậm lại nếu không có sự hỗ trợ chính sách.
IMF khuyến cáo các nước vẫn cần ưu tiên duy trì phục hồi kinh tế, nhưng khi sự tăng trưởng kinh tế đã bền vững, nợ công được cải thiện và khu vực kinh tế tư nhân đủ sức thúc đẩy nền kinh tế trong nước, là thời điểm cần chuyển hướng chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính.
Các nhà kinh tế IMF cảnh báo các nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới cần duy trì các gói kích thích kinh tế trong năm 2010, và bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ và tài chính vào năm tiếp theo nếu tiến độ phục hồi kinh tế tiếp tục tiến triển. Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh có thể siết chặt tiền tệ và tài chính ngay trong năm 2010, đặc biệt trong một số trường hợp đặc thù có thể cần siết chặt chính sách này trước khi nền kinh tế phục hồi.
Tuy nhiên, định chế tài chính này khẳng định hiện còn quá sớm để các nước ngừng tất cả các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Tiến trình này phải mất nhiều năm và phải đi kèm với nhiều biện pháp và lựa chọn chính sách. Việc loại bỏ các gói kích cầu kinh tế có thể thực hiện theo nhiều giai đoạn.
Việc ngừng các biện pháp hỗ trợ nên diễn ra khi thời điểm đã chín muồi với các lựa chọn chính sách thích hợp, trước hết cần ưu tiên thực hiện chiến lược thoát khỏi chính sách hỗ trợ tài chính, sau đó sẽ thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ. Một khuôn khổ quy chế tài chính mới và nhiều nguồn vốn hơn nữa là cần thiết để loại trừ các nguy cơ xuất phát từ việc chấm dứt thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ.
Phải đảo ngược xu thế tăng nợ công
Theo IMF, các nước phát triển cần chuyển mức thâm hụt ngân sách 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện nay thành mức thặng dư ngân sách khoảng 3,7% GDP trong những năm tới. Để làm được điều này, nỗ lực cần thiết nhất là phải ổn định chi tiêu, bao gồm chi tiêu cho hệ thống y tế và lương hưu, tăng cường quản lý thuế... nhằm duy trì mức tăng trưởng bền vững trên toàn cầu.
IMF nhấn mạnh rằng, di sản của khủng hoảng kinh tế là nợ công tăng cao đặc biệt ở các nền kinh tế tiên tiến, do khủng hoảng làm mất nhiều nguồn thu ngân sách chứ không phải do các gói kích cầu kinh tế.
Tổ chức gồm 186 quốc gia thành viên này cũng cảnh báo nếu mức nợ cao tiếp tục duy trì cùng một lúc ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới, mức lãi sẽ tiếp tục tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư của khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế của toàn cầu. Vì vậy, mục tiêu chiến lược để thoát khỏi khủng hoảng là đảo ngược xu thế tăng nợ công.
Ngay sau khi IMF đưa ra các khuyến nghị về chuyển hướng chính sách chống khủng hoảng kinh tế nêu trên, người đứng đầu định chế tài chính này, ông Strauss-Kahn còn tuyên bố IMF muốn có thêm quyền lực để kiểm soát và thúc đẩy ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Đồng thời, IMF muốn được trao một vai trò lớn hơn trong các kế hoạch cấp vốn khẩn cấp.