IMF: Khủng hoảng tín dụng đang lan rộng
IMF đưa ra thông điệp cảnh báo rằng sự lan rộng và ăn sâu của cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn
Ngày 8/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra thông điệp cảnh báo rằng sự lan rộng và ăn sâu của cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống tài chính và các yếu tố kinh tế vĩ mô của Mỹ và một số nước khác.
Mỹ là “tâm bão”
“Các thị trường tài chính vẫn đang chịu sức ép đáng kể vì sự kết hợp của 3 yếu tố: bảng cân đối kế toán của các định chế tài chính đang suy yếu; giá tài sản đang bị suy giảm; môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng thách thức hơn vì sức tăng trưởng toàn cầu đang suy yếu”, Jaime Caruana, Trưởng ban Thị trường vốn và tiền tệ IMF nhận định.
Cuộc khủng hoảng đã làm suy yếu các nguồn vốn của những định chế tài chính quan trọng và làm tăng rủi ro của hệ thống. Sự căng thẳng tiếp tục làm gia tăng rủi ro suy thoái của sự ổn định tài chính toàn cầu và có khả năng buộc các định chế tài chính phải cắt giảm tín dụng.
Suy thoái tín dụng, xuất phát đầu tiên từ thị trường thế chấp dưới chuẩn Mỹ, đang bộc lộ những dấu hiệu mới ở những loại hàng hóa có chất lượng cao hơn, bất động sản thương mại ở Mỹ, và các thị trường nợ công ty. Những mối bận tâm này càng trở nên trầm trọng hơn, với sự sụt giảm giá trị của các sản phẩm tín dụng cấu trúc và sự suy yếu đầy kịch tính của tính thanh khoản trên thị trường.
Quy mô và mức độ đóng góp của các khoản thua lỗ ngân hàng là chưa thể dự báo chắc chắn, nhưng sự sụt giảm các nguồn vốn hỗ trợ và tín dụng là những vòng quay có thể tạo thêm sức nặng đối với thị trường cho vay hộ gia đình, đầu tư doanh nghiệp và giá tài sản. Ngoài ra, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc làm, tăng trưởng sản lượng và các bảng cân đối kế toán vốn đang tạo ra những phản ứng kinh tế vĩ mô rất đáng lo ngại.
Mặc dù Mỹ vẫn là “tâm bão”, các định chế tài chính ở những quốc gia khác cũng chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường hiện tại, điều này thể hiện qua những điều kiện tài chính toàn cầu dễ dãi, thiếu chú ý đến các hệ thống quản lý rủi ro cần thiết và giám sát thiếu nghiêm túc.
Tìm giải pháp
Vẫn có những dấu hiệu cho thấy giá nhà ở những thị trường phát triển ngoài Mỹ có thể giảm. Vì vậy, những quốc gia vừa trải qua mặt bằng giá nhà ở bong bóng hoặc bảng cân đối kế toán của các công ty thiếu lành mạnh, là những quốc gia đang ở trong tình trạng đặc biệt rủi ro.
Từ trước đến nay, các thị trường mới nổi có độ cách ly tương đối với tác động của những thị trường đã phát triển, nhưng những điều kiện tài chính dễ dãi trong thời gian gần đây cũng có nghĩa rằng rủi ro ở những nước này đang tăng cao.
Một số quốc gia, đáng chú ý nhất là những nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, vừa có một giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng, một số quốc gia đã phải chịu thâm hụt cán cân vãng lai lớn vì những khoản nợ cá nhân hoặc các dòng vốn đầu tư gián tiếp, có thể đặc biệt chịu ảnh hưởng.
Ưu tiên đầu tiên về chính sách là giới hạn tác động khủng hoảng sang những thị trường khác và điều tiết bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Các định chế tài chính quan trọng trong hệ thống cũng cần chuyển mình nhanh chóng để tăng các khoản vốn huy động trung hạn và các khoản vốn huy động trên thị trường vốn, nhằm thúc đẩy niềm tin và tránh sự suy thoái sâu hơn của các kênh tín dụng khác, mặc dù thực hiện việc này vào thời điểm hiện nay có thể tốn kém hơn.
Các nhà đầu tư khác nhau, bao gồm các quỹ phúc lợi quốc gia, đã bơm thêm vốn vào ngân hàng, cần tiếp tục phát huy vai trò tái huy động vốn cho các định chế.
Thêm vào đó, sự công khai, minh bạch thông tin của các định chế tài chính cũng là cần thiết, và các cơ quan quốc gia nên tìm cách khống chế những thông tin sai lệch bằng các thông tin chính thống và chính xác.
Bản báo cáo cũng đề xuất rằng các ngân hàng trung ương và các cơ quan chức năng cần đưa ra các bản báo cáo về tình hình ổn định tài chính và có thể hành động để hỗ trợ thị trường. Khôi phục niềm tin của các thành viên thị trường là yếu tố chủ chốt để giảm sự lây lan rộng và mang lại những tác động khả thi cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, những kế hoạch sử dụng tiền cộng đồng, nên cố gắng đảm bảo rằng các cổ đông chấp nhận những khoản lỗ đầu tiên. Đồng thời, những biện pháp này cần cân đong cẩn thận các vấn đề pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người tham gia.
Mỹ là “tâm bão”
“Các thị trường tài chính vẫn đang chịu sức ép đáng kể vì sự kết hợp của 3 yếu tố: bảng cân đối kế toán của các định chế tài chính đang suy yếu; giá tài sản đang bị suy giảm; môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng thách thức hơn vì sức tăng trưởng toàn cầu đang suy yếu”, Jaime Caruana, Trưởng ban Thị trường vốn và tiền tệ IMF nhận định.
Cuộc khủng hoảng đã làm suy yếu các nguồn vốn của những định chế tài chính quan trọng và làm tăng rủi ro của hệ thống. Sự căng thẳng tiếp tục làm gia tăng rủi ro suy thoái của sự ổn định tài chính toàn cầu và có khả năng buộc các định chế tài chính phải cắt giảm tín dụng.
Suy thoái tín dụng, xuất phát đầu tiên từ thị trường thế chấp dưới chuẩn Mỹ, đang bộc lộ những dấu hiệu mới ở những loại hàng hóa có chất lượng cao hơn, bất động sản thương mại ở Mỹ, và các thị trường nợ công ty. Những mối bận tâm này càng trở nên trầm trọng hơn, với sự sụt giảm giá trị của các sản phẩm tín dụng cấu trúc và sự suy yếu đầy kịch tính của tính thanh khoản trên thị trường.
Quy mô và mức độ đóng góp của các khoản thua lỗ ngân hàng là chưa thể dự báo chắc chắn, nhưng sự sụt giảm các nguồn vốn hỗ trợ và tín dụng là những vòng quay có thể tạo thêm sức nặng đối với thị trường cho vay hộ gia đình, đầu tư doanh nghiệp và giá tài sản. Ngoài ra, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc làm, tăng trưởng sản lượng và các bảng cân đối kế toán vốn đang tạo ra những phản ứng kinh tế vĩ mô rất đáng lo ngại.
Mặc dù Mỹ vẫn là “tâm bão”, các định chế tài chính ở những quốc gia khác cũng chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường hiện tại, điều này thể hiện qua những điều kiện tài chính toàn cầu dễ dãi, thiếu chú ý đến các hệ thống quản lý rủi ro cần thiết và giám sát thiếu nghiêm túc.
Tìm giải pháp
Vẫn có những dấu hiệu cho thấy giá nhà ở những thị trường phát triển ngoài Mỹ có thể giảm. Vì vậy, những quốc gia vừa trải qua mặt bằng giá nhà ở bong bóng hoặc bảng cân đối kế toán của các công ty thiếu lành mạnh, là những quốc gia đang ở trong tình trạng đặc biệt rủi ro.
Từ trước đến nay, các thị trường mới nổi có độ cách ly tương đối với tác động của những thị trường đã phát triển, nhưng những điều kiện tài chính dễ dãi trong thời gian gần đây cũng có nghĩa rằng rủi ro ở những nước này đang tăng cao.
Một số quốc gia, đáng chú ý nhất là những nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, vừa có một giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng, một số quốc gia đã phải chịu thâm hụt cán cân vãng lai lớn vì những khoản nợ cá nhân hoặc các dòng vốn đầu tư gián tiếp, có thể đặc biệt chịu ảnh hưởng.
Ưu tiên đầu tiên về chính sách là giới hạn tác động khủng hoảng sang những thị trường khác và điều tiết bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Các định chế tài chính quan trọng trong hệ thống cũng cần chuyển mình nhanh chóng để tăng các khoản vốn huy động trung hạn và các khoản vốn huy động trên thị trường vốn, nhằm thúc đẩy niềm tin và tránh sự suy thoái sâu hơn của các kênh tín dụng khác, mặc dù thực hiện việc này vào thời điểm hiện nay có thể tốn kém hơn.
Các nhà đầu tư khác nhau, bao gồm các quỹ phúc lợi quốc gia, đã bơm thêm vốn vào ngân hàng, cần tiếp tục phát huy vai trò tái huy động vốn cho các định chế.
Thêm vào đó, sự công khai, minh bạch thông tin của các định chế tài chính cũng là cần thiết, và các cơ quan quốc gia nên tìm cách khống chế những thông tin sai lệch bằng các thông tin chính thống và chính xác.
Bản báo cáo cũng đề xuất rằng các ngân hàng trung ương và các cơ quan chức năng cần đưa ra các bản báo cáo về tình hình ổn định tài chính và có thể hành động để hỗ trợ thị trường. Khôi phục niềm tin của các thành viên thị trường là yếu tố chủ chốt để giảm sự lây lan rộng và mang lại những tác động khả thi cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, những kế hoạch sử dụng tiền cộng đồng, nên cố gắng đảm bảo rằng các cổ đông chấp nhận những khoản lỗ đầu tiên. Đồng thời, những biện pháp này cần cân đong cẩn thận các vấn đề pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người tham gia.