IMF thay đổi quan điểm về chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện chỉ xem đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc “bị định giá thấp hơn đôi chút so với giá trị thực”
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện chỉ xem đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc “bị định giá thấp hơn đôi chút so với giá trị thực”. Lập trường thay đổi này của IMF có thể sẽ khiến nước Mỹ gặp khó khăn trong việc gây áp lực buộc Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ, báo Wall Street Journal cho biết.
Theo báo này, kể từ ít nhất năm 2007, IMF vẫn xe đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn “nhiều” hoặc “đáng kể” so với giá trị thực. Đó là quãng thời gian mà Trung Quốc có mức thặng dư thương mại khổng lồ. Chính quyền Tổng thống Bush và Obama đã sử dụng quan điểm đó của IMF để lập luận rằng, chính sách của Trung Quốc tạo lợi thế bất bình đẳng cho các công ty Trung Quốc, theo đó gây phương hại cho các nhà sản xuất ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mỹ cho rằng, đồng Nhân dân tệ giá rẻ giúp hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Vào tháng 6/2010, Bắc Kinh bắt đầu nâng giá đồng Nhân dân tệ. Kể từ đó đến nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá khoảng 7% so với đồng USD.
Tuy nhiên, vào ngày 8/6, Phó tổng giám đốc IMF, ông David Lipton, nguyên là một quan chức kinh tế thuộc chính quyền Tổng thống Obama, tuyên bố, IMF đã chính thức thay đổi quan điểm về tỷ giá đồng Nhân dân tệ vì thặng dư cán cân vãng lai của Trung Quốc đã giảm mạnh và đồng Nhân dân tệ đã tăng giá.
“Với những diễn biến này, mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của đồng Nhân dân tệ đã giảm”, ông Lipton phát biểu sau khi một nhóm nghiên cứu của IMF thực hiện báo cáo đánh giá thường niên về nền kinh tế Trung Quốc. “Giờ chúng tôi đánh giá đồng Nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn đôi chút so với một rồ tiền tệ”.
Ông Lipton không đưa ra con số cụ thể về mức độ định giá thấp hơn thực tế của đồng Nhân dân tệ. Năm ngoái, khi IMF xem đồng tiền này bị định giá thấp hơn “đáng kể” so với thực tế, thì mức độ định giá thấp hơn giá trị thực được đưa ra là 3-23%, tùy thuộc vào phương pháp đánh giá được sử dụng.
Ông Lipton cho rằng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ sẽ còn tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc dịch chuyển sang phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động tiêu dùng nội địa và ít hơn vào hoạt động xuất khẩu. “Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đi theo hướng đó”, ông nói.
Giới phân tích nhận định, IMF sẽ không gây áp lực buộc Trung Quốc phải tăng mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong ngắn hạn, nhất là khi tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đáng giảm tốc do kinh tế châu Âu suy giảm và tăng trưởng kinh tế Mỹ diễn ra chậm chạp. Mặc dù tỷ giá đồng Nhân dân tệ gần như đi ngang so với USD kể từ đầu năm đến nay, IMF không mấy bày tỏ thái độ phản đối.
Thay vào đó, hồi tháng 4 vừa rồi, IMF phát tín hiệu cho thấy, định chế này không còn cho rằng đánh giá đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn “đáng kể” so với giá trị thực còn là một đánh giá chính xác. Hiện nay, IMF đang tiến hành xem xét lại cách đánh giá tỷ giá của các đồng tiền và có thể đưa ra kết quả vào tháng tới.
Tuy nhiên, cho dù IMF có thay đổi quan điểm thì chính quyền Tổng thống Obama ít có khả năng điều chỉnh lập trường về tỷ giá đồng Nhân dân tệ, hay sử dụng đánh giá của IMF để phản bác những lời chỉ trích cho rằng Washington chưa gây đủ sức ép với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá. Một động thái như vậy có thể gây “tốn kém” lớn về mặt chính trị trong năm bầu cử 2012, khi mà cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều kêu gọi Tổng thống tăng thay vì giảm sức ép đối với Trung Quốc.
Tháng 5 vừa qua, Chính phủ Mỹ đưa ra quan điểm rằng, đồng Nhân dân tệ đang “bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực”, tương tự như quan điểm đã đưa ra vào tháng 12 năm ngoái khi Washington cho rằng đồng Nhân dân tệ đang “bị định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị thực”. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Washington đều không xem Trung Quốc là một “quốc gia thao túng tỷ giá”, một phần vì lo ngại lập trường như vậy có thể sẽ phản tác dụng.
Các nhà xuất khẩu Mỹ thì đang tiếp tục phàn nàn về chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, đã đưa ra lập trường cứng rắn đối với vấn đề này, xem đây là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông. Ông Romney tuyên bố sẽ xem Trung Quốc là một “quốc gia thao túng tỷ giá” nếu ông thắng cử.
Tuy nhiên, thay đổi đánh giá của IMF đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể khiến Chính phủ Mỹ khó khăn hơn trong việc kêu gọi các quốc gia khác gây sức ép đối với Bắc Kinh. Bởi lẽ, quan điểm của IMF được xem là ít mang màu sắc chính trị hơn so với quan điểm của từng quốc gia riêng lẻ, và cũng vì hầu như không có đối tác thương mại nào của Trung Quốc muốn công khai thể hiện lập trường chỉ trích nước này.
Về phần mình, Trung Quốc cho rằng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ đang ở gần “mức cân bằng”, đồng nghĩa với việc Trung Quốc không cần phải tăng tỷ giá thêm nhiều.
Theo báo này, kể từ ít nhất năm 2007, IMF vẫn xe đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn “nhiều” hoặc “đáng kể” so với giá trị thực. Đó là quãng thời gian mà Trung Quốc có mức thặng dư thương mại khổng lồ. Chính quyền Tổng thống Bush và Obama đã sử dụng quan điểm đó của IMF để lập luận rằng, chính sách của Trung Quốc tạo lợi thế bất bình đẳng cho các công ty Trung Quốc, theo đó gây phương hại cho các nhà sản xuất ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mỹ cho rằng, đồng Nhân dân tệ giá rẻ giúp hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Vào tháng 6/2010, Bắc Kinh bắt đầu nâng giá đồng Nhân dân tệ. Kể từ đó đến nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá khoảng 7% so với đồng USD.
Tuy nhiên, vào ngày 8/6, Phó tổng giám đốc IMF, ông David Lipton, nguyên là một quan chức kinh tế thuộc chính quyền Tổng thống Obama, tuyên bố, IMF đã chính thức thay đổi quan điểm về tỷ giá đồng Nhân dân tệ vì thặng dư cán cân vãng lai của Trung Quốc đã giảm mạnh và đồng Nhân dân tệ đã tăng giá.
“Với những diễn biến này, mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của đồng Nhân dân tệ đã giảm”, ông Lipton phát biểu sau khi một nhóm nghiên cứu của IMF thực hiện báo cáo đánh giá thường niên về nền kinh tế Trung Quốc. “Giờ chúng tôi đánh giá đồng Nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn đôi chút so với một rồ tiền tệ”.
Ông Lipton không đưa ra con số cụ thể về mức độ định giá thấp hơn thực tế của đồng Nhân dân tệ. Năm ngoái, khi IMF xem đồng tiền này bị định giá thấp hơn “đáng kể” so với thực tế, thì mức độ định giá thấp hơn giá trị thực được đưa ra là 3-23%, tùy thuộc vào phương pháp đánh giá được sử dụng.
Ông Lipton cho rằng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ sẽ còn tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc dịch chuyển sang phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động tiêu dùng nội địa và ít hơn vào hoạt động xuất khẩu. “Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đi theo hướng đó”, ông nói.
Giới phân tích nhận định, IMF sẽ không gây áp lực buộc Trung Quốc phải tăng mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong ngắn hạn, nhất là khi tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đáng giảm tốc do kinh tế châu Âu suy giảm và tăng trưởng kinh tế Mỹ diễn ra chậm chạp. Mặc dù tỷ giá đồng Nhân dân tệ gần như đi ngang so với USD kể từ đầu năm đến nay, IMF không mấy bày tỏ thái độ phản đối.
Thay vào đó, hồi tháng 4 vừa rồi, IMF phát tín hiệu cho thấy, định chế này không còn cho rằng đánh giá đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn “đáng kể” so với giá trị thực còn là một đánh giá chính xác. Hiện nay, IMF đang tiến hành xem xét lại cách đánh giá tỷ giá của các đồng tiền và có thể đưa ra kết quả vào tháng tới.
Tuy nhiên, cho dù IMF có thay đổi quan điểm thì chính quyền Tổng thống Obama ít có khả năng điều chỉnh lập trường về tỷ giá đồng Nhân dân tệ, hay sử dụng đánh giá của IMF để phản bác những lời chỉ trích cho rằng Washington chưa gây đủ sức ép với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá. Một động thái như vậy có thể gây “tốn kém” lớn về mặt chính trị trong năm bầu cử 2012, khi mà cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều kêu gọi Tổng thống tăng thay vì giảm sức ép đối với Trung Quốc.
Tháng 5 vừa qua, Chính phủ Mỹ đưa ra quan điểm rằng, đồng Nhân dân tệ đang “bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực”, tương tự như quan điểm đã đưa ra vào tháng 12 năm ngoái khi Washington cho rằng đồng Nhân dân tệ đang “bị định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị thực”. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Washington đều không xem Trung Quốc là một “quốc gia thao túng tỷ giá”, một phần vì lo ngại lập trường như vậy có thể sẽ phản tác dụng.
Các nhà xuất khẩu Mỹ thì đang tiếp tục phàn nàn về chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, đã đưa ra lập trường cứng rắn đối với vấn đề này, xem đây là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông. Ông Romney tuyên bố sẽ xem Trung Quốc là một “quốc gia thao túng tỷ giá” nếu ông thắng cử.
Tuy nhiên, thay đổi đánh giá của IMF đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể khiến Chính phủ Mỹ khó khăn hơn trong việc kêu gọi các quốc gia khác gây sức ép đối với Bắc Kinh. Bởi lẽ, quan điểm của IMF được xem là ít mang màu sắc chính trị hơn so với quan điểm của từng quốc gia riêng lẻ, và cũng vì hầu như không có đối tác thương mại nào của Trung Quốc muốn công khai thể hiện lập trường chỉ trích nước này.
Về phần mình, Trung Quốc cho rằng, tỷ giá đồng Nhân dân tệ đang ở gần “mức cân bằng”, đồng nghĩa với việc Trung Quốc không cần phải tăng tỷ giá thêm nhiều.