Incombank công bố kế hoạch IPO
Tháng 3/2008, Incombank sẽ IPO bằng cách thêm 25% cổ phiếu tăng vốn với mức giá khởi điểm đấu giá 100 nghìn đồng/cổ phần
Tháng 3/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) sẽ thực hiện IPO thông qua phương án phát hành thêm 25% cổ phiếu tăng vốn với mức giá khởi điểm đấu giá 100 nghìn đồng/cổ phần.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Incombank
Thưa ông, xin ông cho biết lộ trình và những thông tin cụ thể đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Incombank?
Trong tháng 1/2008, Incombank sẽ trình Chính phủ các phương án cổ phần hóa và chậm nhất đến tháng 2/2008, Chính phủ sẽ phê duyệt để đến tháng 3/2008 sẽ tiến hành IPO trong nước. Theo đó, Incombank sẽ phát hành thêm 25% cổ phiếu tăng vốn ra công chúng, tiếp đến mới lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Tổng tài sản của Incombank khi thực hiện IPO ước tính khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước được xác định trên 10 nghìn tỷ đồng. Incombank sẽ thực hiện IPO theo phương pháp phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn thêm 25% so với mức vốn chủ sở hữu hiện nay.
Có nghĩa, sau IPO vốn điều lệ sẽ tăng lên hơn 13 nghìn tỷ đồng, phần vốn nhà nước vẫn giữ nguyên hơn 10 nghìn tỷ nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 75%.
Mức giá khởi điểm mà Incombank đưa ra đấu giá là bao nhiêu?
Mặc dù Chính phủ chưa quyết định nhưng rất có thể mức giá khởi điểm đấu giá sẽ là 100 nghìn đồng/cổ phần.
Dĩ nhiên, tình hình cụ thể sẽ do thị trường quyết định nhưng tôi tin rằng, khi cổ phiếu của Incombank đưa lên sàn sẽ là những hàng hóa có chất lượng cao, mang tính bền vững.
Bởi vì Incombank hiện được đánh giá là ngân hàng có hệ thống kinh doanh mạnh nhất Việt Nam về quy mô, tổng tài sản, công nghệ, nhân lực, mạng lưới... cũng như tình hình tài chính lành mạnh.
Ông có nhắc đến “vấn đề tài chính lành mạnh” của Incombank, vậy xin ông cho biết tình hình nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro như thế nào?
Từ 2002 đến nay, trong định hướng chiến lược của mình, chúng tôi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại toàn bộ hoạt động, trong đó chú trọng xử lý nợ xấu.
Năm 2006, Incombank trích lập dự phòng rủi ro 1.400 tỷ đồng, sau khi xử lý xong rủi ro thì kết dư tài khoản cuối năm nguồn dự phòng rủi ro vẫn còn 49 tỷ đồng. Còn hết 2007, nợ xấu của Incombank là 1.500 tỷ đồng, dưới mức 1,3% và thấp xa so với quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, trong năm 2007, sau khi xử lý xong nợ xấu (1.500 tỷ đồng) thì số dư trích lập dự phòng rủi ro vẫn còn 1.800 tỷ đồng, làm gối đầu cho năm sau. Như vậy, không những chúng tôi trích vượt so với số nợ xấu mà còn trích vượt so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Vậy còn những chỉ số về doanh thu lợi nhuận thì sao? Thưa ông.
Lợi nhuận năm 2007 cũng đạt kết quả cao. Năm nay, sau khi trích dự phòng rủi ro và bù đắp các chi phí thì con số này đạt mức tăng 90% so với 2006. Chúng tôi đã sử dụng nguồn lực này để đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ cũng như chiến lược hiện đại hóa ngân hàng. Nhờ đó, thu nhập của cán bộ công nhân viên 2007 tăng 35% so với 2006.
Giả định mức giá bình quân gia quyền đấu giá thành công là 100 nghìn đồng/cổ phần thì lượng thặng dư vốn thu về rất lớn. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho hiệu quả, thưa ông?
Thặng dư vốn sau IPO thuộc thẩm quyền của Chính phủ vì đó là tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, trong phương án IPO trình Chính phủ, chúng tôi cũng đề nghị Nhà nước để lại phần vốn đó tại Incombank để làm quỹ đầu tư của nhà nước do Incombank trực tiếp quản lý với mục đích tiếp tục hỗ trợ các dự án trọng điểm của Chính phủ. Chẳng hạn, dự án khu liên hợp gang thép Thạch Khê (Hà Tĩnh) vốn đầu tư hàng mấy tỷ USD và phải có nguồn vốn đối ứng của Chính phủ.
Thưa ông, những đối tác nào sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược của Incombank?
Đến nay, rất nhiều đối tác đã đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của Incombank nhưng chúng tôi quan tâm tới những ngân hàng lớn của Đức, Pháp, Mỹ và Nhật Bản.
Đây là những ngân hàng không chỉ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà còn có công nghệ, quản trị rất hiện đại và đều nằm trong số vài chục ngân hàng hàng hàng đầu của thế giới. Đây là một tín hiệu tốt, báo hiệu thành công của Incombank sau khi IPO.
Những đối tác nào được chọn lựa để tư vấn cổ phần hóa và kiểm toán cho Incombank, thưa ông?
Chúng tôi đã chọn lựa rất kỹ lưỡng thông qua đấu thầu công khai và có hội đồng chấm thầu. Kết quả, Chính phủ đã phê duyệt ứng viên JP Morgan là nhà tư vấn cổ phần hóa và tổ chức Earns $ Young làm kiểm toán.
Ông có thể cho biết thêm một số thông tin về yếu tố công nghệ cũng như hệ thống mạng lưới của Incombank, thưa ông?
Từ 2003, Incombank đã tham gia “Dự án hiện đại hóa các ngân hàng thương mại” do WB tài trợ và đến tháng 6/2006, chúng tôi đã kết thúc thành công giai đoạn I với 12 modul và hiện đang thực hiện giai đoạn II.
Trong giai đoạn II, chúng tôi triển khai thêm nhiều modul mới bên cạnh thường xuyên nâng cấp các modul của giai đoạn I. Từ đó, chúng tôi cũng phát triển thêm nhiều phần mềm tích hợp, cho phép gia tăng các tiện ích nhằm phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ.
Cho đến nay, Incombank có khoảng 140 chi nhánh, 145 phòng giao dịch và 500 điểm giao dịch đều được online trực tuyến thông suốt trong từng hệ thống.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Incombank
Thưa ông, xin ông cho biết lộ trình và những thông tin cụ thể đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Incombank?
Trong tháng 1/2008, Incombank sẽ trình Chính phủ các phương án cổ phần hóa và chậm nhất đến tháng 2/2008, Chính phủ sẽ phê duyệt để đến tháng 3/2008 sẽ tiến hành IPO trong nước. Theo đó, Incombank sẽ phát hành thêm 25% cổ phiếu tăng vốn ra công chúng, tiếp đến mới lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Tổng tài sản của Incombank khi thực hiện IPO ước tính khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước được xác định trên 10 nghìn tỷ đồng. Incombank sẽ thực hiện IPO theo phương pháp phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn thêm 25% so với mức vốn chủ sở hữu hiện nay.
Có nghĩa, sau IPO vốn điều lệ sẽ tăng lên hơn 13 nghìn tỷ đồng, phần vốn nhà nước vẫn giữ nguyên hơn 10 nghìn tỷ nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 75%.
Mức giá khởi điểm mà Incombank đưa ra đấu giá là bao nhiêu?
Mặc dù Chính phủ chưa quyết định nhưng rất có thể mức giá khởi điểm đấu giá sẽ là 100 nghìn đồng/cổ phần.
Dĩ nhiên, tình hình cụ thể sẽ do thị trường quyết định nhưng tôi tin rằng, khi cổ phiếu của Incombank đưa lên sàn sẽ là những hàng hóa có chất lượng cao, mang tính bền vững.
Bởi vì Incombank hiện được đánh giá là ngân hàng có hệ thống kinh doanh mạnh nhất Việt Nam về quy mô, tổng tài sản, công nghệ, nhân lực, mạng lưới... cũng như tình hình tài chính lành mạnh.
Ông có nhắc đến “vấn đề tài chính lành mạnh” của Incombank, vậy xin ông cho biết tình hình nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro như thế nào?
Từ 2002 đến nay, trong định hướng chiến lược của mình, chúng tôi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại toàn bộ hoạt động, trong đó chú trọng xử lý nợ xấu.
Năm 2006, Incombank trích lập dự phòng rủi ro 1.400 tỷ đồng, sau khi xử lý xong rủi ro thì kết dư tài khoản cuối năm nguồn dự phòng rủi ro vẫn còn 49 tỷ đồng. Còn hết 2007, nợ xấu của Incombank là 1.500 tỷ đồng, dưới mức 1,3% và thấp xa so với quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, trong năm 2007, sau khi xử lý xong nợ xấu (1.500 tỷ đồng) thì số dư trích lập dự phòng rủi ro vẫn còn 1.800 tỷ đồng, làm gối đầu cho năm sau. Như vậy, không những chúng tôi trích vượt so với số nợ xấu mà còn trích vượt so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Vậy còn những chỉ số về doanh thu lợi nhuận thì sao? Thưa ông.
Lợi nhuận năm 2007 cũng đạt kết quả cao. Năm nay, sau khi trích dự phòng rủi ro và bù đắp các chi phí thì con số này đạt mức tăng 90% so với 2006. Chúng tôi đã sử dụng nguồn lực này để đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ cũng như chiến lược hiện đại hóa ngân hàng. Nhờ đó, thu nhập của cán bộ công nhân viên 2007 tăng 35% so với 2006.
Giả định mức giá bình quân gia quyền đấu giá thành công là 100 nghìn đồng/cổ phần thì lượng thặng dư vốn thu về rất lớn. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho hiệu quả, thưa ông?
Thặng dư vốn sau IPO thuộc thẩm quyền của Chính phủ vì đó là tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, trong phương án IPO trình Chính phủ, chúng tôi cũng đề nghị Nhà nước để lại phần vốn đó tại Incombank để làm quỹ đầu tư của nhà nước do Incombank trực tiếp quản lý với mục đích tiếp tục hỗ trợ các dự án trọng điểm của Chính phủ. Chẳng hạn, dự án khu liên hợp gang thép Thạch Khê (Hà Tĩnh) vốn đầu tư hàng mấy tỷ USD và phải có nguồn vốn đối ứng của Chính phủ.
Thưa ông, những đối tác nào sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược của Incombank?
Đến nay, rất nhiều đối tác đã đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của Incombank nhưng chúng tôi quan tâm tới những ngân hàng lớn của Đức, Pháp, Mỹ và Nhật Bản.
Đây là những ngân hàng không chỉ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà còn có công nghệ, quản trị rất hiện đại và đều nằm trong số vài chục ngân hàng hàng hàng đầu của thế giới. Đây là một tín hiệu tốt, báo hiệu thành công của Incombank sau khi IPO.
Những đối tác nào được chọn lựa để tư vấn cổ phần hóa và kiểm toán cho Incombank, thưa ông?
Chúng tôi đã chọn lựa rất kỹ lưỡng thông qua đấu thầu công khai và có hội đồng chấm thầu. Kết quả, Chính phủ đã phê duyệt ứng viên JP Morgan là nhà tư vấn cổ phần hóa và tổ chức Earns $ Young làm kiểm toán.
Ông có thể cho biết thêm một số thông tin về yếu tố công nghệ cũng như hệ thống mạng lưới của Incombank, thưa ông?
Từ 2003, Incombank đã tham gia “Dự án hiện đại hóa các ngân hàng thương mại” do WB tài trợ và đến tháng 6/2006, chúng tôi đã kết thúc thành công giai đoạn I với 12 modul và hiện đang thực hiện giai đoạn II.
Trong giai đoạn II, chúng tôi triển khai thêm nhiều modul mới bên cạnh thường xuyên nâng cấp các modul của giai đoạn I. Từ đó, chúng tôi cũng phát triển thêm nhiều phần mềm tích hợp, cho phép gia tăng các tiện ích nhằm phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ.
Cho đến nay, Incombank có khoảng 140 chi nhánh, 145 phòng giao dịch và 500 điểm giao dịch đều được online trực tuyến thông suốt trong từng hệ thống.