IPO đúng giá để vực dậy thị trường
Vì sao chứng khoán đến nông nỗi như bây giờ? Cần nhìn trở lại 12 tháng trước để thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu
Cuối cùng thì Chính phủ cũng chính thức lên tiếng “không để thị trường chứng khoán đi xuống” trong Văn bản số 319 ban hành ngày 3/3/2008 về việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát.
Các biện pháp để ổn định thị trường đã được nêu ra, song điều quan trọng nhất bây giờ là sự phối hợp thực hiện các giải pháp đó giữa các bộ, ngành liên quan.
Vì sao chứng khoán đến nông nỗi như bây giờ? Cần nhìn trở lại 12 tháng trước để thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu: VN-Index từ đỉnh 1.170 điểm đã thả dốc sau khi kế hoạch IPO các doanh nghiệp lớn bắt đầu được thực hiện.
Bốn đợt IPO Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, Vietcombank, Sabeco đã không thành công như mong đợi. Thay vì là những sức hút tạo độ hấp dẫn nhà đầu tư, nâng đỡ thị trường phát triển, các đợt IPO đã dần kéo thị trường vào những điểm rơi do việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương thức mới: pha loãng hết mức giá trị cổ phiếu bằng cách nâng vốn điều lệ của các đơn vị cổ phần hóa.
Hơn thế, Nhà nước còn tính thu phần lớn thặng dư có được từ IPO. Việc nộp tiền mua cổ phiếu Vietcombank chỉ được cứu vãn ở phút chót khi Nhà nước công bố có thể để lại toàn bộ (trong trường hợp cần thiết) thặng dư cho ngân hàng này.
Để thấy rõ ảnh hưởng của việc xác định giá trị doanh nghiệp IPO đến thị trường chứng khoán lớn đến mức nào, cần xem lại trường hợp bán bớt vốn nhà nước ở Vinamilk tháng 2/2005. Ở thời điểm đó sàn Tp.HCM giao dịch buồn tẻ, cơn “sốt lạnh” cổ phiếu kéo dài từ giữa năm 2001 vẫn chưa chấm dứt. Trên thị trường tự do cổ phiếu Vinamilk được giao dịch với giá 235.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu).
Thế nhưng ở lần bán bớt vốn đó, nước ngoài, trong nước đã chen nhau mua, đẩy giá đấu giá bình quân lên 313.100 đồng/cổ phiếu. Bộ Tài chính, Vinamilk, giới đầu tư... nghĩa là cả thị trường bất ngờ. Lực đẩy chứng khoán bắt đầu được nhen nhúm và cùng với các hỗ trợ khác, đến tháng 10 năm ấy, chỉ số VN-Index từ từ đi lên sau bốn năm “lạnh giá”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc cổ phần hóa Vinamilk, nhưng một nguyên nhân cơ bản là giá trị doanh nghiệp được xác định tương đối chính xác. Khi giá khởi điểm thấp, tự thị trường đã đẩy nó lên, trả về cho nó giá trị thực.
Điểm khác biệt lớn nhất là nhà đầu tư cả nội và ngoại hồ hởi tham gia đấu thầu Vinamilk với số lượng lớn gấp nhiều lần số cổ phiếu bán ra, điều mà các đợt IPO vừa qua đã không có được. Bảo Việt bị bỏ cọc hơn 20%, Sabeco không được đăng ký hết cổ phần đem bán, còn Habeco thì không thấy nhà đầu tư nhắc đến nữa!
Sự xuống dốc của chứng khoán hiện nay đang tác động đến công cuộc cải cách doanh nghiệp quốc doanh, nhất là khi giai đoạn cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn bước vào cao trào với những ngân hàng, công ty viễn thông, hàng không, dầu khí... Chính lúc này phải thay đổi cách thức xác định giá trị doanh nghiệp IPO, tạo nguồn cung cổ phiếu chất lượng cao với giá hợp lý để thu hút nhà đầu tư trở lại thị trường.
Giãn IPO bây giờ không phải là hành động đúng. Cũng như trong bóng đá, cách phòng thủ hiệu quả nhất là tấn công. Tăng nguồn cung với giá hợp lý sẽ khơi dậy hy vọng có được lợi nhuận nơi nhà đầu tư.
Khi IPO mà đưa ra giá đấu giá cao thì nhà đầu tư “sợ hãi”. Song, khi nỗi sợ hãi của họ được chế ngự bởi hy vọng lợi nhuận, thị trường sẽ có đà đi lên. Việc này thuộc quyền của Bộ Tài chính và bộ đủ sức làm, đủ sức thực hiện ngay, trước mắt với những công ty đang chuẩn bị IPO như Vinaphone, MobiFone, BIDV, Incombank, Vietnam Airlines...!
Các biện pháp để ổn định thị trường đã được nêu ra, song điều quan trọng nhất bây giờ là sự phối hợp thực hiện các giải pháp đó giữa các bộ, ngành liên quan.
Vì sao chứng khoán đến nông nỗi như bây giờ? Cần nhìn trở lại 12 tháng trước để thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu: VN-Index từ đỉnh 1.170 điểm đã thả dốc sau khi kế hoạch IPO các doanh nghiệp lớn bắt đầu được thực hiện.
Bốn đợt IPO Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, Vietcombank, Sabeco đã không thành công như mong đợi. Thay vì là những sức hút tạo độ hấp dẫn nhà đầu tư, nâng đỡ thị trường phát triển, các đợt IPO đã dần kéo thị trường vào những điểm rơi do việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương thức mới: pha loãng hết mức giá trị cổ phiếu bằng cách nâng vốn điều lệ của các đơn vị cổ phần hóa.
Hơn thế, Nhà nước còn tính thu phần lớn thặng dư có được từ IPO. Việc nộp tiền mua cổ phiếu Vietcombank chỉ được cứu vãn ở phút chót khi Nhà nước công bố có thể để lại toàn bộ (trong trường hợp cần thiết) thặng dư cho ngân hàng này.
Để thấy rõ ảnh hưởng của việc xác định giá trị doanh nghiệp IPO đến thị trường chứng khoán lớn đến mức nào, cần xem lại trường hợp bán bớt vốn nhà nước ở Vinamilk tháng 2/2005. Ở thời điểm đó sàn Tp.HCM giao dịch buồn tẻ, cơn “sốt lạnh” cổ phiếu kéo dài từ giữa năm 2001 vẫn chưa chấm dứt. Trên thị trường tự do cổ phiếu Vinamilk được giao dịch với giá 235.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu).
Thế nhưng ở lần bán bớt vốn đó, nước ngoài, trong nước đã chen nhau mua, đẩy giá đấu giá bình quân lên 313.100 đồng/cổ phiếu. Bộ Tài chính, Vinamilk, giới đầu tư... nghĩa là cả thị trường bất ngờ. Lực đẩy chứng khoán bắt đầu được nhen nhúm và cùng với các hỗ trợ khác, đến tháng 10 năm ấy, chỉ số VN-Index từ từ đi lên sau bốn năm “lạnh giá”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc cổ phần hóa Vinamilk, nhưng một nguyên nhân cơ bản là giá trị doanh nghiệp được xác định tương đối chính xác. Khi giá khởi điểm thấp, tự thị trường đã đẩy nó lên, trả về cho nó giá trị thực.
Điểm khác biệt lớn nhất là nhà đầu tư cả nội và ngoại hồ hởi tham gia đấu thầu Vinamilk với số lượng lớn gấp nhiều lần số cổ phiếu bán ra, điều mà các đợt IPO vừa qua đã không có được. Bảo Việt bị bỏ cọc hơn 20%, Sabeco không được đăng ký hết cổ phần đem bán, còn Habeco thì không thấy nhà đầu tư nhắc đến nữa!
Sự xuống dốc của chứng khoán hiện nay đang tác động đến công cuộc cải cách doanh nghiệp quốc doanh, nhất là khi giai đoạn cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn bước vào cao trào với những ngân hàng, công ty viễn thông, hàng không, dầu khí... Chính lúc này phải thay đổi cách thức xác định giá trị doanh nghiệp IPO, tạo nguồn cung cổ phiếu chất lượng cao với giá hợp lý để thu hút nhà đầu tư trở lại thị trường.
Giãn IPO bây giờ không phải là hành động đúng. Cũng như trong bóng đá, cách phòng thủ hiệu quả nhất là tấn công. Tăng nguồn cung với giá hợp lý sẽ khơi dậy hy vọng có được lợi nhuận nơi nhà đầu tư.
Khi IPO mà đưa ra giá đấu giá cao thì nhà đầu tư “sợ hãi”. Song, khi nỗi sợ hãi của họ được chế ngự bởi hy vọng lợi nhuận, thị trường sẽ có đà đi lên. Việc này thuộc quyền của Bộ Tài chính và bộ đủ sức làm, đủ sức thực hiện ngay, trước mắt với những công ty đang chuẩn bị IPO như Vinaphone, MobiFone, BIDV, Incombank, Vietnam Airlines...!