IPO, dừng hay tiến?
"Nếu sức mua trong 12 tháng tới chỉ có 100 đồng, trong khi số cổ phần bán ra đến 200 đồng thì chúng ta phải chọn lựa"
Xung quanh chủ trương giãn kế hoạch phát hành cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước ra công chúng (IPO), có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn đều cho rằng “người bán hàng” - Nhà nước - phải cân nhắc.
Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia:
“Ông chủ” phải cân nhắc
(Ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Công ty quản lý quĩ Dragon Capital)
"Nếu các số liệu phân tích cho thấy sức mua trong 12 tháng tới chỉ có 100 đồng, trong khi số cổ phần bán ra đến 200 đồng thì chúng ta phải chọn lựa: hoặc là giảm bớt số doanh nghiệp phát hành, hoặc giảm lượng bán ra (giảm khối lượng ở từng doanh nghiệp và giảm bớt kỳ vọng về giá).
Nhà nước với vai trò là người chủ hàng cũng nên chọn lựa mục tiêu về giá hay nhắm đến cổ phần hóa rộng rãi. Nếu quan tâm đến giá trị trước mắt thì nên cổ phần hóa ít lại để bán được giá cao, còn nếu Nhà nước xem cổ phần hóa cần phải thực hiện nhanh hơn thì nên hi sinh về giá.
Nói tóm lại, vấn đề IPO các doanh nghiệp lớn nên được xem xét cân đối, hài hòa dưới ba góc độ: người chủ (Nhà nước), người điều hành thị trường (Ủy ban Chứng khoán) và những người kinh doanh trên thị trường."
Thận trọng để không bị mất
(Ông Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng Tp.HCM)
"Khi chúng ta chạm đến những doanh nghiệp “xương sống” của nền kinh tế cũng là lúc nên dừng lại một chút để xem xét lại khía cạnh xác định giá trị doanh nghiệp.
Với các qui định hiện tại liên quan đến đất đai và thương hiệu thì cho dù chúng ta có mời những tổ chức tài chính giỏi nhất thế giới đến định giá cũng chẳng có gì khác biệt, bởi họ cũng không thể đưa ra một con số chính xác tương đối được.
Thận trọng cũng còn mang ý nghĩa rằng đừng để tài sản của Nhà nước, cũng là tài sản của nhân dân, bị mất mát quá nhiều.
Tiếp tục đấu giá hay giãn ra, giải pháp nào cũng có mặt mạnh mặt yếu, vấn đề là chúng ta phải nghiên cứu để chọn ra phương án ít xấu nhất."
Không có gì phải vội vã
(Ông Vũ Thành Tự Anh, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
"IPO hay cổ phần hóa nói chung không chỉ nhằm mục đích Nhà nước thu được nhiều tiền hay ít, mà còn để cải thiện vấn đề quản trị nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước.
Sự tham gia của những nhà đầu tư bên ngoài, tùy theo mức độ nắm giữ cổ phần, sẽ góp phần cải thiện những nhược điểm trong hệ thống quản trị của các doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, để trả lời câu hỏi nên hay không nên IPO hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lớn vào thời điểm cuối năm nay, chúng ta cần phải đánh giá xem việc tiến hành các đợt IPO này có đạt được những mục đích quan trọng này hay không.
Theo tôi, cả hai mục đích này khó mà đạt được. Trong tình hình thị trường không mấy lạc quan, Nhà nước khó có khả năng tối đa hóa việc thu hút một nguồn vốn thặng dư lớn từ các đợt IPO này.
Hơn nữa, liệu những nhà đầu tư nước ngoài mà chúng ta mong đợi đã vào hay chưa? Do đó, theo tôi, không có gì phải vội, không nhất thiết phải IPO dồn dập nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn mà cần tính toán, phân bổ các đợt IPO của những doanh nghiệp đặc biệt quan trọng này theo lộ trình và thời điểm thích hợp hơn."
Nhà đầu tư trong nước bị thiệt
(Ông Bùi Việt, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đông Á)
"Qui định khống chế cho vay kinh doanh chứng khoán do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, đặc biệt những nhà đầu tư trong nước không thể xoay vốn để đầu tư.
Nếu các đợt IPO này vẫn được tiến hành theo đúng lộ trình, chắc chắn cả Nhà nước và nhà đầu tư trong nước đều bị thiệt hại, chỉ có những nhà đầu tư nước ngoài... vỗ tay hoan hô.
Theo tôi, chính sách của Nhà nước thiếu đồng bộ, một bên lên kế hoạch IPO hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lớn, nhưng mặt khác lại siết hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán. Không có tiền, nhà đầu tư trả giá thấp, trước tiên là Nhà nước bị thiệt hại. Nhà đầu tư tham gia ít cũng là một thiệt hại."
Coi chừng IPO “làm khó” cổ phiếu trên sàn
(Chuyên gia chứng khoán Huy Nam)
"Theo tôi, không nên dồn dập IPO trong một khoảng thời gian rất hạn hẹp vào cuối năm. Đây là thị trường tài chính, do vậy không thể “chạy kế hoạch”. Trong một thời gian ngắn mà có quá nhiều đợt IPO lớn, khả năng thành công sẽ rất thấp, thị trường sẽ “bội thực”, nhà đầu tư không thể “tiêu hóa” hết một khối lượng cổ phần khổng lồ được bán ra trong thời gian ngắn này.
Cũng cần tính đến khả năng các đợt IPO dồn dập này sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường niêm yết chính thức khi có không ít nhà đầu tư chuyển từ sàn niêm yết qua sàn đấu giá. Thị trường chính thức không ổn định sẽ gây tác động đến tâm lý nhà đầu tư là điều cần phải tránh."
* Dồn dập bán cổ phần
Theo lộ trình, vào tháng 8/2007, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) vốn điều lệ 10.000 tỉ đồng sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng. Với Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Habeco) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội sẽ thực hiện vào cuối quí 3. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL vốn 1.000 tỉ đồng dự kiến thực hiện vào tháng mười. Ngân hàng Công thương vốn 9.000 tỉ đồng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển vốn 14.000 tỉ đồng cùng thực hiện trong quí 4. MobiFone cũng lên kế hoạch thực hiện trong tháng 12.
Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia:
“Ông chủ” phải cân nhắc
(Ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Công ty quản lý quĩ Dragon Capital)
"Nếu các số liệu phân tích cho thấy sức mua trong 12 tháng tới chỉ có 100 đồng, trong khi số cổ phần bán ra đến 200 đồng thì chúng ta phải chọn lựa: hoặc là giảm bớt số doanh nghiệp phát hành, hoặc giảm lượng bán ra (giảm khối lượng ở từng doanh nghiệp và giảm bớt kỳ vọng về giá).
Nhà nước với vai trò là người chủ hàng cũng nên chọn lựa mục tiêu về giá hay nhắm đến cổ phần hóa rộng rãi. Nếu quan tâm đến giá trị trước mắt thì nên cổ phần hóa ít lại để bán được giá cao, còn nếu Nhà nước xem cổ phần hóa cần phải thực hiện nhanh hơn thì nên hi sinh về giá.
Nói tóm lại, vấn đề IPO các doanh nghiệp lớn nên được xem xét cân đối, hài hòa dưới ba góc độ: người chủ (Nhà nước), người điều hành thị trường (Ủy ban Chứng khoán) và những người kinh doanh trên thị trường."
Thận trọng để không bị mất
(Ông Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng Tp.HCM)
"Khi chúng ta chạm đến những doanh nghiệp “xương sống” của nền kinh tế cũng là lúc nên dừng lại một chút để xem xét lại khía cạnh xác định giá trị doanh nghiệp.
Với các qui định hiện tại liên quan đến đất đai và thương hiệu thì cho dù chúng ta có mời những tổ chức tài chính giỏi nhất thế giới đến định giá cũng chẳng có gì khác biệt, bởi họ cũng không thể đưa ra một con số chính xác tương đối được.
Thận trọng cũng còn mang ý nghĩa rằng đừng để tài sản của Nhà nước, cũng là tài sản của nhân dân, bị mất mát quá nhiều.
Tiếp tục đấu giá hay giãn ra, giải pháp nào cũng có mặt mạnh mặt yếu, vấn đề là chúng ta phải nghiên cứu để chọn ra phương án ít xấu nhất."
Không có gì phải vội vã
(Ông Vũ Thành Tự Anh, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
"IPO hay cổ phần hóa nói chung không chỉ nhằm mục đích Nhà nước thu được nhiều tiền hay ít, mà còn để cải thiện vấn đề quản trị nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước.
Sự tham gia của những nhà đầu tư bên ngoài, tùy theo mức độ nắm giữ cổ phần, sẽ góp phần cải thiện những nhược điểm trong hệ thống quản trị của các doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, để trả lời câu hỏi nên hay không nên IPO hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lớn vào thời điểm cuối năm nay, chúng ta cần phải đánh giá xem việc tiến hành các đợt IPO này có đạt được những mục đích quan trọng này hay không.
Theo tôi, cả hai mục đích này khó mà đạt được. Trong tình hình thị trường không mấy lạc quan, Nhà nước khó có khả năng tối đa hóa việc thu hút một nguồn vốn thặng dư lớn từ các đợt IPO này.
Hơn nữa, liệu những nhà đầu tư nước ngoài mà chúng ta mong đợi đã vào hay chưa? Do đó, theo tôi, không có gì phải vội, không nhất thiết phải IPO dồn dập nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn mà cần tính toán, phân bổ các đợt IPO của những doanh nghiệp đặc biệt quan trọng này theo lộ trình và thời điểm thích hợp hơn."
Nhà đầu tư trong nước bị thiệt
(Ông Bùi Việt, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đông Á)
"Qui định khống chế cho vay kinh doanh chứng khoán do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, đặc biệt những nhà đầu tư trong nước không thể xoay vốn để đầu tư.
Nếu các đợt IPO này vẫn được tiến hành theo đúng lộ trình, chắc chắn cả Nhà nước và nhà đầu tư trong nước đều bị thiệt hại, chỉ có những nhà đầu tư nước ngoài... vỗ tay hoan hô.
Theo tôi, chính sách của Nhà nước thiếu đồng bộ, một bên lên kế hoạch IPO hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lớn, nhưng mặt khác lại siết hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán. Không có tiền, nhà đầu tư trả giá thấp, trước tiên là Nhà nước bị thiệt hại. Nhà đầu tư tham gia ít cũng là một thiệt hại."
Coi chừng IPO “làm khó” cổ phiếu trên sàn
(Chuyên gia chứng khoán Huy Nam)
"Theo tôi, không nên dồn dập IPO trong một khoảng thời gian rất hạn hẹp vào cuối năm. Đây là thị trường tài chính, do vậy không thể “chạy kế hoạch”. Trong một thời gian ngắn mà có quá nhiều đợt IPO lớn, khả năng thành công sẽ rất thấp, thị trường sẽ “bội thực”, nhà đầu tư không thể “tiêu hóa” hết một khối lượng cổ phần khổng lồ được bán ra trong thời gian ngắn này.
Cũng cần tính đến khả năng các đợt IPO dồn dập này sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường niêm yết chính thức khi có không ít nhà đầu tư chuyển từ sàn niêm yết qua sàn đấu giá. Thị trường chính thức không ổn định sẽ gây tác động đến tâm lý nhà đầu tư là điều cần phải tránh."
* Dồn dập bán cổ phần
Theo lộ trình, vào tháng 8/2007, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) vốn điều lệ 10.000 tỉ đồng sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng. Với Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Habeco) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội sẽ thực hiện vào cuối quí 3. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL vốn 1.000 tỉ đồng dự kiến thực hiện vào tháng mười. Ngân hàng Công thương vốn 9.000 tỉ đồng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển vốn 14.000 tỉ đồng cùng thực hiện trong quí 4. MobiFone cũng lên kế hoạch thực hiện trong tháng 12.