IPO Vietcombank: “Hãy chờ thị trường phản ứng!”
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề IPO ngân hàng này
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề IPO ngân hàng này.
>>Toàn cảnh Vietcombank cổ phần hóa
Ngày 26/12, Vietcombank chính thức IPO. Đâu là căn cứ để đưa ra mức giá khởi điểm là 100.000 đồng/cổ phần, thưa ông?
Mức giá trên được căn cứ theo một số nội dung: thứ nhất là trên cơ sở định giá, theo tình hình thị trường và thứ ba là căn cứ theo cung cầu của thị trường.
Về định giá, chúng tôi đã thuê tổ chức tư vấn quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi cũng có sự hỗ trợ của nội lực, từ tư vấn của công ty chứng khoán, từ công ty quản lý quỹ để xác định mức giá khởi điểm.
Thứ hai là theo tình hình thị trường, có thể tham khảo kết quả những đợt phát hành gần đây của Bảo Việt, Tài chính Dầu khí hay giá của những ngân hàng đã niêm yết… Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng.
Còn về tình hình thị trường, thời gian qua diễn biến tăng, giảm thất thường, và theo cung cầu, chúng tôi thấy mức giá khởi điểm đó thì thị trường có thể chấp nhận được. Chúng ta hãy chờ xem thị trường phản ứng thế nào về mức giá này.
Theo bản công bố thông tin, lợi nhuận của Vietcombank đến quý III/2007 giảm so với cùng kỳ năm 2006. Ông có thể giải thích vì sao?
Nếu chúng ta phân tích kỹ tình hình tài chính của Vietcombank năm 2006 và năm 2007 thì có thể thấy lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm. Nếu phân tích nguồn thu thì thấy nguồn thu không phải là lãi vẫn tăng và lợi nhuận ròng có giảm. Thực ra cả tổng thu và tổng chi của lãi đều tăng nhưng tốc độ, mức độ tăng của thu lãi không bằng chi lãi dẫn tới chênh lệch giữa thu và chi ít đi so với năm 2006.
Chúng tôi cũng đã suy nghĩ nhiều về việc này, phân tích kỹ thì thấy rằng năm 2007, thị trường thế giới có những biến động không thuận lợi so với năm 2006. Lãi suất USD liên tục giảm, khủng hoảng tín dụng tại Mỹ. Vietcombank có trên dưới 1 tỷ USD gửi ở nước ngoài cũng như kinh doanh dưới dạng quản lý tài sản. Do lãi suất giảm nên số tiền lãi bị giảm xuống; do thị trường Mỹ xấu đi nên hoạt động quản lý tài sản ít nhiều cũng bị ảnh hưởng dẫn tới nguồn thu không tăng được tương xứng như năm 2006.
Một điểm nữa là năm 2006, dự phòng của chúng tôi có 174 tỷ trong khi dự phòng năm nay chúng tôi dự kiến là 1.100 tỷ đồng. Như vậy năm 2007 dự phòng lớn hơn.
Kết hợp cả hai yếu tố trên có thể thấy sự ổn định trong hoạt động; nếu nhìn bề ngoài có thể thấy không ổn định như sự sụt giảm lợi nhuận nói trên.
Ông có thể nói rõ hơn về việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi mà Vietcombank phát hành năm 2005?
Những thông tin cụ thể chúng tôi đã trình bày trong bản công bố thông tin. Tôi xin nói thêm về cơ sở là giá đấu thành công bình quân. Năm 2005, chúng tôi chưa hình dung ra sự khác nhau giữa giá đấu bình quân thực tế với giá đầu bình quân trên thị trường.
Thực tế cho thấy có nhiều nhà đầu tư bỏ giá cao nhưng lại bỏ cọc, nên nếu tính theo giá đấu thầu bình quân thì giá chuyển đổi sẽ cao hơn. Sau này, khi nhìn ra vấn đề đó, chúng tôi đã trình Ngân hàng Nhà nước xin chuyển đổi theo giá đầu thầu thành công bình quân thực tế. Như vậy quyền lợi của trái chủ được đảm bảo hơn bởi họ không phải chịu những mức giá cao mà người ta đặt rồi bỏ cọc.
Trong trường hợp IPO không thành công, không bán hết cổ phần thì sẽ xử lý như thế nào?
Chúng tôi hy vọng và tin tưởng sẽ bán hết 6,5% cổ phần trong đợt phát hành này. Với giá khởi điểm nói trên, với sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước, chúng tôi tin là sẽ thực hiện được. Còn trong trường hợp không bán hết thì có thể sẽ làm lại hoặc phải giảm bớt vốn điều lệ… Chúng tôi hy vọng là không xẩy ra trường hợp đó.
Còn việc xử lý thặng dư vốn sau phát hành?
Đây là vấn đề nhà đầu tư rất quan tâm, đối tác chiến lược nước ngoài rất quan tâm. Dự kiến sau khi trừ đi chi phí, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam sẽ giữ 30%, còn 70% chuyển cho Nhà nước. Đó là trên văn bản, nhưng trên thực tế có mở ra khả năng được xem xét để Vietcombank giữ thêm. Chúng tôi cố gắng để giữ được một mức mà chúng tôi thấy có thể quản lý và phát huy hiệu quả được. Nếu quá lớn cũng là một áp lực.
>>Toàn cảnh Vietcombank cổ phần hóa
Ngày 26/12, Vietcombank chính thức IPO. Đâu là căn cứ để đưa ra mức giá khởi điểm là 100.000 đồng/cổ phần, thưa ông?
Mức giá trên được căn cứ theo một số nội dung: thứ nhất là trên cơ sở định giá, theo tình hình thị trường và thứ ba là căn cứ theo cung cầu của thị trường.
Về định giá, chúng tôi đã thuê tổ chức tư vấn quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi cũng có sự hỗ trợ của nội lực, từ tư vấn của công ty chứng khoán, từ công ty quản lý quỹ để xác định mức giá khởi điểm.
Thứ hai là theo tình hình thị trường, có thể tham khảo kết quả những đợt phát hành gần đây của Bảo Việt, Tài chính Dầu khí hay giá của những ngân hàng đã niêm yết… Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng.
Còn về tình hình thị trường, thời gian qua diễn biến tăng, giảm thất thường, và theo cung cầu, chúng tôi thấy mức giá khởi điểm đó thì thị trường có thể chấp nhận được. Chúng ta hãy chờ xem thị trường phản ứng thế nào về mức giá này.
Theo bản công bố thông tin, lợi nhuận của Vietcombank đến quý III/2007 giảm so với cùng kỳ năm 2006. Ông có thể giải thích vì sao?
Nếu chúng ta phân tích kỹ tình hình tài chính của Vietcombank năm 2006 và năm 2007 thì có thể thấy lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm. Nếu phân tích nguồn thu thì thấy nguồn thu không phải là lãi vẫn tăng và lợi nhuận ròng có giảm. Thực ra cả tổng thu và tổng chi của lãi đều tăng nhưng tốc độ, mức độ tăng của thu lãi không bằng chi lãi dẫn tới chênh lệch giữa thu và chi ít đi so với năm 2006.
Chúng tôi cũng đã suy nghĩ nhiều về việc này, phân tích kỹ thì thấy rằng năm 2007, thị trường thế giới có những biến động không thuận lợi so với năm 2006. Lãi suất USD liên tục giảm, khủng hoảng tín dụng tại Mỹ. Vietcombank có trên dưới 1 tỷ USD gửi ở nước ngoài cũng như kinh doanh dưới dạng quản lý tài sản. Do lãi suất giảm nên số tiền lãi bị giảm xuống; do thị trường Mỹ xấu đi nên hoạt động quản lý tài sản ít nhiều cũng bị ảnh hưởng dẫn tới nguồn thu không tăng được tương xứng như năm 2006.
Một điểm nữa là năm 2006, dự phòng của chúng tôi có 174 tỷ trong khi dự phòng năm nay chúng tôi dự kiến là 1.100 tỷ đồng. Như vậy năm 2007 dự phòng lớn hơn.
Kết hợp cả hai yếu tố trên có thể thấy sự ổn định trong hoạt động; nếu nhìn bề ngoài có thể thấy không ổn định như sự sụt giảm lợi nhuận nói trên.
Ông có thể nói rõ hơn về việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi mà Vietcombank phát hành năm 2005?
Những thông tin cụ thể chúng tôi đã trình bày trong bản công bố thông tin. Tôi xin nói thêm về cơ sở là giá đấu thành công bình quân. Năm 2005, chúng tôi chưa hình dung ra sự khác nhau giữa giá đấu bình quân thực tế với giá đầu bình quân trên thị trường.
Thực tế cho thấy có nhiều nhà đầu tư bỏ giá cao nhưng lại bỏ cọc, nên nếu tính theo giá đấu thầu bình quân thì giá chuyển đổi sẽ cao hơn. Sau này, khi nhìn ra vấn đề đó, chúng tôi đã trình Ngân hàng Nhà nước xin chuyển đổi theo giá đầu thầu thành công bình quân thực tế. Như vậy quyền lợi của trái chủ được đảm bảo hơn bởi họ không phải chịu những mức giá cao mà người ta đặt rồi bỏ cọc.
Trong trường hợp IPO không thành công, không bán hết cổ phần thì sẽ xử lý như thế nào?
Chúng tôi hy vọng và tin tưởng sẽ bán hết 6,5% cổ phần trong đợt phát hành này. Với giá khởi điểm nói trên, với sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước, chúng tôi tin là sẽ thực hiện được. Còn trong trường hợp không bán hết thì có thể sẽ làm lại hoặc phải giảm bớt vốn điều lệ… Chúng tôi hy vọng là không xẩy ra trường hợp đó.
Còn việc xử lý thặng dư vốn sau phát hành?
Đây là vấn đề nhà đầu tư rất quan tâm, đối tác chiến lược nước ngoài rất quan tâm. Dự kiến sau khi trừ đi chi phí, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam sẽ giữ 30%, còn 70% chuyển cho Nhà nước. Đó là trên văn bản, nhưng trên thực tế có mở ra khả năng được xem xét để Vietcombank giữ thêm. Chúng tôi cố gắng để giữ được một mức mà chúng tôi thấy có thể quản lý và phát huy hiệu quả được. Nếu quá lớn cũng là một áp lực.