“Ít nhất 4 năm nữa, Việt Nam vẫn khan hiếm nhân lực cao cấp”
Hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Tuyển dụng nhân sự cao cấp Navigos Group
Hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Tuyển dụng nhân sự cao cấp Navigos Group.
Là một người có khá nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển nhân lực cao cấp, theo bà, hạn chế lớn nhất của loại hình nhân sự này tại Việt Nam là gì?
Theo tôi, hạn chế chủ yếu của nhân lực cao cấp của Việt Nam ở thời điểm hiện nay chủ yếu là những kỹ năng mềm cần thiết để một người thành công trên cương vị lãnh đạo. Cụ thể: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng động viên và thúc đẩy cấp dưới làm việc, kỹ năng phân công công việc...
Vì lãnh đạo tức là đạt được những mục đích kinh doanh đề ra thông qua những người khác, do đó câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhân viên của mình có động lực làm việc và làm việc hiệu quả.
Mặt khác, lực lượng nhân sự bậc trung và cao của Việt Nam hiện nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trong quá trình hội nhập. Điều này phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của họ so với nhân lực người nước ngoài.
Vậy thì làm thế nào để khắc phục được những hạn chế này?
Khoảng cách này sẽ nhanh chóng bị thu hẹp trong quá trình Việt Nam hội nhập và phát triển. Quá trình tham gia thực tế vào công việc điều hành sẽ giúp cho họ tích lũy được kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Bên cạnh đó, theo tôi, các nhà quản lý cấp trung cũng nên tiếp tục trau dồi kiến thức quản lý thông qua việc tham gia vào các khóa học về kỹ năng lãnh đạo.
Các nước trên thế giới, cũng như các tập đoàn lớn tại Việt Nam, cũng thường xuyên mời các chuyên gia, diễn giả đào tạo cho các nhà quản lý của họ về kỹ năng lãnh đạo nhằm giúp các nhà lãnh đạo cấp trung này có hướng đi đúng đắn và hiệu quả.
Cũng vì mục đích này, đầu tháng 1/2008 vừa qua, Vietnamworks.com cũng đã tổ chức hai buổi hội thảo “Route to the Top” dành cho hơn 500 nhà quản lý nhân sự có từ 3-5 năm kinh nghiệm tại Tp.HCM và Hà Nội. Tại hội thảo này, chúng tôi đã mời diễn giả hàng đầu châu Á Michael A. Podolinsky diễn thuyết và chia sẻ rất nhiều kỹ năng lãnh đạo mà chúng tôi nghĩ lực lượng nhân sự tầm trung trở lên tại Việt Nam hiện nay đang thiếu.
Trên thực tế, buổi hội thảo “Route to the Top” này đã nhận được các phản hồi hết sức tích cực từ những người tham dự vì buổi hội thảo đã đề cập tới những vấn đề mà các nhà quản lý cấp trung của Việt Nam hiện nay còn đang thiếu và giúp họ tìm ra các hướng giải quyết như các vấn đề liên quan đến kỹ năng ra quyết định, kỹ năng động viên và thúc đẩy cấp dưới làm việc, kỹ năng phân công công việc...
Hiện Việt Nam có trên 80% doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Phần lớn các nhà quản lý này chỉ quản lý theo cung cách gia đình. Điều này theo bà có là rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập WTO và bà có lời khuyên gì đối với họ?
Khi Việt Nam hội nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước đã xác định là có thêm nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức và cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Ngoài việc cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa dịch vụ... thì chắc chắn các doanh nghiệp cũng biết rằng cạnh tranh về nhân lực cũng sẽ rất khốc liệt.
Bản thân các nhà quản lí của các doanh nghiệp trong nước cũng phải thay đổi cung cách quản lí cho phù hợp với thông lệ quốc tế để có thể tuyển dụng và giữ được nhân tài, những người tạo ra những sản phẩm dịch vụ có thể cạnh tranh được khi Việt Nam hội nhập WTO.
Theo bà, các doanh nghiệp Việt Nam có nên thuê CEO * từ nước ngoài không?
Ít nhất trong vòng 4 năm tới, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đối đầu với cảnh khan hiếm lao động cao cấp, bởi lẽ việc đào tạo khó mà sản sinh lập tức nguồn cung ứng lao động cấp cao để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng.
Do vậy, phải thành thật thừa nhận rằng Việt Nam cần nguồn lực lao động nước ngoài để cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu nhân lực cấp cao hiện thời, điều này sẽ giúp cho Việt Nam trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó đơn giản là một mối quan hệ về cung, cầu.
Việt Nam đã, đang và sẽ có một nhu cầu nhất định về lực lượng lao động nước ngoài, kể cả việc thuê CEO từ nước ngoài, đơn giản là vì chúng ta vẫn chưa có đủ những chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm và điều này cũng xảy ra tương tự với các quốc gia đang phát triển.
Mặt khác, công bằng mà nói thì lao động nước ngoài chỉ thích hợp trong một số vị trí nào đó và nó không trực tiếp tạo ra thế cạnh tranh với nguồn nhân lực trong nước. Ngoài ra, việc thuê CEO từ nước ngoài cũng nhằm mục đích giúp đào tạo dần dần những nhà quản lí Việt Nam trong tương lai, vì họ có cơ hội học hỏi thông qua thực tiễn làm việc với các CEO này.
* Chief Executive Officer - tổng giám đốc, trưởng văn phòng đại diện.
Là một người có khá nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển nhân lực cao cấp, theo bà, hạn chế lớn nhất của loại hình nhân sự này tại Việt Nam là gì?
Theo tôi, hạn chế chủ yếu của nhân lực cao cấp của Việt Nam ở thời điểm hiện nay chủ yếu là những kỹ năng mềm cần thiết để một người thành công trên cương vị lãnh đạo. Cụ thể: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng động viên và thúc đẩy cấp dưới làm việc, kỹ năng phân công công việc...
Vì lãnh đạo tức là đạt được những mục đích kinh doanh đề ra thông qua những người khác, do đó câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhân viên của mình có động lực làm việc và làm việc hiệu quả.
Mặt khác, lực lượng nhân sự bậc trung và cao của Việt Nam hiện nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trong quá trình hội nhập. Điều này phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của họ so với nhân lực người nước ngoài.
Vậy thì làm thế nào để khắc phục được những hạn chế này?
Khoảng cách này sẽ nhanh chóng bị thu hẹp trong quá trình Việt Nam hội nhập và phát triển. Quá trình tham gia thực tế vào công việc điều hành sẽ giúp cho họ tích lũy được kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Bên cạnh đó, theo tôi, các nhà quản lý cấp trung cũng nên tiếp tục trau dồi kiến thức quản lý thông qua việc tham gia vào các khóa học về kỹ năng lãnh đạo.
Các nước trên thế giới, cũng như các tập đoàn lớn tại Việt Nam, cũng thường xuyên mời các chuyên gia, diễn giả đào tạo cho các nhà quản lý của họ về kỹ năng lãnh đạo nhằm giúp các nhà lãnh đạo cấp trung này có hướng đi đúng đắn và hiệu quả.
Cũng vì mục đích này, đầu tháng 1/2008 vừa qua, Vietnamworks.com cũng đã tổ chức hai buổi hội thảo “Route to the Top” dành cho hơn 500 nhà quản lý nhân sự có từ 3-5 năm kinh nghiệm tại Tp.HCM và Hà Nội. Tại hội thảo này, chúng tôi đã mời diễn giả hàng đầu châu Á Michael A. Podolinsky diễn thuyết và chia sẻ rất nhiều kỹ năng lãnh đạo mà chúng tôi nghĩ lực lượng nhân sự tầm trung trở lên tại Việt Nam hiện nay đang thiếu.
Trên thực tế, buổi hội thảo “Route to the Top” này đã nhận được các phản hồi hết sức tích cực từ những người tham dự vì buổi hội thảo đã đề cập tới những vấn đề mà các nhà quản lý cấp trung của Việt Nam hiện nay còn đang thiếu và giúp họ tìm ra các hướng giải quyết như các vấn đề liên quan đến kỹ năng ra quyết định, kỹ năng động viên và thúc đẩy cấp dưới làm việc, kỹ năng phân công công việc...
Hiện Việt Nam có trên 80% doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Phần lớn các nhà quản lý này chỉ quản lý theo cung cách gia đình. Điều này theo bà có là rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập WTO và bà có lời khuyên gì đối với họ?
Khi Việt Nam hội nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước đã xác định là có thêm nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức và cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Ngoài việc cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa dịch vụ... thì chắc chắn các doanh nghiệp cũng biết rằng cạnh tranh về nhân lực cũng sẽ rất khốc liệt.
Bản thân các nhà quản lí của các doanh nghiệp trong nước cũng phải thay đổi cung cách quản lí cho phù hợp với thông lệ quốc tế để có thể tuyển dụng và giữ được nhân tài, những người tạo ra những sản phẩm dịch vụ có thể cạnh tranh được khi Việt Nam hội nhập WTO.
Theo bà, các doanh nghiệp Việt Nam có nên thuê CEO * từ nước ngoài không?
Ít nhất trong vòng 4 năm tới, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đối đầu với cảnh khan hiếm lao động cao cấp, bởi lẽ việc đào tạo khó mà sản sinh lập tức nguồn cung ứng lao động cấp cao để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng.
Do vậy, phải thành thật thừa nhận rằng Việt Nam cần nguồn lực lao động nước ngoài để cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu nhân lực cấp cao hiện thời, điều này sẽ giúp cho Việt Nam trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó đơn giản là một mối quan hệ về cung, cầu.
Việt Nam đã, đang và sẽ có một nhu cầu nhất định về lực lượng lao động nước ngoài, kể cả việc thuê CEO từ nước ngoài, đơn giản là vì chúng ta vẫn chưa có đủ những chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm và điều này cũng xảy ra tương tự với các quốc gia đang phát triển.
Mặt khác, công bằng mà nói thì lao động nước ngoài chỉ thích hợp trong một số vị trí nào đó và nó không trực tiếp tạo ra thế cạnh tranh với nguồn nhân lực trong nước. Ngoài ra, việc thuê CEO từ nước ngoài cũng nhằm mục đích giúp đào tạo dần dần những nhà quản lí Việt Nam trong tương lai, vì họ có cơ hội học hỏi thông qua thực tiễn làm việc với các CEO này.
* Chief Executive Officer - tổng giám đốc, trưởng văn phòng đại diện.