"Ít nhất một vài năm nữa mới mong thị trường hồi phục"
Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản VinaLand nói về viễn cảnh thị trường bất động sản trong nước
Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản VinaLand, trao đổi về viễn cảnh thị trường bất động sản trong nước với VnEconomy.
Thị trường bất động sản đã gặp khó khăn trong một thời gian tương đối lâu. Vậy, về vốn thì hiện các ngân hàng thương mại đã có dấu hiệu “nới tay” với các doanh nghiệp bất động sản chưa, thưa ông?
Đối với các ngân hàng thương mại, nhiều ngân hàng vẫn sợ rủi ro bởi trước đây Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo là hạn chế cho vay bất động sản. Hơn nữa, tính thanh khoản của thị trường bất động sản không cao, do mua bán khó khăn.
Thực ra, ngân hàng không e ngại doanh nghiệp bất động sản mà là e ngại rủi ro của ngành kinh doanh này, vì ngân hàng cũng cần cho vay để kiếm lãi.
Tuy nhiên, theo tôi, nếu tiến hành thắt chặt tín dụng bất động sản thì cũng phải phân định rõ là thắt chặt với loại nào và không thắt chặt với loại nào.
Nếu cứ nói thắt chặt chung chung thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là hệ thống tài chính, đồng thời tạo tâm lý sợ hãi trên thị trường bất động sản, từ đó sẽ dễ dẫn đến hệ lụy là thị trường bị đóng băng. Và khi đó chính ngân hàng lại là đối tượng chịu rủi ro đầu tiên vì không thu hồi được vốn vay.
Theo tôi được biết, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng đầu tư dở dang do bị ngắt vốn giữa chừng hoặc lãi suất quá cao, cộng với đầu ra khó khăn nên dẫn đến chi phí tăng cao, nợ ngân hàng càng chồng chất…
Ông nghĩ khó khăn của thị trường bất động sản còn kéo dài đến bao giờ?
Thực ra cũng khó dự đoán bởi đây là khó khăn chung của cả thế giới. Hơn nữa thông thường thì sự hồi phục ở các nước kém phát triển bao giờ cũng chậm hơn các nước phát triển.
Bên cạnh đó, dấu hiệu phục hồi của thị trường tài chính thế giới cũng chưa rõ nét bởi quan trọng nhất là lòng tin của giới đầu tư về sự phục hồi vẫn chưa hình thành, nên kinh tế thế giới cũng chưa ổn định.
Và do đó, tôi nghĩ ở Việt Nam cũng phải chờ đợi, ít nhất một vài năm nữa mới mong thị trường hồi phục.
Với riêng VinaLand thì sao, các ông có gặp khó khăn gì về vốn từ ngân hàng không?
Rất may mắn là doanh nghiệp chúng tôi trong thời gian diễn ra khủng hoảng thì chưa triển khai nhiều dự án. Nhưng khi mà ảnh hưởng chung của thị trường thì hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng gặp khó khăn.
Ngoài ra, Vinaland hiện cũng đang gặp một số khó khăn chung như các doanh nghiệp khác, như: thủ tục thực hiện dự án bị kéo dài, pháp lý về quy định tài sản khó khăn, tiếp đến là khó khăn về thị trường do nhu cầu mua nhà giảm sút mạnh…
Theo ông, khó khăn kéo dài của các doanh nghiệp bất động sản trong nước liệu có tạo cơ hội “đổ bộ” cho doanh nghiệp nước ngoài?
Tại thời điểm này thì không đáng lo ngại lắm vì ở nước ngoài, các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn. Thậm chí là chúng ta còn phải tạo điều kiện cho họ vào hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp trong nước. Vấn đề là cần phải kết hợp như thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được giá trị đất đai khi liên doanh hợp tác.
Tuy nhiên, khi tình hình tài chính thế giới đã ổn định thì nếu mình không cảnh giác và không có cải cách về chính sách, hỗ trợ từ phía nhà nước thì chắc chắn các doanh nghiệp ngoại sẽ mua được những dự án tốt với giá rẻ và khi đó, sự đổ bộ ồ ạt của họ là khó tránh khỏi.
Vậy, ông thấy các doanh nghiệp bất động sản trong nước đã chuẩn bị thế nào cho những diễn biến này?
Về nguyên tắc, khi liên kết thì mỗi bên phải có một thế mạnh riêng để có thể bổ sung cho nhau. Nhưng thực ra thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có chung một thế mạnh là về đất đai, nhưng lại có chung nhiều điểm yếu, đó là thiếu vốn, yếu kém về quản trị, thương hiệu…
Do vậy, thế mạnh của doanh nghiệp Việt là khó bổ sung cho nhau, nên rất hiếm và cũng rất khó có các doanh nghiệp Việt có thể liên doanh với nhau. Đây cũng là quy luật bình thường của kinh tế thị trường.
Nhưng hiện nay đang xuất hiện một số một xu hướng mới. Chẳng hạn như các doanh nghiệp trong ngành tài chính, chứng khoán đang cho thành lập các quỹ tài chính để thu hút vốn từ xã hội. Nếu các quỹ này phát triển thì đến một lúc nào đó sẽ có sự liên kết giữa các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính với các doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có dự án xây dựng…
Đây sẽ là yếu tố tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp bất động sản trong nước. Tuy nhiên, cũng cần phải có thời gian, chứ không thể muốn là làm ngay được.
Thị trường bất động sản đã gặp khó khăn trong một thời gian tương đối lâu. Vậy, về vốn thì hiện các ngân hàng thương mại đã có dấu hiệu “nới tay” với các doanh nghiệp bất động sản chưa, thưa ông?
Đối với các ngân hàng thương mại, nhiều ngân hàng vẫn sợ rủi ro bởi trước đây Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo là hạn chế cho vay bất động sản. Hơn nữa, tính thanh khoản của thị trường bất động sản không cao, do mua bán khó khăn.
Thực ra, ngân hàng không e ngại doanh nghiệp bất động sản mà là e ngại rủi ro của ngành kinh doanh này, vì ngân hàng cũng cần cho vay để kiếm lãi.
Tuy nhiên, theo tôi, nếu tiến hành thắt chặt tín dụng bất động sản thì cũng phải phân định rõ là thắt chặt với loại nào và không thắt chặt với loại nào.
Nếu cứ nói thắt chặt chung chung thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là hệ thống tài chính, đồng thời tạo tâm lý sợ hãi trên thị trường bất động sản, từ đó sẽ dễ dẫn đến hệ lụy là thị trường bị đóng băng. Và khi đó chính ngân hàng lại là đối tượng chịu rủi ro đầu tiên vì không thu hồi được vốn vay.
Theo tôi được biết, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng đầu tư dở dang do bị ngắt vốn giữa chừng hoặc lãi suất quá cao, cộng với đầu ra khó khăn nên dẫn đến chi phí tăng cao, nợ ngân hàng càng chồng chất…
Ông nghĩ khó khăn của thị trường bất động sản còn kéo dài đến bao giờ?
Thực ra cũng khó dự đoán bởi đây là khó khăn chung của cả thế giới. Hơn nữa thông thường thì sự hồi phục ở các nước kém phát triển bao giờ cũng chậm hơn các nước phát triển.
Bên cạnh đó, dấu hiệu phục hồi của thị trường tài chính thế giới cũng chưa rõ nét bởi quan trọng nhất là lòng tin của giới đầu tư về sự phục hồi vẫn chưa hình thành, nên kinh tế thế giới cũng chưa ổn định.
Và do đó, tôi nghĩ ở Việt Nam cũng phải chờ đợi, ít nhất một vài năm nữa mới mong thị trường hồi phục.
Với riêng VinaLand thì sao, các ông có gặp khó khăn gì về vốn từ ngân hàng không?
Rất may mắn là doanh nghiệp chúng tôi trong thời gian diễn ra khủng hoảng thì chưa triển khai nhiều dự án. Nhưng khi mà ảnh hưởng chung của thị trường thì hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng gặp khó khăn.
Ngoài ra, Vinaland hiện cũng đang gặp một số khó khăn chung như các doanh nghiệp khác, như: thủ tục thực hiện dự án bị kéo dài, pháp lý về quy định tài sản khó khăn, tiếp đến là khó khăn về thị trường do nhu cầu mua nhà giảm sút mạnh…
Theo ông, khó khăn kéo dài của các doanh nghiệp bất động sản trong nước liệu có tạo cơ hội “đổ bộ” cho doanh nghiệp nước ngoài?
Tại thời điểm này thì không đáng lo ngại lắm vì ở nước ngoài, các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn. Thậm chí là chúng ta còn phải tạo điều kiện cho họ vào hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp trong nước. Vấn đề là cần phải kết hợp như thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được giá trị đất đai khi liên doanh hợp tác.
Tuy nhiên, khi tình hình tài chính thế giới đã ổn định thì nếu mình không cảnh giác và không có cải cách về chính sách, hỗ trợ từ phía nhà nước thì chắc chắn các doanh nghiệp ngoại sẽ mua được những dự án tốt với giá rẻ và khi đó, sự đổ bộ ồ ạt của họ là khó tránh khỏi.
Vậy, ông thấy các doanh nghiệp bất động sản trong nước đã chuẩn bị thế nào cho những diễn biến này?
Về nguyên tắc, khi liên kết thì mỗi bên phải có một thế mạnh riêng để có thể bổ sung cho nhau. Nhưng thực ra thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có chung một thế mạnh là về đất đai, nhưng lại có chung nhiều điểm yếu, đó là thiếu vốn, yếu kém về quản trị, thương hiệu…
Do vậy, thế mạnh của doanh nghiệp Việt là khó bổ sung cho nhau, nên rất hiếm và cũng rất khó có các doanh nghiệp Việt có thể liên doanh với nhau. Đây cũng là quy luật bình thường của kinh tế thị trường.
Nhưng hiện nay đang xuất hiện một số một xu hướng mới. Chẳng hạn như các doanh nghiệp trong ngành tài chính, chứng khoán đang cho thành lập các quỹ tài chính để thu hút vốn từ xã hội. Nếu các quỹ này phát triển thì đến một lúc nào đó sẽ có sự liên kết giữa các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính với các doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có dự án xây dựng…
Đây sẽ là yếu tố tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp bất động sản trong nước. Tuy nhiên, cũng cần phải có thời gian, chứ không thể muốn là làm ngay được.