Jimmy Phạm “biết một, dạy một”
“Know one, teach one” là phương châm sống và làm việc của Jimmy Phạm
Biến những thanh thiếu niên nghèo, lang thang đường phố trở thành nhân viên, đầu bếp tại những nhà hàng, khách sạn lớn, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Đó là điều Jimmy Phạm, một Việt kiều có quốc tịch Australia nhưng mang dòng máu Việt - Hàn, đã làm được.
Con đường của Jimmy Phạm cũng có vẻ không giống ai, vì thông thường, các doanh nghiệp, doanh nhân khi đã “ăn nên làm ra” mới tính đến chuyện tham gia các hoạt động xã hội để chia sẻ với cộng đồng, còn anh lại kinh doanh chỉ nhằm có nguồn thu ổn định để phục vụ hoạt động xã hội.
Với phương châm “Know one, teach one” (Biết một, dạy một), Jimmy Phạm mang đến cho những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, lang thang đường phố tại Việt Nam cơ hội học nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn và ngoại ngữ.
Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Jimmy Phạm trở về quê hương sau 24 năm xa cách với vai trò trưởng đoàn của một hãng lữ hành nổi tiếng của Australia. Trong thời gian làm việc tại Tp.HCM anh đã có dịp tiếp xúc với nhiều trẻ em đường phố. Đồng cảm với những khó khăn của các em, giai đoạn đầu, anh đã dùng phần lớn thu nhập của mình để giúp đỡ các bạn trẻ. Nhưng dần dần anh nhận ra, cách làm bền vững nhất chính là dạy nghề và tạo cho các em một công việc ổn định hơn.
Sau đó, một tiệm làm bánh sandwich nhỏ đã được Jimmy Phạm lập ra, nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn, anh lại thấy rằng, các thanh niên trẻ đó cần phải được đào tạo nhiều kỹ năng hơn nữa.
Với sự hỗ trợ của Tracey Lister, một đầu bếp người Australia và số tiền huy động được từ người thân, nhà hàng đầu tiên mang tên KOTO (viết tắt của “Know one, teach one”) đã đi vào hoạt động tại Hà Nội. Tiếp sau đó là sự ra đời của trung tâm đào tạo mang tên KOTO vào năm 1999.
Việc lựa chọn đối tượng để hỗ trợ của anh cũng đã khiến không ít người đặt ra câu hỏi, vì dưới con mắt của mọi người, thanh thiếu niên đường phố thường là những đối tượng “bất hảo” với nhiều thói hư tật xấu. Tiếp xúc nhiều với các em, Jimmy Phạm cũng biết những điều này, nhưng anh cho rằng, về cơ bản các em vẫn là những con người biết vươn lên khi có cơ hội.
Không những vậy, anh còn nhìn nhận, thanh thiếu niên nghèo, lang thang đường phố là đối tượng dễ bị tổn thương và xâm hại về cả thể chất và tinh thần, vì vậy, các em rất cần có sự hỗ trợ.
Và suy nghĩ của Jimmy khi bắt đầu thành lập trung tâm khi ấy chỉ giản dị là: khi được giúp đỡ để vượt qua khó khăn, các em sẽ có hành động để giúp đỡ tiếp những người cùng cảnh với mình, như thế cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, để được gia nhập vào gia đình KOTO, các thanh thiếu niên có độ tuổi từ 16 -22 sẽ phải qua quá trình lựa chọn, sàng lọc khá kỹ càng. Thậm chí, các anh chị trong trung tâm còn về tận gia đình các em ở các địa phương để tìm hiểu hoàn cảnh, để chia sẻ và khích lệ các em phấn đấu vươn lên.
Trong thời gian hai năm tại KOTO, ngoài được chăm sóc sức khỏe, các bạn trẻ sẽ được học cách xây dựng các mối quan hệ, quản lý chi tiêu, tiếng Anh và nghiệp vụ nhà hàng khách sạn… “Những kỹ năng này sẽ giúp các em có được sự tự tin cũng như tinh thần muốn đóng góp cho sự phát triển của xã hội”, Jimmy nói.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, KOTO đã đào tạo được khoảng 300 học viên. Sau khi tốt nghiệp, ngoài việc được KOTO cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa học, các học viên còn được nhận chứng chỉ quốc tế về lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Điều này đã mang lại cho các bạn trẻ những cơ hội làm việc tại những khách sạn danh tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, như Sheraton, Sofitel Metropole, Hiton Hanoi, Jaspas Saigon…
Và ngay tại nhà hàng KOTO ở số 59 Văn Miếu Hà Nội, nhiều chính khách nước ngoài như vợ chồng nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Phó thủ tướng Anh, Ngoại trưởng Australia… khi đến Việt Nam cũng đã từng ghé thăm và thưởng thức các món ăn do chính các đầu bếp từng là học viên của KOTO chế biến.
Sau thành công tại Hà Nội, năm 2010, trung tâm đào tạo KOTO tại Tp.HCM đã đi vào hoạt động. Mong muốn lớn hơn của Jimmy là tới đây, mô hình của KOTO sẽ được nhân rộng ra các nước trong khu vực nhằm giúp đỡ các thanh thiếu niên đường phố sớm có được các kỹ năng cần thiết để phục vụ cuộc sống.
Với những gì đã làm được, vào tháng 3/2011, cùng với GS. Ngô Bảo Châu, Jimmy Phạm là một trong hai người Việt được nhận giải thưởng Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Con đường của Jimmy Phạm cũng có vẻ không giống ai, vì thông thường, các doanh nghiệp, doanh nhân khi đã “ăn nên làm ra” mới tính đến chuyện tham gia các hoạt động xã hội để chia sẻ với cộng đồng, còn anh lại kinh doanh chỉ nhằm có nguồn thu ổn định để phục vụ hoạt động xã hội.
Với phương châm “Know one, teach one” (Biết một, dạy một), Jimmy Phạm mang đến cho những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, lang thang đường phố tại Việt Nam cơ hội học nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn và ngoại ngữ.
Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Jimmy Phạm trở về quê hương sau 24 năm xa cách với vai trò trưởng đoàn của một hãng lữ hành nổi tiếng của Australia. Trong thời gian làm việc tại Tp.HCM anh đã có dịp tiếp xúc với nhiều trẻ em đường phố. Đồng cảm với những khó khăn của các em, giai đoạn đầu, anh đã dùng phần lớn thu nhập của mình để giúp đỡ các bạn trẻ. Nhưng dần dần anh nhận ra, cách làm bền vững nhất chính là dạy nghề và tạo cho các em một công việc ổn định hơn.
Sau đó, một tiệm làm bánh sandwich nhỏ đã được Jimmy Phạm lập ra, nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn, anh lại thấy rằng, các thanh niên trẻ đó cần phải được đào tạo nhiều kỹ năng hơn nữa.
Với sự hỗ trợ của Tracey Lister, một đầu bếp người Australia và số tiền huy động được từ người thân, nhà hàng đầu tiên mang tên KOTO (viết tắt của “Know one, teach one”) đã đi vào hoạt động tại Hà Nội. Tiếp sau đó là sự ra đời của trung tâm đào tạo mang tên KOTO vào năm 1999.
Việc lựa chọn đối tượng để hỗ trợ của anh cũng đã khiến không ít người đặt ra câu hỏi, vì dưới con mắt của mọi người, thanh thiếu niên đường phố thường là những đối tượng “bất hảo” với nhiều thói hư tật xấu. Tiếp xúc nhiều với các em, Jimmy Phạm cũng biết những điều này, nhưng anh cho rằng, về cơ bản các em vẫn là những con người biết vươn lên khi có cơ hội.
Không những vậy, anh còn nhìn nhận, thanh thiếu niên nghèo, lang thang đường phố là đối tượng dễ bị tổn thương và xâm hại về cả thể chất và tinh thần, vì vậy, các em rất cần có sự hỗ trợ.
Và suy nghĩ của Jimmy khi bắt đầu thành lập trung tâm khi ấy chỉ giản dị là: khi được giúp đỡ để vượt qua khó khăn, các em sẽ có hành động để giúp đỡ tiếp những người cùng cảnh với mình, như thế cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, để được gia nhập vào gia đình KOTO, các thanh thiếu niên có độ tuổi từ 16 -22 sẽ phải qua quá trình lựa chọn, sàng lọc khá kỹ càng. Thậm chí, các anh chị trong trung tâm còn về tận gia đình các em ở các địa phương để tìm hiểu hoàn cảnh, để chia sẻ và khích lệ các em phấn đấu vươn lên.
Trong thời gian hai năm tại KOTO, ngoài được chăm sóc sức khỏe, các bạn trẻ sẽ được học cách xây dựng các mối quan hệ, quản lý chi tiêu, tiếng Anh và nghiệp vụ nhà hàng khách sạn… “Những kỹ năng này sẽ giúp các em có được sự tự tin cũng như tinh thần muốn đóng góp cho sự phát triển của xã hội”, Jimmy nói.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, KOTO đã đào tạo được khoảng 300 học viên. Sau khi tốt nghiệp, ngoài việc được KOTO cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa học, các học viên còn được nhận chứng chỉ quốc tế về lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Điều này đã mang lại cho các bạn trẻ những cơ hội làm việc tại những khách sạn danh tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, như Sheraton, Sofitel Metropole, Hiton Hanoi, Jaspas Saigon…
Và ngay tại nhà hàng KOTO ở số 59 Văn Miếu Hà Nội, nhiều chính khách nước ngoài như vợ chồng nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Phó thủ tướng Anh, Ngoại trưởng Australia… khi đến Việt Nam cũng đã từng ghé thăm và thưởng thức các món ăn do chính các đầu bếp từng là học viên của KOTO chế biến.
Sau thành công tại Hà Nội, năm 2010, trung tâm đào tạo KOTO tại Tp.HCM đã đi vào hoạt động. Mong muốn lớn hơn của Jimmy là tới đây, mô hình của KOTO sẽ được nhân rộng ra các nước trong khu vực nhằm giúp đỡ các thanh thiếu niên đường phố sớm có được các kỹ năng cần thiết để phục vụ cuộc sống.
Với những gì đã làm được, vào tháng 3/2011, cùng với GS. Ngô Bảo Châu, Jimmy Phạm là một trong hai người Việt được nhận giải thưởng Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).