JPMorgan Chase: Chính sách thắt chặt của Việt Nam bắt đầu hiệu quả
Ngân hàng JPMorgan Chase tại Singapore cho rằng, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể sẽ được cải thiện trong năm 2012
Ngân hàng JPMorgan Chase tại Singapore cho rằng, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể sẽ được cải thiện trong năm 2012 nhờ chính sách thắt chặt đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Trong một báo cáo ngắn vừa công bố về tình hình kinh tế một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, các chuyên gia của JPMorgan Chase nhận định, hiệu quả ban đầu của chính sách thắt chặt mà Việt Nam áp dụng thời gian qua được thể hiện qua lạm phát giảm tốc và thâm hụt thương mại co lại.
Trên cơ sở này, báo cáo nhận định, trong năm nay, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ được cải thiện thêm, trong đó, lạm phát sẽ tiếp tục giảm, các cân thanh toán được hỗ trợ tốt hơn và dự trữ ngoại hối tăng lên.
“Cùng với sự đi xuống được kỳ vọng của lạm phát, đồng thời Chính phủ Việt Nam ưu tiên ổn định kinh tế thay vì theo đuổi chính sách tăng trưởng bằng mọi giá, chúng tôi tin là các yếu tố nền tảng của nền kinh tế sẽ tốt lên”, báo cáo này viết.
Báo cáo này cho rằng, lạm phát chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam, thay vì thâm hụt thương mại. Theo JPMorgan Chase, thâm hụt thương mại của Việt Nam được bù đắp nhờ kiều hối và vốn FDI. Trong khi đó, khi lạm phát tăng hoặc kỳ vọng mất giá của VND tăng có thể thúc đẩy người dân chuyển các tài sản nội tệ sang vàng và USD, gây áp lực thâm hụt cán cân thanh toán, và ngược lại.
Bởi thế, theo JPMorgan Chase, một điểm tích cực là với mức lãi suất tiết kiệm xấp xỉ 14% như hiện nay, các tài sản VND sẽ sớm gia tăng sức hấp dẫn đối với người dân.
Ngân hàng này nhận định, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng trong năm 2011 nhưng có lẽ vẫn ở mức thấp và chỉ đủ cho 1,5 tháng nhập khẩu. Lạm phát cũng là yếu tố tác động mạnh tới dự trữ ngoại hối của Việt Nam, vì nếu lạm phát giảm, người Việt Nam chuyển sang nắm giữ nhiều hơn đồng nội tệ, dự trữ ngoại hối sẽ tăng và ngược lại. Bởi thế, báo cáo cho rằng, rủi ro đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ xảy ra nếu Chính phủ nới lỏng chính sách trước khi các điều kiện thực tế cho phép.
Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng cho rằng, chất lượng tài sản ngân hàng vẫn đang là một trong những vấn đề cần quan tâm của Việt Nam, nhưng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam ở thời điểm này là thấp.
Trong một báo cáo ngắn vừa công bố về tình hình kinh tế một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, các chuyên gia của JPMorgan Chase nhận định, hiệu quả ban đầu của chính sách thắt chặt mà Việt Nam áp dụng thời gian qua được thể hiện qua lạm phát giảm tốc và thâm hụt thương mại co lại.
Trên cơ sở này, báo cáo nhận định, trong năm nay, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ được cải thiện thêm, trong đó, lạm phát sẽ tiếp tục giảm, các cân thanh toán được hỗ trợ tốt hơn và dự trữ ngoại hối tăng lên.
“Cùng với sự đi xuống được kỳ vọng của lạm phát, đồng thời Chính phủ Việt Nam ưu tiên ổn định kinh tế thay vì theo đuổi chính sách tăng trưởng bằng mọi giá, chúng tôi tin là các yếu tố nền tảng của nền kinh tế sẽ tốt lên”, báo cáo này viết.
Báo cáo này cho rằng, lạm phát chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam, thay vì thâm hụt thương mại. Theo JPMorgan Chase, thâm hụt thương mại của Việt Nam được bù đắp nhờ kiều hối và vốn FDI. Trong khi đó, khi lạm phát tăng hoặc kỳ vọng mất giá của VND tăng có thể thúc đẩy người dân chuyển các tài sản nội tệ sang vàng và USD, gây áp lực thâm hụt cán cân thanh toán, và ngược lại.
Bởi thế, theo JPMorgan Chase, một điểm tích cực là với mức lãi suất tiết kiệm xấp xỉ 14% như hiện nay, các tài sản VND sẽ sớm gia tăng sức hấp dẫn đối với người dân.
Ngân hàng này nhận định, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng trong năm 2011 nhưng có lẽ vẫn ở mức thấp và chỉ đủ cho 1,5 tháng nhập khẩu. Lạm phát cũng là yếu tố tác động mạnh tới dự trữ ngoại hối của Việt Nam, vì nếu lạm phát giảm, người Việt Nam chuyển sang nắm giữ nhiều hơn đồng nội tệ, dự trữ ngoại hối sẽ tăng và ngược lại. Bởi thế, báo cáo cho rằng, rủi ro đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ xảy ra nếu Chính phủ nới lỏng chính sách trước khi các điều kiện thực tế cho phép.
Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng cho rằng, chất lượng tài sản ngân hàng vẫn đang là một trong những vấn đề cần quan tâm của Việt Nam, nhưng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam ở thời điểm này là thấp.